Hãy cùng khám phá những địa danh kinh điển trên tờ tiền Việt Nam đồng nhé!
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015
Bộ ảnh: tiền giấy Việt Nam và những địa danh lịch sử nổi tiếng
Mlog.yan.vn - Chắc chắn sẽ không nhiều người biết
được những biểu tượng đặc trưng cho đồng tiền của quốc gia mình nói
chung và Việt Nam nói riêng. Với Việt Nam đồng sẽ là sự xuất hiện của
những danh lam thắng cảnh, của những di tích lịch sử hay những mốc son
chói lọi mà dân tộc và con người Việt Nam đã lưu danh.
Hãy cùng khám phá những địa danh kinh điển trên tờ tiền Việt Nam đồng nhé!

Hãy cùng khám phá những địa danh kinh điển trên tờ tiền Việt Nam đồng nhé!
Hãy làm theo các bước sau đây khi bị CSGT dừng xe kiểm tra
2. Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ);
- Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.- Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người).
Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:
+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233
- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
3. Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận. Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Ngu Văn Ă", "chào Đại úy Ngu Văn Đ", "chào Trung tá Ngu Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc choCSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ", CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/ chị - chú, anh/ chị - em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú....
Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!
Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc. Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:
a. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
c. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an
4. Làm việc: Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giất tờ để kiểm soát.
Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.
Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.
Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.
Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...
Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.
Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:
- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình theo Điều, Khoản, Mục nào trong Luật GTĐB 2008 hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật… chứ không phải ghi theo Nghị định 171 đâu nhé! Nghị định số số 171/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt. Một lần nữa các bạn hãy nhớ nghị định 171 là chế tài xử lý nhé!- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào BB.
Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.
Gừng tươi trị viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết
Gừng là một loại gia vị quen thuộc, đồng thời cũng là một loại thuốc quen thuộc đối với người bị các bệnh về dị ứng.
Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột hoặc thời tiết thay đổi. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Ngoài ra nó còn gây phiền cho người bệnh bởi những tràng hắt hơi kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng trong giao tiếp và sinh hoạt.
Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp
15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người
bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi)
như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so
với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin). Nhược điểm của gừng tươi:
một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm
lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng. Để phòng thân, người có chứng
“dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo
sạch vỏ để sử dụng khi cần.
Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột hoặc thời tiết thay đổi. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Ngoài ra nó còn gây phiền cho người bệnh bởi những tràng hắt hơi kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng trong giao tiếp và sinh hoạt.
Thật chán khi hắt hơi mãi không thôi
Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là
cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90
phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác
dụng). Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng
gừng tươi (khoảng 3 – 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi
có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi.Bài thuốc trị xoang cực hay từ hạt gấc nướng
Trong môi trường và khí hậu hiện nay có nhiều người mắc bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Thường thì các bạn chỉ nghĩ đây là viêm mũi dị ứng do thay đổi khí hậu hoặc do môi trường.
Cần phân biệt được viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi; viêm xoang hàm do răng.chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây thì tỉ lệ viêm xoang đã tăng lên theo các năm. Các bạn nên chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân tốt hơn để phòng tránh bệnh viêm xoang này.Viêm xoang gây đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Viêm xoang nhẹ khó phát hiện: chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang nặng dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. Với bệnh viêm xoang này các bạn cần xem xét kỹ. Lưu ý những triệu chứng của nó để có cách phòng bệnh hợp lý.
Đau nhức:
Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
Xoang hàm: nhức vùng má.
Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch
Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn. khi bị viêm xoang thì cảm giác rất khó chịu và gây mất vệ sinh. Trường hợp này các bạn cần đến bệnh viện hoặc những trung tâm y tế lớn để kiểm tra.
Nghẹt mũi
Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Điếc mũi
Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Chữa xoang bằng hạt gấc nướng
Lấy 20-25 hạt gấc nướng chín giã nhỏ cả vỏ đã sém đen, ngâm rượu ngon sau một ngày chắt nước dùng bông thấm nước chắt đó ngoáy vào lỗ mũi. hơi cay, xót, đắng họng tý chút.
Bạn phải xì hết mủ đặc – hôi- tanh ra càng nhiều càng tốt, lần sau chỉ cần xoa dung dịch trên khoảng 2 phút lên sống mũi, bệnh thuyên giảm.
Trị mụn cám bằng bốn loại lá dễ kiếm
Những loại lá quen thuộc là trợ thủ đắc lực
trong “công cuộc” làm đẹp và trị mụn cám của chị em. Bạn chỉ cần kiên
trì và chịu khó một chút thì việc thổi bay mụn không còn khó khăn.
Lá trầu không:
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính
ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cách trị
mụn cám với lá trầu rất đơn giản, lấy 4-5 lá trầu đem
rửa sạch, vò nát và bỏ vào một ly nước nóng, để nguội trong 30 phút.
Dùng nước lá trầu rửa mặt 2-3 lần/ngày. Ngoài ra việc rửa mặt với lá
trầu còn có thêm một công dụng nữa là giúp thu nhỏ lỗ chân lông rất hiệu
quả.
Lá bạc hà tươi: Là một loại lá nổi tiếng về tính kháng khuẩn, khử trùng tốt, nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời có tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, đồng thời trị mụn. Nó cũng có thể dùng để trị các vết cắn của côn trùng như muỗi. Để trị mụn cám, chỉ cần nghiền nhuyễn vài nhánh bạc hà sau đó đắp lên mặt, để trong khoảng 5-10 phút và rửa lại bằng nước lạnh. Có thể áp dụng 2-3 lần/tuần mà không gây kích ứng.
Lá dấp cá: Lá dấp cá được dùng nhiều trong
Đông y, với tính năng kháng khuẩn giúp giảm kích thước cho mụn viêm
sưng, u nhọt, ngoài ra lá dấp cá làm mát và khử trùng những nốt mụn dưới
da. Giã nhuyễn vài lá dấp cá, sau đó đắp lên những vùng tập trung nhiều
mụn cám và viêm sưng trong 5-10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng
2-3 lần/tuần để làm giảm mụn cám.
Lá nha đam: Ngoài công dụng dưỡng da thì lô hội còn giúp điều trị mụn cám, giảm viêm sưng nhờ tính kháng khuẩn, đồng thời cũng làm phai sẹo do mụn để lại giúp da trở nên mịn màng. Dùng 1/4 lá lô hội tách lấy phần thịt bên trong lá, sẽ có một chất dịch chảy ra từ thịt lô hội, dùng chất dịch này thoa lên vùng da bị mụn. Kiên trì áp dụng trong hai tuần sẽ có kết quả rất rõ rệt.
Lá bạc hà tươi: Là một loại lá nổi tiếng về tính kháng khuẩn, khử trùng tốt, nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời có tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, đồng thời trị mụn. Nó cũng có thể dùng để trị các vết cắn của côn trùng như muỗi. Để trị mụn cám, chỉ cần nghiền nhuyễn vài nhánh bạc hà sau đó đắp lên mặt, để trong khoảng 5-10 phút và rửa lại bằng nước lạnh. Có thể áp dụng 2-3 lần/tuần mà không gây kích ứng.
Trầu không có tác dụng trị mụn cám rất hiệu quả. |
Lá nha đam: Ngoài công dụng dưỡng da thì lô hội còn giúp điều trị mụn cám, giảm viêm sưng nhờ tính kháng khuẩn, đồng thời cũng làm phai sẹo do mụn để lại giúp da trở nên mịn màng. Dùng 1/4 lá lô hội tách lấy phần thịt bên trong lá, sẽ có một chất dịch chảy ra từ thịt lô hội, dùng chất dịch này thoa lên vùng da bị mụn. Kiên trì áp dụng trong hai tuần sẽ có kết quả rất rõ rệt.
Bài thuốc đặc biệt của “thần y” có thể chữa khỏi ung thư vòm họng
(ĐSPL) - Với bài thuốc gia
truyền từ 5 đời nay, lương y Nguyễn Văn Tương (80 tuổi, trú tại thôn 3,
xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã chữa khỏi cho rất nhiều người mắc
bệnh ung thư vòm họng.
Hơn 50 năm gắn bó với nghề thầy thuốc, mọi người biết đến ông như một vị “thần y” của những người dân nghèo.
Chân dung lương y Nguyễn Văn Tương. |
Bài thuốc gia truyền 5 đời
Nơi
ở của lương y Nguyễn Văn Tương là ngôi nhà cấp 4 đã cũ nát nhưng mấy
chục năm nay đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những bệnh nhân về yết
hầu, bệnh ngoài da và đặc biệt là bệnh ung thư vòm họng. Bất kể ai bị
bệnh đều được ông Tương bắt mạch, hướng dẫn bốc thuốc, chữa bệnh.
Vốn
là một lão nông quanh năm gắn bó với đồng ruộng nhưng lương y Nguyễn
Văn Tương đã sở hữu bài thuốc gia truyền qua nhiều thế hệ. Ông cho biết,
việc chữa bệnh chỉ là để giúp người dân, còn kinh tế của gia đình vẫn
phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Gia đình ông bốc thuốc chữa bệnh từ xa
xưa, ai biết thì tự tìm đến chữa. Trước đây, bệnh nhân chủ yếu là người
trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhưng khi ông chữa cho nhiều người khỏi bệnh
thì người dân ở các tỉnh thành trong cả nước cũng tìm đến.
“Đã bao
đời nay, gia đình chúng tôi vẫn bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Tôi
cũng không rõ sự tích về nguồn gốc các bài thuốc này nhưng các bài thuốc
gia truyền đã có từ rất lâu rồi, tôi là đời thứ 5 được truyền lại. Mỗi
thế hệ chỉ được truyền lại cho một người duy nhất, phải là người chịu
khó, kiên trì và đặc biệt phải có tâm. Nếu đúng là bệnh yết hầu, ung thư
vòm họng thì đảm bảo tôi sẽ chữa khỏi”, lương y Tương khẳng định.
Tiếng
lành đồn xa, hàng trăm bệnh nhân nghèo không chỉ trong vùng mà nhiều
vùng lân cận tìm đến nhờ ông thăm bệnh, bốc thuốc. Ông tâm niệm rằng, họ
tin tưởng mới tìm đến đây nên mình phải cố gắng hết sức để giúp đỡ.
Hiện
nay, có nhiều bệnh nhân từ các tỉnh xa tìm đến xin được chữa bệnh. Một
trong số đó có ông Tạ Văn Bình (60 tuổi, trú ở số nhà 45, ngõ 515, đường
Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), bị ung thư vòm họng khá lâu, đã chữa nhiều nơi
nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Chỉ qua sáu ngày tìm về nhà lương y
Nguyễn Văn Tương chữa trị, nay bệnh tình ông Bình đã đỡ rất nhiều, bệnh
nhân có thể mang thuốc về nhà dùng mà không cần phải ở lại điều trị nữa.
“Trong thời gian nằm viện, được một người quen ở Hà Tĩnh mách nước,
trong này có thầy Tương chữa được bệnh ung thư vòm họng bằng thuốc nam
rất giỏi nên tôi khăn gói về đây nhờ thầy giúp. Quả đúng không uổng công
một chuyến đi vất vả, nhờ thầy Tương mà giờ bệnh của tôi đang trong
giai đoạn phục hồi”, ông Bình tâm sự.
Qua
nhiều năm hành nghề, lương y Nguyễn Văn Tương đã khám và bốc thuốc chữa
bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân. Đến giờ, chính bản thân ông cũng không
nhớ nổi mình đã chữa hết bệnh cho bao nhiêu người. Bà con tìm đến nhiều
để chữa bệnh bởi ông có nhiều bài thuốc hay, trị mau lành mà lại không
phải băn khoăn lo lắng đến chuyện tiền nong.
Một số vị lá thuốc nam được ông Tương hái từ lúc gà gáy lần đầu. |
50 năm chữa bệnh giúp dân nghèo
Lương
y Nguyễn Văn Tương cũng cho biết thêm, ung thư vòm họng vào giai đoạn
cuối, đã xuất hiện di căn hạch ở cổ, tiếng nói hoàn toàn mất, tinh thần
uất ức, toàn thân mệt mỏi rã rời, đầu váng, hoa mắt, mặt xanh, vàng
bủng, hai má đỏ gay lên, ho ngắn hơi, nôn ra đờm, hạch ở hai bên cổ
cứng, không di động, ấn vào thấy đau nhiều. Khe hở giữa sườn biến thành
rộng ra, giới hạn tim hơi nhỏ, khô và có tiếng kêu, có tính yếu ớt rời
rạc. Chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng bệch và nhẫy, mạch hoạt sác...
nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy kịch đến tính mạng.
Khi
người bệnh đến tìm đến xin được chữa trị, sẽ được lương y Nguyễn Văn
Tương khám và chữa bệnh bằng cách cho ngậm một loại nước thuốc. Sau đó
bệnh nhân sẽ súc miệng một lần, chỉ cần nhìn qua nước súc miệng bệnh
nhân thải ra, lương y sẽ biết mức độ bệnh để có cách chữa trị phù hợp.
Thuốc
chữa bệnh là loại thuốc nam, kết hợp giữa nước thuốc súc miệng và thuốc
đắp ở cổ. Đó nhà các loại lá tươi trong rừng, các bụi rậm cộng với một
số loại thuốc lương y Tương đã bào chế sẵn, đem trộn lẫn cho người bệnh
dùng. Vì một số vị thuốc phải là loại lá tươi nên ông thường xuyên đi
vào rừng để tìm kiếm, đặc biệt khi đi hái lá thuốc chỉ được đi vào thời
điểm gà gáy lần đầu thì thuốc mới có hiệu quả. Công việc tuy vất vả,
nhưng suốt 50 năm qua ông vẫn đều đặn làm việc giúp dân nghèo.
Chi
phí khám và chữa bệnh tại nhà lương y Nguyễn Văn Tương rất hợp với túi
tiền của người nghèo. Bệnh nhân cắt thuốc được ông bắt mạch, khám bệnh
miễn phí, chỉ 70.000 đồng/thang thuốc bao gồm thuốc đắp và thuốc súc
miệng. Đối với các bệnh nhân nghèo, hay từ xa đến, ông chỉ lấy 40.000
đồng/thang thuốc.
Nhớ lại những ngày
tháng mệt mỏi về bệnh tật của mình, ông Trần Đình Mậu (78 tuổi, trú tại
thôn 4, thị trấn Thạch Bằng, huyện Lộc Hà- Hà Tĩnh) vẫn còn nguyên cảm
giác sợ hãi về cuộc chiến với bệnh tật. Ông Mậu kể, vào cuối năm 2013,
cổ ông xuất hiện một u cục có kích thước khá to, thế nhưng do chủ quan,
đến đầu năm 2014 ông mới đi khám tại bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh thì tá
hỏa khi biết mình bị ung thư vòm họng.
Khi
bệnh nặng ông không ăn uống được bất cứ thứ gì, lại bị ho ra máu, sức
khỏe suy giảm rõ rệt, đặc biệt do xạ trị quá nhiều nên bị cháy một phần
thành họng. Chính vì vậy, sau khi xạ trị, thanh quản ông bị ảnh hưởng
trầm trọng. Vì sức khỏe quá yếu nên phần họng của ông bị viêm nặng, ông
uống đủ các loại thuốc tây nhưng không khỏi. Ông Mậu đến tất cả các bệnh
viện lớn như bệnh viện Lao, bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bệnh viện
108... nhưng các loại thuốc gần như vô hiệu.
Sau
khi được người bà con mách nước, ông Mậu đã tìm đến lương y Nguyễn Văn
Tương để chữa trị. Hơn 2 tuần uống thuốc nam do lương y Tương bào chế,
bệnh tình của ông Mậu đang tiến triển tốt. Bây giờ ông có thể ăn uống,
sinh hoạt bình thường. “Khi phát hiện mình bị ung thư vòm họng, gia đình
đã đưa tôi đi điều trị tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM, Hà Nội nhưng
bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Người nhà cũng đã chuẩn bị hậu sự sẵn
cho tôi vì chẳng ai nghĩ mình sẽ qua khỏi. May mắn là nhờ có bài thuốc
gia truyền của thầy Tương đến nay bệnh tình của tôi đã gần khỏi hẳn”.
Giờ
đây, ở cái tuổi xưa nay hiếm, lương y Nguyễn Văn Tương vẫn miệt mài đi
hái thuốc, chữa bệnh cứu giúp dân nghèo. Sau hơn 50 năm bốc thuốc chữa
bệnh, điều khiến ông trăn trở lớn nhất có lẽ là việc ông chưa chọn ra
được người nối dõi để giữ gìn những bài thuốc quý của dòng tộc. Vì đây
không phải là việc dễ, để chọn người nối dõi phải là người chịu khó,
kiên trì và phải là người có tâm đức.
Nhiều người ở địa phương đã được ông Tương chữa khỏi bệnh
Trao
đổi với chúng tôi, ông Phan Trọng Lực, Trưởng thôn 3, xã Thạch Mỹ cho
biết: “Thầy lang Nguyễn Văn Tương đã chữa bệnh cho người dân nhiều năm
nhưng đó là bài thuốc gia truyền, họ truyền nghề từ đời này sang đời
khác, con cháu họ kế nghiệp và phát huy những phương thuốc quý báu của
dòng họ mình. Chúng tôi cũng chưa thấy có ý kiến không tốt về bài thuốc
của thầy Tương. Hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân bị ung thư vòm họng,
yết hầu đã tìm đến chữa trị, nhiều người ở địa phương cũng đã được ông
Tương chữa khỏi bệnh. Với bài thuốc gia truyền, lương y Nguyễn Văn Tương
không chỉ chữa trị bệnh ung thư vòm họng, mà các loại bệnh ngoài da
cũng được ông điều trị khỏi bằng các loại cây lá thuốc nam”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)