Nhà nghèo, Thuyết nghỉ học sớm để sửa xe đạp. Được bạn bè động viên đến trường trở lại, giờ anh vừa là thầy giáo, vừa nuôi các loại rắn tại nhà.
Sinh ra ở Hà Tĩnh, 4 tuổi Thuyết theo cha mẹ vào đồng bằng sông Cửu
Long lập nghiệp và chọn Bạc Liêu làm quê hương thứ hai. Thuở nhỏ nhà
nghèo, học hết cấp 2 Thuyết nghỉ để sửa xe đạp kiếm sống.
Hơn một năm sau, nhờ bạn bè động viên Thuyết đi học tiếp và rồi thi đỗ
vào trường sư phạm. Anh trở thành giáo viên thể dục trường tiểu học
Phong Phú A của huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Những buổi không có
tiết, Thuyết cặm cụi vá xe ven đường. Tình cờ phát hiện rắn mối chui ra
từ bụi cỏ, anh tìm cách bắt nướng ăn rồi cảm giác được mùi thơm cùng vị
ngọt của thịt loài bò sát này.
|
Anh Thuyết nuôi sâu gạo làm mồi cho rắn mối và bán vào các nhà hàng chế biến nón ăn từ côn trùng.
|
Những ngày sau, Thuyết tìm đến các khu vườn gần nơi ở trọ để tìm rắn
mối cải thiện bữa ăn. Bắt được nhiều, anh Thuyết không chỉ nướng mà còn
lột da nấu cháu, xào lăn, trộn gỏi như thịt gà... Những đêm khuya
khó ngủ, Thuyết nghĩ đến nghề nuôi rắn mối. Vậy là anh chi 150.000 đồng
cho nhóm trẻ cùng xóm câu rắn mối sống mang về nuôi bằng thức ăn trong
tự nhiên như dế, cào cào, thậm chí cơm nguội.
Khi đàn rắn mối tăng trưởng lên hàng nghìn con, thầy giáo trẻ "chuyển
nhà" cho chúng từ Giá Rai về khu đô thị ở phường 1, TP Bạc Liêu. Thức ăn
của rắn mối bắt đầu được thay thế bằng sâu gạo, tép vụn.
Những năm gần đây anh Thuyết tìm hiểu được cách nuôi sâu gạo để không
phải mua thức ăn cho rắn mối. Để tăng đàn sâu, anh nuôi sâu giống kéo
dài 5 tháng rồi cho chúng vào các ống nhựa, bịt 2 đầu bằng vải đen. Hai
tuần sau sâu hóa bọ cánh cứng và lũ bọ này giao phối đẻ trứng ngay khi
thấy ánh sáng.
"Thức ăn của sâu và bọ là vỏ khóm, cà rốt, rau củ vụn. Từ ngày trứng nở
đến lúc sâu trưởng thành khoảng 2 tháng, muốn làm giống phải nuôi thêm 3
tháng. Loài này không gây hại cho cây trồng vì bọ cánh cứng không biết
bay, còn sâu gạo sẽ chết khi ra nắng khoảng 3-5 phút", anh Thuyết giải
thích.
Không chỉ nuôi rắn mối và sâu gạo, anh Thuyết còn nuôi rắn hổ hèo, hổ
hành và nuôi dế. Ở Bạc Liêu, ông chủ trẻ này được bạn bè gọi là "vua"
rắn vì nguồn thu từ trang trại của anh lên đến 1,5 tỷ đồng/năm, trong đó
lãi ròng gần 1 tỷ đồng.
Hiện anh Thuyết dạy thể dục tại trường THPT chuyên Bạc Liêu. Sau khi
lấy bằng thạc sĩ, anh tiếp tục học cao hơn và đã hoàn thành nghiên cứu
sinh Tiến sĩ thể dục thể thao ở tuổi 36.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét