Nhận biết được những dấu hiệu bệnh tật trên
khuôn mặt sẽ giúp bạn thấy trước những nguy cơ về bệnh tật, từ đó thay
đổi lối sống để phòng tránh được những nguy cơ này.
Mọi người đều biết rằng nếu quan sát
kĩ khuôn mặt, chúng ta có thể nhận biết được tâm trạng, tính cách hoặc
thậm chí là cả trí tuệ của người đối diện. Tuy nhiên, ít ai biết rằng
những biểu hiện trên khuôn mặt còn có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Nhận
biết được những dấu hiệu này sẽ giúp bạn thấy trước những nguy cơ về
bệnh tật, từ đó thay đổi lối sống để phòng tránh được những nguy cơ này.
Một số nguyên nhân có thể khiến mí mắt
bị sụp là do căng thẳng, đột quỵ hoặc ung thư phổi. Trong một số trường
hợp hiếm gặp, khối u ác tính trong lồng ngực có thể chèn ép lên các dây
thần kinh và ảnh hưởng đến mắt. Các dấu hiệu rõ ràng hơn của bệnh ung
thư phổi là giảm cân, ho và đau tức ngực.
Ngoài ra, việc đọc sách trong điều
kiện ánh sáng yếu, làm việc với máy tính quá lâu hoặc đeo kính áp tròng
trong thời gian dài cũng khiến mắt bị mỏi, từ đó làm mí mắt bị sụp
xuống.
Khuôn mặt không đối xứng là một trong
những dấu hiệu sớm của đột quỵ. Nếu bạn cảm thấy có sự bất thường trên
khuôn mặt như tê một bên hoặc cảm thấy khó khăn khi cười hoặc nói, hãy
đến ngay cơ sở y tế gần nhất bởi đó có thể là sự khởi đầu của một cơn
đột quỵ.
Da mặt biến sắc
Một làn da nhợt nhạt có thể là một dấu
hiệu của bệnh thiếu máu. Ngoài ra, làn da có sắc vàng hơn mức bình
thường có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc bệnh gan. Trong khi đó,
đôi môi tím tái lại báo hiệu bệnh tim mạch hoặc bệnh về phổi.

Mặt bị lệch, da biến sắc, mụn, vv... đều có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh. Ảnh minh họa.
Nếu gần đây bạn thấy lông mặt xuất
hiện nhiều hơn ở vùng quai hàm, cằm và phía trên môi, có thể bạn đã mắc
bệnh đa nang buồng trứng (PCOS). Sự mất cân bằng hormone ảnh hưởng tới
phụ nữ, khiến cho mụn nhọt mọc nhiều hơn và xuất hiện nhiều lông mặt
hơn.
Khô nẻ môi
Những nguyên nhân có thể gây nứt nẻ
môi là bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu. Thiếu sắt (nguyên nhân chính gây
thiếu máu) sẽ khiến đôi môi trở nên khô nứt và kém mềm mại. Ngoài ra, đó
cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường do đường huyết cao làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng, từ đó làm bong tróc lớp da mỏng ở môi.
Lưỡi xuất hiện nhiều đốm trắng
Những đốm trắng xuất hiện ở lưỡi không
gây đau đớn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư và báo hiệu sự thay
đổi tế bào. Nếu bạn không thể làm sạch những đốm trắng đó, hãy đến gặp
bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét