Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Phần mềm tra cứu và thống kê kết quả xổ số miền bắc

Link version: 1.03
http://www.mediafire.com/?cbkp85akx8ahzdy 
Link version: 1.03 cracked
http://www.mediafire.com/?xlwb9od08b16uyx 
Link version: 3.0
http://www.mediafire.com/?ll3q8abowatucdh 


Chanh đào có hơn chanh thường?

Tháng 10 -11 vào mùa chanh đào, nhiều người tìm mua như tìm vị thuốc quý khiến chúng trở nên “sốt”. Nhưng dưới góc nhìn của chuyên gia y tế, bạn không cần tốn tiền mua chanh đào thay chanh thường.

Ca ngợi chỉ vì truyền miệng

Chanh đào có vỏ mỏng (ngả vàng khi chín), ruột hồng, mọng nước, mùi thơm hơi hắc, được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đà Lạt. Hiện đang vào mùa chanh đào nên hầu hết các chợ lẻ đều có bán loại quả này. Giá chanh đào luôn cao gấp đôi, gấp rưỡi, thậm chí có chợ bán với giá cao gấp ba lần chanh thường. Trên các diễn đàn dành cho phụ nữ, chị em hô hào nhau “nhanh nhanh mua chanh đào về ngâm làm thuốc thôi, mỗi năm chỉ bán khoảng 1,5 tháng, mua không nhanh là hết”. Trên nhiều trang điện tử cũng đăng tải bài viết về công dụng của loại chanh này. Thông tin đó cứ truyền từ người này sang người khác, khiến chanh đào “được giá”.
Tại chợ Ngã Tư Sở, chúng tôi đã gặp chị Nguyễn Thị Tuyết, quê ở Quốc Oai, Hà Nội chở cả sọt chanh đào. Chị kể: “Chị bán hàng được 10 năm rồi, đến mùa chanh đào chị chuyên bán loại này vì lãi cao. Nhiều người mua vài cân về ngâm với đường phèn, mật ong làm siro trị ho, làm quà biếu và dùng dần. Vì thế bán rất nhanh hết hàng”. Chúng tôi hỏi về công dụng của chanh đào, chị nói: “Chị nghe dân gian truyền miệng thế, nên khi bán cũng giới thiệu vậy thôi”. Sau đó chúng tôi đã hỏi khoảng 10 người đi mua chanh đào, tất cả đều nói: Mua về làm thuốc, tốt hơn chanh thường.
Để làm sáng tỏ tác dụng của chanh đào, chúng tôi đã liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền từ các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Viện Quân y 103, Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, ĐH Dược Hà Nội. Ba bác sĩ chuyên khoa trong số đó đã trả lời rằng: Họ chưa nghiên cứu và cũng chưa nghe nói về công dụng của chanh đào. Chưa có tài liệu y khoa nào nói riêng về chanh đào!

Chanh đào không khác chanh thường

Chúng tôi cũng đã tìm tới ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông Dược (Phương tễ), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sỹ Hằng khẳng định: "Chanh đào cùng nhóm với chanh thường. Chúng có cùng thành phần hóa học. Trong danh mục thuốc của Đông y, chanh chỉ có một loại bởi chúng có tác dụng như nhau".

Chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng.
Tuy nhiên, với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh. Đặc biệt khi sử dụng chanh, bạn nên lưu ý khi bị đi ngoài, trướng bụng thì tránh dùng. Chanh kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.

Bạn có biết

Chanh ngâm với mật ong hay muối đều có tác dụng chữa ho, sát khuẩn tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt nhất định:

- Chanh + muối chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và giải nhiệt.

- Chanh + mật ong chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và đường tiêu hóa.

Bài thuốc thứ hai chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và bệnh nhân không bị nhiệt.


Cách ngâm chanh làm thuốc
- Chanh ngâm mật ong: Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước và để thật khô. Lần lượt xếp 1 lớp chanh vào lọ rồi rải 1 lớp đường phèn lên trên, sau đó đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.

- Chanh muối: Chọn những trái chanh tươi, mọng nước, vỏ không bị bầm dập, rửa sạch, hòa nước muối hơi mặn trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch rồi hòa nước muối nhạt hơn, đổ chanh vào ngâm trong 5 ngày nữa rồi lại vớt ra rửa. Sau đó hòa nước muối vừa phải cứ đêm ngâm, ngày vớt ra phơi, sau 5 lần thì mang ra phơi cho đến khô kiệt, cất vào chỗ mát dùng dần.

Thủ tục sang tên xe ra sao?

TT - Nhiều bạn đọc quan tâm đến việc sở hữu xe hợp pháp để tránh bị phạt nặng theo nghị định 71/2012 của Chính phủ. Vậy làm hợp đồng, thủ tục sang tên xe ra sao? 

Ảnh: Chi Mai

* Ông Nguyễn Quang Thắng (phó chủ tịch thường trực Hội Công chứng TP.HCM):
- Theo Luật công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng hợp đồng mua bán xe. Tại TP.HCM, người mua, bán xe có thể đến bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào (phòng công chứng nhà nước, văn phòng công chứng tư nhân) để yêu cầu chứng hợp đồng.
Tất cả tổ chức hành nghề công chứng hiện đã có sẵn biểu mẫu hợp đồng mua bán xe nên khách hàng chỉ cần điền thông tin, ký hợp đồng, mất 15-30 phút. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, tài sản chung trong hôn nhân thuộc sở hữu của cả hai vợ chồng nên bên bán phải có cả vợ, chồng cùng ký tên trong hợp đồng bán xe, nếu độc thân phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với xe máy, để tạo thuận lợi cho khách hàng, tổ chức công chứng cũng có thể để bên bán ký cam kết chịu trách nhiệm về việc đơn phương ký hợp đồng bán xe của mình. Riêng đối với ôtô, do giá trị xe lớn nên các tổ chức hành nghề công chứng đều buộc bên bán phải có đủ vợ chồng hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bên bán phải xuất trình giấy đăng ký xe, chứng minh nhân dân phù hợp với thông tin trên giấy đăng ký xe và hộ khẩu. Bên mua cũng phải xuất trình chứng minh nhân dân và hộ khẩu để xác định thông tin.
* Trường hợp xe đăng ký tại tỉnh thành khác, người mua sinh sống tại TP.HCM có thể đến các phòng công chứng tại TP để chứng hợp đồng không?
- Vì lý do an toàn pháp lý, các phòng công chứng, văn phòng công chứng tại TP không nhận chứng hợp đồng mua bán xe đăng ký tại tỉnh thành khác do không thể biết được xe đó có bị ngăn chặn tại địa phương khác không. Người mua xe đăng ký tại tỉnh thành khác nên đến tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh thành đó để ký hợp đồng mua bán xe nhằm tránh rủi ro.
* Mua bán xe phải chịu mức phí công chứng như thế nào, thưa ông?
- Theo quy định, phí công chứng căn cứ trên giá trị xe mua bán. Xe máy trị giá dưới 50 triệu đồng phí công chứng là 50.000 đồng (cộng thêm tiền đánh máy hợp đồng, dịch vụ công chứng, hiện các tổ chức hành nghề công chứng thường thu khoảng 100.000 đồng/hợp đồng). Nếu xe có giá 50-100 triệu đồng thì phí công chứng là 100.000 đồng, xe có giá từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng thì thu phí 0,1% trị giá xe; hợp đồng mua bán xe trị giá từ 1-3 tỉ đồng thì phí là 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỉ đồng...
* Thượng tá Trần Thanh Trà (phó Phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt (PC67) Công an TP.HCM):


Ảnh: Sơn Bình
- Theo quy định tại thông tư số 36/2010 của Bộ Công an về đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người dân nên đến nơi đăng ký xe gần nhất, mang theo một số giấy tờ quan trọng như chứng minh nhân dân (hoặc sổ hộ khẩu), giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, các chứng từ chuyển nhượng như quyết định bán (cho, tặng). Khi đăng ký sang tên thì xe giữ nguyên biển số cũ và chủ xe mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe.
* Trường hợp người dân mua lại xe máy nhưng không biết chủ sở hữu xe do xe đã được mua bán qua nhiều đời chủ thì làm sao để sở hữu xe hợp pháp?
- Theo quy định, người dân không sở hữu hợp pháp xe có thể bị xử phạt khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện nên phải tìm được chủ xe trước đó để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trường hợp do mua bán qua nhiều người, mà người chủ sở hữu xe đã qua đời, thì người đang sử dụng xe phải tìm được người thừa kế tài sản của chủ sở hữu xe (có thể là vợ, con của người này...) để làm thủ tục đăng ký sang tên.
* Người dân sống ở quận này nhưng mua xe ở quận khác hoặc sống ở tỉnh này nhưng mua xe ở tỉnh khác thì thủ tục đăng ký sang tên như thế nào?
- Thủ tục sang tên đã được quy định cụ thể như đã nêu trên, tuy nhiên trường hợp sang tên xe máy khác quận (huyện) trong cùng thành phố (tỉnh) thì đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú hoặc có trụ sở để làm thủ tục sang tên. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán (cho, tặng, thừa kế), người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký.
Cũng theo thông tư 36/2010 của Bộ Công an, đối với trường hợp khác tỉnh thành, người mua hoặc người bán xe phải xuất trình giấy tờ quy định như thủ tục đăng ký sang tên (không phải đưa xe đến kiểm tra), giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, hai giấy khai sang tên di chuyển, chứng từ chuyển nhượng xe theo quy định. Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh khác, chủ xe phải có quyết định điều động công tác hoặc sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển nhượng xe.