Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Nhìn mắt, đoán bệnh

(TNO) Những triệu chứng về mắt phổ biến sẽ tiết lộ sức khỏe của bạn dưới cái nhìn của các chuyên gia về mắt, theo Mirror ngày 18.7.

Bác sĩ nhãn khoa Andy Hepworth làm việc tại Hiệp hội Mắt (Anh) giải thích: "Đôi mắt là cửa sổ vào cơ thể, nó cung cấp những cảnh báo trước cho nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng”.
Dưới đây là một số triệu chứng mắt thường được phát hiện bởi chuyên gia nhãn khoa và những tiết lộ về sức khỏe (có thể) của bạn.
Mắt đỏ: Cao huyết áp
Khi một bác sĩ nhãn khoa chiếu ánh sáng vào mắt của bạn, họ sẽ nhìn thấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu xuất hiện xoắn - hoặc thậm chí làm mắt có màu đỏ.
Theo thống kê, 1/4 số người lớn bị huyết áp cao không biết họ có bệnh.
Nhìn mắt, đoán bệnh
Nhìn mắt đoán những rủi ro về sức khỏe có thể - Ảnh minh họa: Shutterstock
 
Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc: Bệnh tiểu đường
Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Chẩn đoán sớm bệnh để tránh biến chứng có thể.
Vòng màu trắng quanh tròng đen: Cholesterol cao
Vòng trắng quanh tròng đen, hoặc điểm mờ trắng xung quanh mí mắt là dấu hiệu của mức cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy những người có những triệu chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Mí mắt bên trong nhợt nhạt: Thiếu máu
Nếu bên trong của mí mắt trông nhợt nhạt khi kéo xuống, bạn có thể bị thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt.
Mắt lồi: Có vấn đề tuyến giáp
Đôi mắt lồi có thể do di truyền, nhưng cũng có thể là bằng chứng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức. Mức độ bất thường của hormone tuyến giáp khiến các mô xung quanh mắt sưng lên.
Mắt vàng: Bệnh gan
Viêm gan và xơ gan có thể biến tròng trắng thành màu vàng. Màu vàng do một chất hóa học có tên bilirubin, được tạo ra bởi sự phá hủy của hemoglobin - phân tử mang oxy nằm bên trong các tế bào hồng cầu.

5 chiêu trò cướp sim điện thoại

Khai tử người còn sống, tự nhận là người nhà và chủ thuê bao đang nằm viện, làm giả giấy tờ... là những cách kẻ gian áp dụng hòng cướp sim số đẹp hoặc chiếm dụng thông tin, tài sản cá nhân.

Không cần đụng chạm tới sim, nhiều kẻ gian lợi dụng sơ hở của các chủ thuê bao để cướp sim đang sử dụng. Ảnh: Anh …
1. Giả danh nhân viên nhà mạng

Một số cá nhân đã gọi điện cho các chủ thuê bao, tự xưng nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông. Đối tượng này thường lấy lý do thuê bao của nạn nhân đang có tranh chấp về quyền sở hữu, có người đòi cắt số, chặn số... Mục đích để người nghe lo lắng và sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân như số chứng minh thư, các số hay liên lạc, tài khoản của sim, lần nạp thẻ...

Không ít khách hàng đã tin tưởng, vô tình sập bẫy tự khai báo thông tin cho người lạ. Với tất cả dữ liệu trên, kẻ gian có thể làm giả giấy giờ rồi ra các chi nhánh khai báo thay đổi chủ sở hữu thuê bao, viện nhiều lý do như thân nhân của người sở hữu sim và người này đang ốm, đi công tác xa... Chỉ bằng vài bước đơn giản đã thực hiện thành công "vụ cướp" sim trong khi chính chủ vẫn đang sử dụng.

2. Khai tử người sống

Tháng 3/2012 xảy ra vụ việc hy hữu khi một người tên Đinh Tuấn Anh (Quảng Ninh) bán sim số đẹp cho khách hàng tên Công ở Hải Phòng. Mua bán được sang tên chính chủ cho anh Công đàng hoàng, nhưng một thời gian sau lắp sim vào sử dụng, anh thấy không dùng được nên gọi tổng đài mới biết số đẹp anh mua đã sang tên cho người khác vì... anh đã chết.

Người báo anh Công chết và yêu cầu chuyển sở hữu không ai khác chính là Tuấn Anh. Người này đã tự nhận là em cùng mẹ khác cha với nạn nhân, tới chi nhánh nhà mạng xuất trình giấy chứng tử của anh Công do chính quyền nơi cư trú cấp.

Đại diện nhà mạng thời điểm đó cho hay sau khi nhận khiếu nạn đã xác nhận chủ thực của thuê bao, tiến hành chặn một chiều. Quá trình xác minh cho thấy anh Công... còn sống, xuất trình được sổ hộ khẩu và giấy tờ hợp lệ nên đã khôi phục lại số điện thoại cho anh.

3. Nhân viên nhà mạng tiếp tay

Chủ nhân một thuê bao số đẹp bỗng thấy sim không hoạt động nữa, cho rằng mạng trục trặc nên chị không mấy quan tâm. Đến khi tình trạng không thay đổi vài tiếng sau khi phát hiện ra, chị mới kiểm tra từ tổng đài thì biết đã có người đến xin cấp lại và thay toàn bộ dữ liệu cá nhân của chị. Do có tranh chấp nên khách phải đợi vài ngày để nhà mạng xử lý.

Ngày hôm sau, đại diện doanh nghiệp mới xác nhận quyền sở hữu của chị và trả lại thuê bao. Đơn vị này cũng xác nhận có người giả làm họ hàng của chị đến trung tâm để yêu cầu thay sim. Mặc dù không xuất trình được chứng minh thư của chủ thuê bao, kẻ gian vẫn được "linh động" cấp sim vì đồng ý ký cam kết và cung cấp đầy đủ, chính xác các số thường liên lạc, thời gian nạp tiền và thông tin chủ thuê bao.

Theo xác minh của nhà mạng, người này đã lấy lý do chủ sim là người nhà đang nằm viện nên không đi giao dịch được. Thông tin có được là do chính một giao dịch viên của hãng đưa ra bên ngoài trước đó. Đại diện nhà mạng cho biết nhân viên này đã phải nhận quyết định thôi việc, còn giao dịch viên chấp nhận giải quyết chuyển sim không chính chủ cũng chịu kỷ luật.

4. Nháy máy, nạp thẻ để tạo giao dịch

Đây là chiêu phổ biến từng được kẻ gian áp dụng khi muốn cướp sim của một ai đó. Họ dùng nhiều sim nháy máy, nhắn tin để chủ thuê bao gọi lại, thực hiện nhiều lần sẽ có danh sách các số liên lạc gần nhất của nạn nhân. Một số cá nhân sẵn sàng "thả con săn sắt" bằng cách dùng dịch vụ chuyển tiền cùng mạng để bắn tài khoản cho thuê bao vài lần. Với chiêu này, họ nắm luôn cả lịch sử nạp thẻ của số cần cướp.

Tuy nhiên cách này hiện nay khó áp dụng thành công do quy định xuất trình chứng minh thư và phải là chủ sở hữu thuê bao được thừa nhận.

5. Giả giấy tờ cá nhân

Vụ việc gần đây nhất liên quan đến khách hàng Đặng Thanh Hải (TP HCM). Cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc, nhưng nhiều khả năng anh Hải đã để lộ thông tin cá nhân, bị kẻ gian làm giả giấy tờ rồi ra chi nhánh của nhà mạng đề nghị cấp lại sim đã mất, trong khi anh vẫn đang sử dụng số điện thoại của mình. Mục đích thực hiện trót lọt, ngay sau đó nạn nhân không chỉ mất sim mà còn "bay" luôn 30 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng vì sim số này anh đã đăng ký sử dụng SMS banking.

Sau khi nhận được khiếu nại và xác minh, nhà mạng đã cấp lại số cho anh Hải và cho biết, kẻ gian đã làm giả chứng minh thư của nạn nhân, nắm được đầy đủ các thông tin khác như lịch sử liên lạc, nạp thẻ...

4 thời điểm 'ma quỷ' trong đời

Các bạn nên hết sức lưu ý để biết cách phòng tránh nhé.
1. Buổi sáng, từ 6-9 giờ
Chứng loạn nhịp tim của XY thường xảy ra vào thời điểm này. Điều tra cho biết, trong số những người chết trong ngày, có tới 60% số người chết vào sáng sớm.
Các nhà khoa học nghiên cứu đồng hồ sinh học cũng chỉ ra, lúc bình minh, huyết áp, nhiệt độ cơ thể giảm; máu lưu thông chậm; nồng đồ máu dính; cơ giãn lỏng, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Đồng thời, sáng sớm cũng là thời điểm phần lớn trẻ sơ sinh ra đời. Có lẽ đây cũng được xem là thời gian lí tưởng để chuyển giao giữa "mới" và "cũ".
Bệnh phát tác: Bệnh tim, trúng gió, viêm phế quản, phù thũng, hen suyễn, ung thư.
Cách đối phó: Nghỉ ngơi, khám sức khỏe định kỳ; chú ý đến các dấu hiệu lạ của cơ thể; tăng cường vận động để cải thiện chức năng tim phổi, ngủ đủ giấc bởi thiếu ngủ dễ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, sản sinh chất có hại với sức khỏe.
2. Thời khắc chuyển mùa - Những ngày nóng nhất và lạnh nhất
Mùa hè nhiệt độ thường trên 35 độ C - mối nguy hiểm với cơ thể. Còn khi trời sắp chuyển lạnh, tỉ lệ bệnh nhân nội trú và ngoại trú cũng tăng cao. Nhìn chung, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, đều khiến tinh thần căng thẳng; cảm xúc kích động; năng lực đề kháng, trao đổi chất giảm, từ đó thúc đẩy một số bệnh mãn tính tái phát.
Bệnh phát tác: Bệnh mãn tính.
Cách đối phó: Phòng chống bệnh mãn tính cần bắt đầu từ thói quen trong sinh hoạt thường nhật, như chú ý chế độ dinh dưỡng; điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi; tăng cường vận động, khám sức khỏe định kỳ.
3. Thứ hai hàng tuần
Chuyên gia Y tế ở Phần Lan chứng minh, khả năng trúng gió của cơ thể xảy ra cao nhất vào thứ hai hàng tuần, và giảm mạnh vào chủ nhật. Bên cạnh đó, thứ hai cũng là thời khắc nguy hiểm với những người mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, tỉ lệ người phát bệnh và chết vì tim mạch vào thứ hai cao hơn 40% so với những ngày khác. Ở Đức, thứ hai "được" gọi là “ngày đen tối”.
Bệnh phát tác: trúng gió, bệnh tim mạch.
Cách đối phó: Bạn cần để ý đến các dấu hiệu không rõ ràng của cơ thể, như vấn đề thị giác, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi bất thường... đây có thể là dấu hiệu trúng gió. Còn nếu bạn thấy xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ, cần tới viện gấp.
Mỗi sớm thứ hai hàng tuần, nếu thấy cần bạn có thể uống một viên thuốc aspirin, làm việc nhẹ nhàng, thể dục vừa phải.
4. Trung niên
Trung niên là độ tuổi nguy hiểm nhất trong đời. Con người bước vào tuổi trung niên, sức khỏe các bộ phận của cơ thể bắt đầu có chiều hướng đi xuống, nội tiết thất thường, khả năng miễn dịch kém. Công với áp lực công việc, kinh tế, mối quan hệ... càng khiến cho cơ thể dễ bị kiệt sức.
Bệnh phát tác: Các bệnh có liên quan đến khả năng miễn dịch.
Cách đối phó: Khi bạn nhận thức rõ thể trạng của mình đang dần đi xuống, bạn nên giảm bớt một số hoạt động mạnh mà trước đó vẫn thường xuyên tập. Thay vì thế, bạn hãy lắng nghe lời khuyên, sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là những chất cơ thể đang thiếu. Luyện tập, nghỉ ngơi hợp lí để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.