Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Thuốc quý chữa tiểu đường ở trên cây ổi

Hầu hết mọi người đều dùng quả ổi chín để ăn mà không biết rằng các bộ phận khác của cây ổi như cành, lá, thân, rễ… đều dùng để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả.

Ổi là loại cây ăn quả dân dã, rẻ tiền có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Mỹ nhưng rất quen thuộc ở Việt Nam. Ở nhiều vùng quê, ổi là thứ cây thường trồng ở sau nhà. Người ta không trồng ổi trước nhà vì trên cây hay có sâu róm.

Hầu hết mọi người đều dùng quả ổi chín để ăn mà không biết rằng các bộ phận khác của cây ổi như cành, lá, thân, rễ… đều dùng để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt, lá ổi và quả ổi có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.
Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường)…
1. Tác dụng của ổi trong điều trị bệnh tiểu đường
Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của ổi đã được ghi nhận tại một nghiên cứu của Hàn Quốc, trong đó cho thấy hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B của dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài ra, quả ổi tươi có chứa một lượng cao các chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan có thể giúp người bị bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn.
Nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy lá ổi và quả ổi đều có tác dụng hạ đường huyết.
Trong cuốn “Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại” có trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu về tác dụng của ổi với bệnh tiểu đường trong phòng thí nghiệm như sau:
– Cho thỏ uống nước ép trái ổi ở liều 25g/kg, huyết áp ở thỏ bình thường hạ xuống 19%, ở thỏ mắc bệnh tiểu đường hạ xuống 25%. Tác dụng của nước ép trái ổi đạt mức tối đa 4h sau khi uống, sau 24h thì đường huyết khôi phục lại trạng thái ban đầu.
– Các hợp chất flavonoid trong lá ổi có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng đối với chuột bị đái tháo đường do alloxan. Hiệu suất hạ đường huyết sau 2h là 30%, 4h là 46%, 6h là 57%.
Hợp chất này cũng có tác dụng hạ đường huyết với chuột bình thường.
Nguyên lý hạ đường huyết của lá ổi là ngoài tác dụng nâng cao hiệu suất lợi dụng đường glucose của các tổ chức ngoại vi, còn có tác dụng trực tiếp xúc tiến sự kết hợp của insulin với thụ thể đặc hiệu, nâng cao độ mẫn cảm của insulin.
– Đối với người bệnh tiểu đường, mỗi ngày có thể ăn từ 50 – 100g trái ổi chín hoặc ép lấy nước trái ổi để uống. Vào những mùa không có quả ổi thì có thể dùng 4 – 8g lá ổi khô hoặc 15 – 20g lá ổi tươi sắc nước uống thay trà hàng ngày.
2. Những bài thuốc dùng ổi trị bệnh tiểu đường
– Dùng 100g lá ổi non nấu nước uống hàng ngày.
– Lá ổi non 50g, lá sa kê 100g, quả đậu bắp tươi 100g, nấu nước uống cả ngày.
– Lá ổi 30g sắc nước uống thay trà.
– Lá ổi 15g, bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống hàng ngày.
– Quả ổi tươi ép lấy nước uống mỗi lần 30ml, ngày 2 lần.
– Lá ổi, lá dây thìa canh mỗi loại 15g, sắc uống.
3. Lưu ý khi dùng ổi trị tiểu đường:
– Tuy ổi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng vỏ quả ổi có thể làm tăng lượng đường trong máu nên khi ăn nhớ gọt bỏ vỏ.
– Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón.

Chàng trai 9X kinh doanh trứng gà Omega-3

Từ số vốn ban đầu chỉ 50 triệu đồng, ông chủ trẻ Nguyễn Duy Thiên Ân hiện xuất ra thị trường khoảng 135.000 quả trứng gà mỗi tháng, thu lãi hàng chục triệu đồng.
Chưa hề có chút kinh nghiệm trong kinh doanh, Nguyễn Duy Thiên Ân, 23 tuổi, tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, vẫn kiên quyết biến đề án nghiên cứu Omega-3 trong trứng gà của mình thành hiện thực. Đề tài này Viện Sinh học nhiệt đới nghiên cứu bước đầu và sau khi tìm hiểu, thử nghiệm thành công quy trình, Ân mạnh dạn bỏ tiền mua bản quyền và cho ra đời doanh nghiệp của riêng mình từ giữa năm 2012.
Theo Ân, Omega-3 là một loại axít béo mà cơ thể không thể tự sản xuất, phải nhờ nguồn thực phẩm bên ngoài cung cấp, phù hợp với trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Loại vi chất này cũng chứa DHA giúp cho trẻ có sức khỏe tốt, mắt sáng và đối với người cao tuổi phòng ngừa bệnh tim mạch.
Lúc thành lập công ty, ông chủ trẻ gặp nhiều trở ngại. Tiền vốn ban đầu chỉ có 50 triệu đồng, nhưng để vận hành trại gà 5.000 con, Ân phải chạy vạy nhiều nơi để thuyết phục các nhà đầu tư rót thêm vốn và đến thời điểm này có được 2 tỷ đồng. Chi phí cho chuồng trại, trang thiết bị, kể cả gà và nguyên liệu ước khoảng hơn 1,5 tỷ đồng. Khoảng thời gian xây dựng chuồng trại mất 3 tháng. Hiện tại, công ty có 4 công nhân làm việc với trang thiết bị phần lớn là tự động hóa.
Vốn là người "tay ngang” về nông nghiệp, nên trong quá trình nuôi gà, chàng trai này phải đến học hỏi cách chăm sóc đàn gà từ các hộ chăn nuôi, rồi đọc thêm tài liệu, tổng hợp thông tin để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn vệ sinh theo chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP (Good Agriculture Production).
Ân chia sẻ việc nuôi đàn gà ở giai đoạn đầu tiên rất vất vả, tốn khoảng 4-5 tháng mọi thứ mới dần ổn định. Ân nói: “Lúc còn ở Viện Sinh học nhiệt đới tôi chỉ nuôi gà thí nghiệm khoảng 40 con, nhưng bây giờ thực tế ở trại gà có đến 5.000 con. Vì vậy, tôi tưởng chừng không thể kiểm soát nổi, nhưng mỗi ngày cứ tích lũy dần kinh nghiệm từ công việc và giờ tôi có thể quản lý mọi thứ tốt hơn”.
Khau-Dong-Trung-O-JPG-5732-1379150476.jp
Khâu đóng vỉ trứng gà Omega-3. Ảnh do nhân vật cung cấp
Theo Ân, nguồn nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng để trứng gà có Omega-3. Khẩu phần thức ăn của gà chứa loại axít béo này gồm những nguyên liệu cơ bản được phối trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp, có thêm thảo dược, vi tảo biển, dầu cá, nhiệt độ chuồng luôn phải ổn định tầm 25-26 độ. Ân cho biết không sử dụng chất kháng sinh, thay vào đó là cho gà uống vitamin C để tăng sức đề kháng, ngoài ra còn bổ sung thêm thành phần thảo dược, cây cỏ. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng gà được thiết kế hệ thống cuốn bạt hai bên để tưới vi sinh phân hủy phân gà. Mỗi tuần phân gà được dọn một lần nên không có mùi hôi thối như chuồng gà thông thường.
Ông chủ trẻ khoe rằng cứ mỗi ngày 12 tiếng, từ 5h sáng đến 5h chiều, đàn gà sẽ được nghe nhạc cổ điển. Nếu là nhạc sôi động thì gà nhảy lung tung, bay loạn xạ. Việc thử nghiệm chọn một số bài hát cho gà kéo dài một tuần. Sau khi nuôi gà ổn định từ 4 đến 5 tháng thì Ân mới quyết định cho gà nghe nhạc và nhận thấy năng suất đẻ trứng tốt hơn và các cô gà cũng “khoái” nhạc êm dịu hơn.
Một tháng trung bình mỗi con gà đẻ khoảng 20-24 trứng gà Omega-3. Thông thường, gà đẻ suốt một năm khoảng hơn 300 trứng gà, có sổ ghi chép theo dõi vì nếu con nào một tuần đẻ từ 5- 6 trứng nhưng giảm còn khoảng 3-4 trứng thì gà sẽ bị loại.
Do quy trình chăn nuôi phức tạp và chi phí đầu vào cao nên giá trứng gà Omega-3 bán đắt hơn so với trứng thường, giá bán lẻ khoảng 5.000 đồng một trứng. Tuy nhiên, Ân lý giải rằng nếu so về giá trị dinh dưỡng thì trứng gà Omega-3 không quá đắt vì hàm lượng của nó mang lại gấp 6 lần so với trứng thường và gấp 2-3 lần so với trứng gà ta. Ân cho biết chỉ có thể đem xét nghiệm mới phân biệt được trứng gà Omega-3 và trứng thường cũng như để biết hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả trứng. Nhưng theo cảm quan, người mua có thể cảm nhận trứng gà này qua mùi vị, ăn thơm, ngon và béo hơn trứng thường, đặc biệt là khi bể trứng cũng không tanh.
Mỗi ngày, trang trại gà của Ân xuất ra thị trường khoảng 4.500 quả, ứng với mỗi tháng 135.000 quả, lãi khoảng 300 đồng trên một quả trứng, tương đương 40 triệu đồng một tháng. Ông chủ trẻ Thiên Ân nói: “Một điểm thuận lợi trong việc sản xuất trứng Omega-3 là không bị phụ thuộc bởi giá bán hay thức ăn do công ty cung ứng trứng gà ấn định”.
Những quả trứng công ty của Thiên Ân sản xuất hiện phân phối chủ yếu ở các nhà trẻ và trường mầm non ở Biên Hòa, Đồng Nai, sắp tới mở rộng cung ứng mạnh vào TP HCM. Dự kiến, khoảng 2 năm sẽ hòa vốn và Ân cho biết hiện đầu ra không đủ cung cấp do trang trại quá nhỏ, vì vậy, công ty của Ân định sẽ mở tiếp một trại nuôi gà nữa.

Kiếm tiền nhờ kinh doanh tỏi đen

Anh Cao Quốc Vinh ở TP HCM dốc vốn liếng làm ra tỏi đen bán với giá hàng triệu đồng mỗi kg dù sản phẩm này mới mẻ với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu còn hạn chế.
Trong chuyến du lịch sang Hàn Quốc vào năm 2009, anh Cao Quốc Vinh nhận thấy tỏi đen gắn liền với cuộc sống người dân nơi đây. Hầu như nhà nào cũng tích trữ làm phương thuốc phòng ngừa cảm cúm, và uống cùng với trà… Ý tưởng đưa tỏi Việt Nam sang tiêu thụ tại Hàn Quốc bắt đầu từ đó. Anh tìm hiểu phương thức chế biến, mang công nghệ sản xuất về thực hiện ước mơ tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam.
“Tôi mất khoảng 2 năm mày mò trên sách vở, lên mạng tìm kiếm thông tin, thực hiện nhiều chuyến khảo sát trong và ngoài nước vì lúc đó trên thị trường chưa có công ty nào nghiên cứu về loại tỏi này”, anh nhớ lại quyết định táo bạo và mạo hiểm nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Sau nhiều nỗ lực, tới năm 2011, anh thành lập công ty chuyên cung ứng tỏi đen đầu tiên tại Việt Nam, dùng công nghệ Nhật.
Quá trình cho ra thành phẩm phải kỹ lưỡng từng công đoạn, để đáp ứng những yêu cầu khó tính nhất, đặc biệt là người dân Hàn Quốc vốn rất sành về tỏi đen. Nguyên liệu ban đầu là tỏi trắng aomori lấy từ xứ trồng tỏi Phan Rang. Sau đó, tỏi được lên men trong suốt 60 ngày và phải duy trì liên tục độ ẩm từ 85 đến 95%, nhiệt độ 65-85 độ C. Trong thời gian này, kỹ thuật viên giám sát thường xuyên để lấy mẫu tỏi kiểm định chất lượng.
Trong một tháng đó, tỏi đạt được độ ngọt, mềm, dẻo cần thiết và ngả sang màu đen. Kế đến, tỏi đen được đặt trên giá đỡ chuyên dụng để làm mát và khô khoảng một tuần. Công đoạn cuối cùng là sắp xếp và đóng gói bằng tay.
Tại thị trường trong nước, do chưa phổ cập cũng như mức giá khá cao (khoảng 1,7 triệu đồng một kg), vì vậy người tiêu dùng Việt ít biết đến và chưa tiếp cận nhiều với sản phẩm này.
Anh kể, khi chào những mẻ tỏi đen đầu tiên ra thị trường gần như chẳng ai quan tâm, nhiều người không muốn dùng thử và chê giá đắt. Tuy nhiên, sau đó anh Vinh và cộng sự áp dụng cách thức “mưa dầm thấm lâu”, bằng cách nhờ người quen, bạn bè, các đại lý chuyển giúp tài liệu giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và những ai quan tâm.
Ở thị trường trong nước, tỏi đen có mức giá khá cao khoảng 1,7 triệu đồng một kg nên chưa có nhiều người tiêu dùng sử dụng loại tỏi này. Ảnh: Aum
Ở thị trường trong nước, tỏi đen có mức giá khá cao khoảng 1,7 triệu đồng một kg nên chưa nhiều người tiêu thụ. Ảnh: Aum
Bên cạnh đó, công ty còn trực tiếp giới thiệu thông tin sản phẩm ở các câu lạc bộ hội doanh nghiệp, lập website và giới thiệu sản phẩm trên các mạng xã hội. Kết quả, sau gần một năm tiếp thị ròng rã, dần dần nhiều người biết đến thương hiệu này và đặt hàng nhiều hơn, nhưng vẫn còn khiêm tốn. "Khách hàng nội địa hiện chủ yếu là người có thu nhập cao hoặc am hiểu công dụng của tỏi đen", anh Vinh chia sẻ.
Ngày đầu khởi nghiệp, anh Vinh chỉ có 2 kỹ thuật viên để trông coi quy trình sản xuất. Nhưng đến nay, quy mô hoạt động mở rộng với hơn 20 nhân viên, xưởng được đặt tại Long Thành.
Kể từ lúc bắt tay vào kinh doanh tới nay, anh Vinh tự chủ động nguồn vốn, không nhờ vào các nhà đầu tư bên ngoài vì bản thân anh có nguồn thu từ công việc khác nên có thể tự xoay xở và chỉ mượn một ít từ bạn bè, người thân. Anh cho hay đầu tư một dàn máy có công suất khoảng một tấn thì cần 80.000 USD và phía Nhật hướng dẫn cách sử dụng, chạy mẫu sản phẩm thử.
“Cách đây hơn một năm, tôi từng rơi vào tình trạng chán nản vì không biết đầu ra sản phẩm như thế nào và thị trường này vẫn là một ẩn số, nhưng trót đam mê củ tỏi nên cứ dấn thân làm hết sức thôi. Nhiều người còn nói tôi không bình thường...”, anh chia sẻ. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ có tín hiệu tốt hơn khi việc cung cấp sản phẩm cho các đại lý không chỉ ở TP HCM mà còn tại khu vực Hà Nội, Cần Thơ, Ninh Thuận..., mang lại thu nhập ổn định cho công ty và nuôi sống hàng chục nhân viên.
Công ty có thể cung ứng 3.000 kg tỏi đen thành phẩm mỗi tháng, với giá chào bán ở thị trường Nhật là 5 triệu đồng một kg, Hàn Quốc khoảng 3 triệu đồng mỗi kg. Hiện anh vừa ký đơn hàng xuất khẩu tới 500 kg tỏi thành phẩm xuất sang Nhật, con số cao nhất từ trước đến nay.
Tỏi đen được sử dụng nhiều ở châu Á, chủ yếu là thị trường Nhật, Hàn Quốc có các lợi ích như chống đầy hơi, tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, phòng ngừa trụy tim mạch, giảm mỡ máu. Khi ăn trực tiếp tỏi đen không bị hôi miệng hay ợ như tỏi trắng thông thường.

Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng

Mất việc, vợ chồng anh Nguyễn Bá Vũ – Đào Thị Nguyệt ra Hà Nội học làm lồng chim. Mỗi tháng, anh chị thu nhập hơn 20 triệu đồng, gấp 3 lần lương công nhân ngày trước.
Anh Vũ và chị Nguyệt đều sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Năm 2011, sau khi thất nghiệp trong Sài Gòn, được người họ hàng giới thiệu, anh chị ra làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội) thuê nhà học làm lồng chim. “Ban đầu làm lồng chim rất khó, thường xuyên bị hỏng và đứt tay, nản định thôi không làm nữa nhưng rồi nghĩ lại cố”, anh Vũ kể. Hiện tại, trung bình mỗi tháng vợ chồng anh thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Nghề làm lồng chim đã có từ rất lâu ở làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội), mang lại thu nhập cao cho những người thợ. Ảnh: Phương Nhung.
Anh Vũ cho biết, làm lồng chim có hai loại: làm lồng thường và lồng kỹ. Loại lồng thường có 2 mức giá là 40.000 – 70.000 đồng/chiếc và 100.000 – 250.000 đồng/chiếc. Lồng kỹ đắt hơn, từ 500.000 đồng trở lên đến hơn chục triệu, tuỳ chất liệu và mẫu mã. Làm lồng kỹ cầu kỳ, mất nhiều thời gian nên vợ chồng anh Vũ chỉ chuyên làm lồng thường. Trung bình mỗi ngày, hai vợ chồng cần cù thì làm được 25-30 chiếc, thu nhập từ 700.000 đồng đến một triệu đồng/ngày. Nguyên liệu chủ yếu là trúc và gỗ thường được nhập từ xe nhà buôn ở Hoà Bình, Cao Bằng về. Mỗi lần nhập hàng, anh chị đầu tư hơn 3 triệu đồng.
Làm lồng chim thường được chia theo nhiều công đoạn khác nhau như: phơi, ngâm, luộc, hun tre, gỗ, quang dầu, vót nan làm đáy, làm vanh, cửa, cầu, ráp lồng,… Còn với lồng kỹ, người thợ cần thêm công đoạn khắc trổ, trang trí vanh, sơn màu.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Làm lồng chim khá tỉ mẩn với nhiều công đoạn khác nhau. Ảnh: Phương Nhung.
Theo anh Vũ, công đoạn chạm đường viền hoặc khắc trổ cho các vanh lồng là khó nhất. Vì các hoạ tiết trên vanh tỉ mỉ, khó làm và mất nhiều thời gian, nên nếu có khách đặt hàng, anh sẽ thuê thợ chạm khắc trong làng. Ngoài ra, công đoạn tuốt tre, anh chị cũng đặt thuê 9.000 đồng/kg để tập trung thời gian sản xuất lồng. Anh Vũ cho biết thêm, mỗi loại chim thích hợp với những loại lồng khác nhau, giá theo đó cũng không giống nhau. Lồng cao thường là lồng chào mào, lồng to là lồng hoạ mi, lồng khuyên bé nhất. Hiện tại, lồng chim chào mào bán chạy nhất, giá 50.000 -70.000 đồng/chiếc. Lồng cho hoạ mi, lồng khuyên bán chậm hơn, giá 100.000 – 200.000 đồng/chiếc.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Công cụ làm lồng chim thô sơ. Ảnh: Phương Nhung.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Tre, gỗ từ Cao Bằng, Hoà Bình nhập về được phơi khắp đường phố làng Vác. Ảnh: Phương Nhung.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thuý (1984) làm lồng chim hơn 20 năm nay, có thu nhập cao nhờ chuyên làm lồng kỹ cho khách đặt hàng lẻ. “Làm lồng kĩ cần kĩ thuật cao, thường là thợ lành nghề lâu năm mới làm được”, chị Thuý cho biết. Lồng kỹ có giá khá đắt. Loại lồng kỹ trơn đã hơn một triệu đồng mỗi chiếc. Loại hoa văn cầu kỳ thường trên 5 triệu đồng. “Có nhiều chiếc giá lên tới vài chục triệu đồng”, chị Thuý nói.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Lồng kỹ dạng bát tiên, vinh quy bái tổ có giá lên đến 12-15 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.
Lồng kỹ đắt do được chạm khắc hoa văn cầu kỳ như lân ly quy phượng, hoặc hoa văn bát tiên, vinh quy bái tổ…, hoạ tiết chủ yếu do yêu cầu của khách hàng. Do phải làm cầu kỳ nên những người thợ lành nghề cũng chỉ sản xuất được một đến 2 chiếc lồng kỹ mỗi ngày. Loại có hoa văn cầu kỳ cần chạm trổ gần một tuần mới xong.
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Lồng trơn giá rẻ hơn, từ một triệu đồng đến 2 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.
Theo chị Thúy, lồng chim đắt khách theo mùa. Mùa hè, nhiều người có thú chơi chim nên thường đông khách, còn mùa lạnh thì vãng hơn. “3 tháng hè làm liền ngày cũng không đáp ứng đủ cho khách”, chị nói. Nhưng chị Thúy cho biết thêm, năm ny vì kinh tế khó khăn, lượng khách tuy không giảm nhiều nhưng khách đặt lồng kỹ giá trên chục triệu rất ít. Phần nhiều khách chỉ đặt loại 2-5 triệu. 
Còn ông Lương Văn Cung (48 tuổi) từng làm cán bộ tại Ninh Bình nhưng thu nhập chưa bằng 1/3 nghề làm lồng chim, lại xa nhà nên xin nghỉ về quê gắn bó với nghề truyền thống. Ông cho biết, nghề làm lồng chim tại làng Vác, Thanh Oai, Hà Nội đã có từ rất lâu. Công việc nhẹ nhàng, nhiều công đoạn dễ làm nên từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể làm. “Nhiều gia đình cả nhà làm nghề này, xây nhà lầu, mua xe ga, hiếm nghề truyền thống nào còn hái ra tiền như vậy”, ông  Cung nói. 
Thất nghiệp, làm lồng chim kiếm 20 triệu đồng/tháng
Dưới đáy những chiếc lồng được chạm trổ nhiều chi tiết rất kỳ công, giá lên đến 15 – 20 triệu/chiếc. Ảnh: Phương Nhung.