Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Nhận biết ngày rụng trứng của chị em

Bạn đang muốn có bầu hoặc cần tránh thai ? hãy nhận biết ngày mình rụng trứng đế thực hiện được kế hoạch.
Thời điểm rụng trứng:
Ngày rụng trứng trung bình của một phụ nữ thường vào ngày 14 của chu kỳ hoặc lâu hơn một chút. Đối với phụ nữ bình thường ở độ tuổi sinh đẻ, buồng trứng sẽ luôn sản xuất ra một quả trứng mỗi tháng. Trứng tồn tại 1-2 ngày, tinh trùng sống sót trong bộ phận sinh dục nữ từ 2-3 ngày kể từ ngày thụ tinh.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em
Dấu hiệu trứng rụng:
Bạn thấy đau nhẹ ở vùng phía trên buồng trứng vào thời gian rụng trứng. Vài ngày trước khi trứng rụng, chất nhầy ở vùng cổ tử cung sẽ tăng về số lượng, trở nên trơn và nhiều dịch nhầy và trong để cho tinh trùng dễ dàng tiến vào tử cung và tiếp cận với trứng. Khi trứng rụng thì bạn sẽ thấy chất nhầy đặc màu trắng đục, khi lấy tay lôi ra thì đám chất nhầy này có thể kết keo dính trên ngón tay hoặc bám chặt trên quần lót.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em
Dấu hiệu suy buồng trứng:
Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng dừng hoạt động ở những phụ nữ trẻ. Có những chị em bị suy buồng trứng hoàn toàn, cũng có người bị suy một phần, suy buồng trứng sớm là một trong các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Khi bị suy buồng trứng sớm, chị em vẫn có thể có chu kì kinh nguyệt hàng tháng nhưng hầu hết là kinh nguyệt không đều. Suy buồng trứng sớm có những triệu chứng khác tương tự mãn kinh tự nhiên, bao gồm cơn bốc nóng, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, ít quan tâm đến tình dục, đau khi quan hệ tình dục, âm đạo khô, mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu...).
Vậy việc tự kiểm tra theo dõi sức khỏe của buồng trứng  là một yêu cầu cần có của tất cả chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Để theo dõi được trứng có rụng hay không hoặc có rụng trứng hàng tháng hay không thì có các cách sau:
Cách 1: Tính ngày rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định, sự rụng trứng xảy ra trong khoảng 12-16 ngày trước ngày đầu tiên diễn ra kinh nguyệt. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ít theo qui luật, cần đặc biệt chú ý đền số ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Về nguyên tắc, lấy những ngày chu kỳ ngắn nhất trừ đi 18 là ra ngày đầu tiên rụng trứng và lấy ngày của chu kỳ dài nhất trừ đi 11 là ra ngày cuối của quá trình rụng trứng.
* Ví dụ trường hợp có chu kỳ rụng trứng bình thường, 28 ngày:
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em
Tuy nhiên, cách này không nên sử dụng với những chị em có chu kỳ quá thất thường và kể cả chị em có chu kỳ đều thì cách này cũng vẫn rất nhiều rủi ro vì chỉ căn cứ theo ngày, trong khi cơ thể còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài gây thay đổi về cơ chế sinh học.
Cách 2: Dùng thiết bị đo sự thay đổi thân nhiệt cơ thể hoặc dùng que thử rụng trứng:
- Bằng thiết bị đo thân nhiệt:Đo thân nhiệt mỗi sáng trước khi xuống giường vào một giờ nhất định và ghi lên bảng theo dõi. Chỉ sử dụng một thiết bị để tránh sai số và lấy ở một nơi nhất định trên cơ thể (như ở hậu môn hoặc âm đạo), nếu lấy ở nách hoặc miệng thì nhiệt độ thấp hơn 0,3 - 0,5 độ C. Việc dựa vào thân nhiệt cơ thể thì rất khó chính xác vì thân nhiệt còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, tâm lý, sức khỏe tại thời điểm đo, hơn nữa cách đo này khá bất tiện.
- Bằng que thử rụng trứng: Là cách kiểm tra hơi phức tạp một chút vì phải thử trên nước tiểu, que thử rụng trứng có thể phát hiện sự thay đổi hoóc-môn trong nước tiểu. Bạn dùng que thử vào khoảng ngày 12-16 trước kỳ kinh để xác định xem chính xác là lúc nào. Nếu que thử hiện lên 2 vạch, điều đó có nghĩa là bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24 giờ tới. Dùng que thử trứng  khá tốn kém vì phải mua một lúc nhiều que để thử liên tiếp trong vòng nhiều ngày..
Cách 3: Dùng ống kính hiển vi siêu nhỏ soi trên tinh thểnước bọt máyLady-Q.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em
Lady Q được sản xuất trực tiếp tại Hàn Quốc, theo phát minh mới nhất của Hoa Kỳ và đã được cấp bằng phát minh sáng chế.Sản phẩm đã được hiệp hội FDA Canada cấp chứng nhận về chất lượng và sáng chế và khi vào thị trường Việt nam thì đã được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thí nghiệm lâm sàng về chất lượng và cho kết quả tốt.
Lady-Q là ống kính hiển vi được thiết kế nhỏ gọn có dạng vỏ bằng nhựa hoặc bằng nhôm có thể dễ dàng tiến hành kiểm tra ngay nhà, hay đi chơi xa mà không phải lo lắng, một thiết bị duy nhất trên thị trường cho kết quả kiếm tra chu kỳ rụng trứng chính xác lên tới 98%.

Lá chua me đất trị ho cực nhạy

Thời tiết nắng mưa thất thường thế này cũng khiến nhiều bé dễ ho sốt, nhức đầu. Mẹ thử trị bằng cây chua me xem sao.

Cây chua me đất hoa vàng mọc ở khắp nơi, mẹ nào ở Huế thì càng quen thuộc vì có món canh chua rất ngon từ loại cây này. Thế nhưng tác dụng trị ho cho nó thì không phải mẹ nào cũng biết phải không? Vậy mình sẽ chia sẻ bài thuốc hữu hiệu này nhé!
Mình tuy sống ở thành phố nên rất tiện để đến bệnh viện khi con ốm, sốt. Thế nhưng mình vẫn rất thích những bài thuốc dân gian từ cây cỏ mà các cụ truyền lại hơn. Đơn giản là vì chúng vừa an toàn lại có tác dụng nhanh. Chứ nhiều khi Cốm nhà mình bị ho, đến viện bác sĩ kê kháng sinh cho uống mà mãi có khỏi đâu, lại hại người nữa chứ.
Về thuốc trị ho cho bé thì bạn bè thường gọi đùa mình là “thầy lang” cơ, vì mình biết khá nhiều bài. Nào là lá hẹ, hoa hồng, quất non đến hoa đu đủ,... Nhưng với bé Cốm nhà mình thì hiệu nghiệm nhất vẫn là chua me.
Cây chua me có dạng như cỏ 4 lá ấy, các mẹ rất dễ hình dung đúng không? Có điều lá của nó chỉ có 3 nhánh thôi và hoa thì màu vàng. Cây vốn sống khỏe nên mọc khắp nơi, ngoài vườn, bờ ruộng, ven đường hay những nơi đất ẩm, thậm chí ở chậu cảnh nhà mình cũng mọc lên xanh um, nhất là vào mùa hè. Trước mình thường bực bội vì cứ phải nhổ nhiều lần mà không hết, cho đến khi bà nội chỉ cho cách dùng nó để chữa ho cho Cốm thì mình mới thôi không nhổ nữa đấy. Thật không ngờ loài cỏ này lại có tác dụng nhiều như thế.
Lá chua me đất trị ho cực nhạy
Lá chua me trị ho hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Là vì lần ấy Cốm ho mãi không khỏi, ho đến đau ngực phải khóc nhè mè nheo suốt ngày, rồi ói hết ra cơ. Những lần trước mình hay hấp quất non với đường phèn cho con uống, nhưng lần này lại chẳng ăn thua. Nhìn Cốm rạc cả người đi mà mình xót ruột như xát muối, đang tính phải bế con đi viện tiêm thì bà nội mới nói thử dùng cây chua me xem, nếu không khỏi thì hãy cho đi bác sĩ.
Vì chưa nghe ai nói chữa ho bằng cây này nên mình cũng e dè lắm! Với lại Cốm ho khá lâu rồi nên mình sốt ruột vô cùng. Nhưng bà nội bảo ở quê mình hầu hết mọi người đều chữa ho cho con như thế chứ chả cần đến thuốc men gì cả, mà chóng khỏi lắm. Thế là mình đánh liều một phen, nào ngờ khỏi thật các mẹ ạ. Chỉ hơn 2 ngày sau mà Cốm tiệt ho hẳn.
Vậy là mình ghi lòng tạc dạ bài thuốc này, những lần sau Cốm ho mang ra dùng tiếp thì vẫn thấy hiệu quả rất tốt. Mình chỉ lấy một nhúm lá chua me (còn gọi là me đất hoa vàng), đem rửa thật sạch rồi cắt nhỏ vào chiếc bát con. Thêm vài viên đường phèn vào và hấp cách thủy (thường thì mình cứ đợi nồi cơm cạn rồi cho vào hấp là đơn giản nhất). Nếu bé lớn hơn một chút các mẹ có thể thay đường phèn bằng mật ong nhé, vì con nhỏ quá thì không nên uống mật ong mà. Hấp xong các mẹ lấy ra để nguội, ngày cho bé uống 2 – 3 lần, mỗi lần chừng 2 thìa nhỏ là đủ. Cốm nhà mình thì uống khoảng 2 ngày là khỏi hẳn ho luôn.
Mình chia sẻ bài thuốc này với các mẹ để bé nào đã “nhờn” với quất non như Cốm, hay không có điều kiện thực hiện các bài thuốc khác thì áp dụng thử nhé. Vì cây chua me này dễ kiếm lắm, từ nông thôn đến thành thị đều có thể tìm được mà. Không mất quá nhiều công, đơn giản lại hiệu nghiệm lắm, tội gì không thử các mẹ nhỉ?
Đó là bài thuốc trị ho mình học từ bà nội. Vì Cốm nhà mình đã làm “chuột bạch” rồi nên các mẹ cũng yên tâm mà thử nhé. Nếu có kết quả thì nhớ chia sẻ với mình, để chúng ta có thêm một bài thuốc hữu hiệu trị ho cho con.