Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Chữa đau lưng ‘thần kỳ’ với cây đinh lăng

Cây đinh lăng không chỉ là thực phẩm ăn kèm trong gỏi cá mà còn có tác dụng chữa bệnh đau lưng hiệu quả.

Đau lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: tư thế làm việc, ngủ nghỉ không đúng gây chèn ép cơ xương, do thời tiết thay đổi, do mang thai, tuổi tác…Trong một vài trường hợp đau lưng lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp…
Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả.
Chữa đau lưng 'thần kỳ' với cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tác dụng trị đau lưng hiệu quả.
Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Người ta dùng cả thân, lá và rễ.
Rễ cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.
Thân cành đinh lăng
Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây

3 cách phòng tránh bệnh trĩ

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây mệt mỏi và rất khó chịu. Để tránh nó, bạn nên:
1. Uống nhiều nước
BS. Vũ Đức Chung - Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội) khuyến cáo: Trung bình một ngày bạn nên uống nước ít nhất từ 1,5 - 2 lít. 
Nước rất tốt cho cơ thể bạn đào thải các chất cặn bã ra ngoài phòng tránh được mất nước. Bạn có thể uống nước canh trong bữa cơm thay cho nước lọc.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm sữa chua , hoặc sữa tươi vì trong thành phần của sữa có chứa 75% protein và nhiều chất cần thiết cho cơ thể như: lipid, đường, vitamin và các khoáng chất.
Protein trong sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao giúp nhuận tràng tốt tránh được bệnh trĩ.
Lưu ý: Không nên uống các đồ uống nóng có cồn, caffein, ga thay thế cho nước lọc vì các loại đồ uống này không tốt gây tác dụng ngược làm nóng trong người dễ gây táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.
2. Ăn rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngoài công dụng làm đẹp da, nó còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì. Các cách sau chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản.
- Rau diếp cá rửa sạch và ăn sống.
- Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt.
- Bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
- Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn….
Ngoài diếp cá, bạn cũng nên ăn nhiềurau cải, trái cây để giúp cho quá trình tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn, giảm áp lực khi đi đại tiện, không mất sức gian tiếp giảm tránh được bệnh trĩ. Tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị, để giảm sự kích thích.
3. Tập đúng bài
Bạn cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.
Các bài tập cho bạnBài 1: Ngồi, đứng dậy nâng hậu môn: Hai chân chân đan chéo, sau đó hai tay chống eo và đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần.
Bài 2: Nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn: Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10 - 20 lần.

5 điều “cấm kỵ” khi uống nước cam tránh gây hại

Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý. Dưới đây là 5 lưu ý khi uống nước cam cần tránh.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh là một sai lầm. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Do đó, thuốc khó được cơ thể hấp thu đầy đủ, bệnh thêm khó chữa. Tốt nhất nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh xong để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Bạn cần tránh uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa. Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa.
Khi bạn vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi.
Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Tuyệt đối không ăn cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit.

10 loại trái cây giàu Vitamin C hơn cam

các loại trái cây gồm: ổi, ớt chuông, đu đủ, ớt, súp lơ, kiwi, xoài, cải xoan, thơm, dâu tây.

10 loại trái cây giàu Vitamin C hơn cam
ảnh minh họa
Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mô, dây chằng, mạch máu và sụn trong cơ thể. Nó còn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất các kích thích tố như ATP, dopamine, hormone peptide, tyrosine.
Đây cũng là chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề gây ra bởi các gốc tự do, từ việc lão hóa da đến căn bệnh ung thư chết người.
Nhu cầu Vitamin C hằng ngày là 90 mg cho nam giới và 75 mg cho phụ nữ. Một quả cam chứa khoảng 70 mg Vitamin C. Nhưng thật không may, Vitamin C tan trong nước nên cơ thể bạn không thể lưu giữ nó. Do đó, việc bổ sung Vitamin C phải thường xuyên, điều độ thì mới có hiệu quả.
Ổi
Một quả ổi chứa 377 mg Vitamin C, gấp 4 lần lượng Vitamin C bạn cần sử dụng nếu là đàn ông và 5 lần đối với phụ nữ.
Ớt chuông
Những loại rau màu sáng thường chứa ít calo và giàu vitamin. Nửa quả ớt vàng chứa 155 mg Vitamin C, nhiều hơn so với nhu cầu hằng ngày của bạn. Tương tự, một quả ớt chuông đỏ chứa 190 mg Vitamin C.
Đu đủ
Nửa quả đu đủ lớn chứa 238 mg VitaminC. Đu đủ còn là nguồn chất xơ và Vitamin A phong phú.
Ớt
Nửa quả ớt đỏ chứa khoảng 108 mg Vitamin C. Ớt còn chứa một hợp chất có tên capsaicin, giúp giảm đau khớp.
Súp lơ
Một bông súp lơ trắng nhỏ chứa khoảng 128 mg Vitamin C. Tuy ăn 2 quả cam dễ dàng hơn so với việc tiêu thụ một bông súp lơ nhưng hãy cố gắng bổ sung loài rau họ cải này vào chế độ ăn uống của bạn do chứa nhiều vi chất tốt cho cơ thể. Tương tự, một bông cải xanh chứa khoáng 82 mg chất dinh dưỡng này.
Kiwi
Một quả kiwi chứa 167 mg Vitamin C. Kiwi cũng giàu chất xơ, kali, magie, kẽm, folate và Vitamin K.
Xoài
Một quả xoài chứa 122 mg Vitamin C. Ngoài ra, xoài là loại quả giàu chất xơ và Vitamin A.
Cải xoăn
Một chén cải xoăn cắt nhỏ chứa hơn 80 mg Vitamin C. Do đó, hãy thêm nó vào salad và các món ăn của bạn ngay từ hôm nay.
Thơm
Thơm chứa khoảng 80 mg Vitamin C, nhiều hơn trong một quả cam.
Dâu tây
Dâu tây chứa lượng Vitamin C tương đương một quả cam. Dâu tây còn là quả giàu chất anthocyanins – giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể

8 thực phẩm cực tốt cho hệ tiêu hóa

8 thực phẩm cực tốt cho hệ tiêu hóa
Căng thẳng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không uống đủ nước hoặc lười vận động là một số lý do gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống.
1. Gừng - chữa đầy hơi, khó tiêu
Gừng từ lâu đã được đánh giá cao vì khả năng điều trị các vấn đề khác nhau của đường tiêu hóa. Gừng có thể chữa trị một cách hiệu quả các vấn đề như: đầy hơi và trướng bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày và buồn nôn hoặc ốm nghén. Nó cũng có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ có thể hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.
2. Bạc hà cay - dùng để điều trị các bệnh về tiêu hóa
Loại thảo mộc này cũng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh tiêu hóa khác nhau. Tính làm mát của nó có thể giúp làm dịu xuống một số rối loạn dạ dày và thúc đẩy chữa bệnh đường tiêu hóa. Nó cũng có đặc tính chống viêm và khử trùng.
3. Sữa chua - giảm tiêu chảy, táo bón
Do có hàm lượng probiotic cao, sữa chua là một trong những thực phẩm tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả và sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa hiệu quả hơn và nó có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy, táo bón và chứng khó tiêu. Nó cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
4. Khoai lang - chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời hệ tiêu hóa. Khoai lang được biết đến với khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do.
5. Quả bơ - duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa
Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.
6. Yến mạch - giúp hệ tiêu hóa khỏe
Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
7. Dầu gan cá tuyết - giảm viên và tăng cường hệ miễn dịch
Đây là một nguồn giàu các axit béo omega-3 cũng như vitamin A và D làm giảm viêm đường tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Dầu gan cá tuyết đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm ruột.
8. Táo - giúp giảm nguy cơ táo bón
Táo có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Táo sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ. Người phụ nữ có hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trong ổ bụng dưới. Buồng trứng có nhiệm vụ sản sinh ra trứng và các hoóc-môn estrogen và progesterone.
Đôi khi, một túi chứa đầy dịch gọi là u nang sẽ phát triển ở một bên buồng trứng. Nhiều người sẽ ít nhất một lần bị u nang buồng trứng trong đời. Phần lớn các trường hợp, u nang buồng trứng không đau và không gây ra triệu chứng gì.

Các loại u nang buồng trứng

Các loại u nang buồng trứng
Có nhiều loại u nang buồng trứng khác nhau, như u nang bì và u nang nội mạc. Tuy nhiên, u nang cơ năng là loại hay gặp nhất. Hai loại u nang hay gặp nhất là u nang nang trứng và u nang hoàng thể.
U nang nang trứng: Trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, một trứng sẽ phát triển trong một cái “túi” gọi là nang trứng. Túi này nằm ở trong buồng trứng. Trong phần lớn các trường hợp, túi này sẽ vỡ và trứng sẽ thoát ra ngoài (rụng trứng). Nhưng nếu túi không vỡ, dịch trong túi sẽ trở tạo thành u nang ở buồng trứng.
U nang hoàng thể: Túi nang trứng thường sẽ hết sau khi giải phóng trứng. Nhưng nếu “túi” này không hết và miệng “túi” bị đóng kín, dịch có thể hình thành bên trong túi và tạo thành u nang.
Các loại u nang buồng trứng khác bao gồm:
U nang bì: u nang hình thành ở buồng trứng có thể chứa tóc, mô mỡ và các mô khác
U nang tuyến: khối u không ung thư có thể phát triển ở bề mặt ngoài của buồng trứng.
U nội mạc: mô nội mạc – bình thường chỉ có trong tử cung – có thể phát triển ở ngoài tử cung và dính vào buồng trứng, dẫn đến u nang buồng trứng.
Một số phụ nữ bị một tình trạng gọi là hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS). Đó là khi buồng trứng chứa một số lượng lớn các u nang nhỏ. Tình trạng này có thể khiến buồng trứng bị to lên, và nếu không điều trị, buồng trứng đa nang có thể gây ra những vấn đề về sinh sản.
Triệu chứng
Thường thì u nang buồng trứng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên triệu chứng có thể xuất hiện khi khối u lớn lên. Các triệu chứng có thể gồm:
- Chướng bụng hoặc sưng
- Đau bụng khi đi ngoài
- Đau vùng hố chậu trước hoặc trong khi có kinh
- Giao hợp đau
- Đau ở vùng thắt lưng hoặc đùi
- Cương ngực
- Buồn nôn và nôn
Những triệu chứng nặng của u nang buồng trứng cần đi khám ngay bao gồm:
- Đau vùng hố chậu nhiều hoặc dữ dội
- Sốt
- Chóng mặt hoặc choáng ngất
- Thở nhanh
Những triệu chứng này có thể báo hiệu u nang buồng trứng vỡ hoặc xoắn buồng trứng. Cả hai biến chứng đều có những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều tị sớm.
Biến chứng
Phần lớn u nang buồng trứng là lành tính và tự hết mà không cần điều trị. Triệu chứng của những u nang này – nếu có – thường rất nhẹ. Nhưng trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể phát hiện thấy khối u nang buồng trứng ung thư trong khi khám thường qui.
Xoắn buồng trứng là một biến chứng hiếm gặp khác của u nang buồng trứng. Đó là khi u nang lớn khiến buồng trứng bị xoắn hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
Nguồn cung cấp máu cho buồng trứng bị cắt đứt và nếu không điều trị, nó có thể gây tổn thương hoặc thậm chí hoại tử mô buồng trứng. Mặc dù hiếm gặp, xoắn buồng trứng chiếm gần 3% số ca phẫu thuật sản khoa cấp cứu.
Vỡ u nang, cũng hiếm gặp, có thể gây đau và chảy máu trong dữ dội. Biến chứng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị.
Chẩn đoán
U nang buồng trứng có thể được phát hiện khi khám sức khỏe. Bác sĩ có thể thấy khối sưng ở một bên buồng trứng và chỉ định siêu âm để xác nhận. Siêu âm giúp xác định kích thước, vị trí, hình dạng và cấu tạo của u nang (u rắn hay chứa dịch).
Những công cụ khác để chẩn đoán u nang buồng trứng bao gồm chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Vì đa số u nang sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, nên bác sĩ có thể không chỉ định điều trị ngay. Thay vào đó, người bệnh có thể được làm siêu âm lại sau vài tuần hoặc vài tháng để kiểm tra.
Nếu tình trạng bệnh không thay đổi hoặc u nang tăng kích thước, bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm để xác định những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng:
- Xét nghiệm thai: để xem có thai hay không
-Xét nghiệm hoóc-môn: để kiểm tra những vấn đề liên quan với hoóc-môn, như quá nhiều estrogen hoặc progesterone
- Xét nghiệm CA 125 máu: để tầm soát ung thư buồng trứng
Điều trị
Nếu u nang không tự hết hoặc to lên, bác sĩ có thể chỉ định điều trị để làm khối u nhỏ lại hoặc cắt bỏ khối u.
Thuốc tránh thai: Với u nang buồng trứng tái phát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai uống để làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa sự phát triển của những u nang mới. Thuốc tránh thai uống cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguy cơ ung thư buồng trứng thường cao hơn ở phụ nữ sau mãn kinh.
Mổ nội soi: Nếu u nang nhỏ và xét nghiệm loại trừ ung thư, bác sĩ có thể tiến hành mổ nội soi để cắt bỏ khối u.
Mổ mở: Nếu u nang lớn, bác sĩ có thể tiến hành cắt khối u qua đường mổ lớn ở bụng. Khối u sẽ được sinh thiết ngay và nếu xác định khối u là ung thư thì bác sĩ có thể tiến hành cắt tử cung hoàn toàn (cắt bỏ cả tử cung và hai buồng trứng).
Phòng bệnh: Không thể phòng ngừa được u nang buồng trứng. Tuy nhiên, khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng. U nang buồng trứng lánh tính thường không trở thành ung thư.
Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể rất giống với u nang buồng trứng. Do đó việc đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng là rất quan trọng. Hãy lưu ý bác sĩ những triệu chứng có thể chỉ ra vấn đề, như:
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Đau vùng hố chậu liên tục
- Chán ăn
- Sụt cân không giải thích được
- Chướng bụng
Tiên lượng
Tiên lượng của u nang buồng trứng ở phụ nữ chưa mãn kinh thường là tốt và phần lớn u nang biến mất trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, u nang buồng trứng tái phát có thể xảy ra ở phụ nữ chưa mãn kinh và những người bị mất cân bằng nội tiết tố.
Nếu không điều trị, một số u nang có thể làm giảm khả năng sinh sản. Điều này hay gặp với u nang nội mạc và hội chứng đa nang buồng trứng.
Để tăng khả năng sinh sản, bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc làm khối u nhỏ lại. Các u nang buồng trứng cơ năng, u nang tuyến và u nang bì không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Mặc dù u nang buồng trứng có thể được “chờ và theo dõi”, song bác sĩ có thể chỉ định mổ để cắt bỏ và kiểm tra mọi khối u phát triển ở buồng trứng sau khi mãn kinh.
Lý do là vì nguy cơ bị u nang ung thư và ung thư buồng trứng tăng lên sau khi mãn kinh. Một số bác sĩ sẽ cắt u nang ở phụ nữ chưa mãn kinh và đã mãn kinh nếu khối u có đường kính trên 10cm.
U nang buồng trứng không làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.