Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

8 cách để nhận biết ung thư mà không cần xét nghiệm

(SKGĐ) Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Làm thế nào để biết mình có mắc phải căn bệnh quái ác này hay không? Dưới đây là một số cách giúp bạn sớm nhận biết căn bệnh này mà không cần tới các xét nghiệm.

Xuất hiện một hoặc nhiều cục nhỏ trong ngực, tinh hoàn hoặc các hạch bạch huyết
Nhiều bệnh ung thư có thể được cảm nhận ngay qua da. Đặc biệt là ở vú, tinh hoàn và các hạch bạch huyết. Một hoặc nhiều lần xuất hiện các cục nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo và có thể dễ dàng cảm nhận được thông qua việc tự kiểm tra. Một số trường hợp ung thư vú có biểu hiện như da đỏ hoặc dày lên chứ không phải là một khối u.
Thay đổi da
Không chỉ là biểu hiện của bệnh ung thư da, những thay đổi khác nhau trên da có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phản ánh trên da bao gồm: Da bị tối màu, da vàng, đỏ hoặc viêm da, da có vảy khô, những thay đổi về mụn, nốt ruồi, tàn nhang hoặc thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng hoặc mất đường nét của chúng, vết thương hở mãi không lành.
Vấn đề về cổ họng và miệng
Đau họng dai dẳng, ho, khàn tiếng, khối u trong cổ họng, khó nuốt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hầu họng, thanh quản hoặc thực quản. Ho ra máu, nhiệt miệng và trên lưỡi có thể là bạch sản. Đây là một khu vực tiền ung thư là do sự kích thích thường xuyên và thường gây ra do hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá.
Thay đổi thói quen bài tiết, chức năng bàng quang và tiêu hóa
Khó khăn trong việc đi tiểu, táo bón, tiêu chảy mãn tính, đau bụng, chảy máu trực tràng hoặc tiết niệu hoặc phân sẫm màu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt và một số bệnh ung thư khác. Vấn đề định kỳ về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng và khó chịu ở bụng tất cả có thể là dấu hiệu của ung thư.
Đau
Đau thường xuyên là dấu hiệu của viêm dai dẳng và các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Cả hai đều có thể có tố tiền ung thư nếu không khắc phục thích hợp. Đau đầu mãi không hết có thể là dấu hiệu của một khối u não, đau lưng dai dẳng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư ở đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Đừng chủ quan về những vấn đề này, đau do ung thư có thể có nghĩa là nó đã lây lan từ nơi nó bắt đầu.
Mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính là một sự mệt mỏi cùng cực mãi không hết và ngủ nhiều. Khi ung thư nặng hơn, tình trạng này có thể trở nên phổ biến hơn và thường là dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch quá tải.
Sốt định kỳ
Sốt là dấu hiệu khá phổ biến với bệnh ung thư, nhưng nó thường xảy ra sau khi nó đã bắt đầu di căn. Gần như tất cả những người bị ung thư sẽ bị sốt tái phát tại một số điểm, đặc biệt là khi bệnh ung thư bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ miễn dịch. Sốt là một dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
Giảm cân
Hầu hết mọi người bị ung thư sẽ bị giảm cân bất ngờ. Mất 5kg hoặc nhiều hơn mà không có lý do có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Điều này xảy ra thường xuyên nhất với ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hoặc phổi.

Bài thuốc hay chữa đau gót chân

Đau gót chân thường được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều. Chỉ khi bệnh nhân ngồi nghỉ thì đỡ đau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Khi không may lâm vào tình trạng này, ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:
Bài 1: Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát... đều được) lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.


 Cây cà tím
Bài 2: Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần.


 Đậu phụ
Bài 3: Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.
Bài 4: Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 - 60 phút.
Bài 5: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 - 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.


 Thấu cốt thảo
Bài 6: Băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g. Ba thứ sấy khô, tán vụn rồi làm thành tấm lót trong đế giầy dép đi hàng ngày. Nếu không có thấu cốt thảo có thể thay bằng cây phượng tiên hoa (hoa bóng nước).
Bài 7: Đương quy 20g, xuyên khung 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, chi tử 15g. Tất cả sấy khô tán thành bột rồi tùy theo lòng bàn chân to hay nhỏ mà dùng vải làm thành tấm lót ở đế giầy dép đi hành ngày dày chừng 0,5cm.
Bài 8: Thảo ô, tế tân và phòng phong lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trước khi đi lấy một chút bột thuốc rắc vào đế giầy dép.
Chú ý: Thảo ô có độc nên không được uống.