Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng "yêu"

Những thực phẩm như cam thảo, rau mùi, nội tạng động vật… tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến cho “chuyện ấy” của hai giới bị đe dọa nghiêm trọng.


Phomat
Hầu hết các pho mát đều làm từ sữa bò và những con bò sữa này lại được điều trị bằng các thuốc kháng sinh và hormon tăng trưởng khác, nếu dùng các sản phẩm sữa này quá nhiều sẽ làm mọi người tăng sự tiếp xúc của các chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormon giới tính, tích lũy xenoestrogens – gây rối loạn chức năng tình dục.

Nội tạng động vật
Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng  
Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng 

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây cho thấy, trong nội tạng của lợn, bò , dê, cừu đều có chứa hoặc ít hoặc nhiều kim loại nặng Cadmium. Khi chúng ta bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm này đồng thời cũng “bồi bổ” cả cadmium vào trong cơ thể. Hậu quả là rất có thể gây ra vô sinh.

Thực nghiệm khoa học đã chứng minh, cadmium cũng gây thương tổn cho nhiễm sắc thể, gây khó thụ tinh.

Đậu phụ - đậu nành

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Harvard từ năm 2000 đến 2006 trên 99 nam giới cho thấy, những nam giới thường xuyên ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu phụ sẽ có lượng tinh trùng giảm đáng kể so với những người ít ăn đậu phụ.

Mặc dù sữa đậu nành cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, nhưng nó có thể có tác dụng phụ tiêu cực đối với nam giới khi tiêu thụ với lượng lớn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng lớn của đậu nành có thể làm giảm chức năng của dương vật.

Bột ngọt
Được sử dụng như một phụ gia thực phẩm trong thực phẩm đóng gói và tại các nhà hàng để mang lại một hương vị. Mặc dù nó có thể góp phần hướng tới hương vị trong một số loại thực phẩm khiến bạn ăn ngon miệng. Nhưng nó rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chuyên gia y tế nói rằng, tiêu thụ bột ngọt có thể gây ra trầm cảm, các vấn đề nhận thức và mối quan tâm tim mạch. Não yếu, trầm cảm có thể dẫn đến sự sụt giảm ham muốn tình dục.

Cam thảo
Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng  
Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng 

Gần đây, các kết quả nghiên cứu của Iran cho biết, cam thảo là loại dược thảo có ảnh hưởng xấu đến khả năng tình dục của cánh mày râu. Do chất acide glycyrrhizic chứa trong cam thảo đã làm giảm đáng kể lượng kích thích tố sinh dục nam testosteron khiến cho chuyện chăn gối bị suy giảm.

Rau mùi

Rau mùi làm ức chế testosterone khiến cho ham muốn tình dục cả hai giới suy giảm. Vì thế rau mùi nên được các bà nội trợ Việt Nam và Mexico cân nhắc kĩ trước khi thêm vào thực đơn bữa tối.

Khoai tây chiên

Dầu dùng để chiên khoai tây luôn ở nhiệt độ rất. Sự kết hợp của các loại mỡ xấu với nhiệt độ cao có thể dẫn đến thiệt hại oxy hóa của các mô và tế bào của các cơ quan của bạn, can thiệp với quy định hormone sinh dục.

Làm gì khi bị kim tiêm đâm?

SGTT.VN - Thông tin trên nhiều tuyến xe buýt ở TP.HCM xuất hiện các băng nhóm chuyên dùng kim tiêm dính máu gí thẳng vào mặt hành khách cướp tiền đang khiến nhiều người lo lắng. Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp người dân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng hoặc giẫm phải kim vứt bừa bãi bên ngoài. Khả năng bị lây nhiễm bệnh từ kim tiêm dính máu là rất cao nếu không biết cách xử trí vết thương kịp thời.

 
Ảnh: Kevin Q.
 
Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thời gian kim đâm
BS.CK2 Nguyễn Hữu Chí, phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm đại học Y dược TP.HCM cho biết kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là những tác nhân nguy hiểm gây nên các bệnh viêm gan B, C, uốn ván, HIV/AIDS... Tuy nhiên, khả năng truyền nhiễm của virút còn tuỳ thời gian kim tiêm được vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... “Thông thường các loại virút có thể tồn tại trong vài giờ, đôi khi lên đến cả ngày. Riêng virút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến bảy ngày”, BS Chí nói.

BS.CK1 Nguyễn Thành Dũng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết từ các trường hợp đến khám sau khi bị kim tiêm đâm, ông nhận thấy đa số do quá hoảng loạn, sợ bị nhiễm virút HIV nên thường có cách xử lý tại chỗ là cố gắng nặn, bóp vết thương để đẩy máu ra, nhằm tống khứ virút khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Ông khuyến cáo: “Cách này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, đẩy nhanh quá trình virút xâm nhập nếu có, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn”.

Rửa vết thương rồi đến ngay cơ sở y tế

Theo BS Dũng, với những vết thương chảy máu do kim tiêm, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong vòng 5 – 10 phút, không nặn bóp vết thương mà phải để tự chảy máu. Cần rửa kỹ bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm mức độ phơi nhiễm HIV, điều trị dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như uốn ván, viêm gan B, viêm gan C..., đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm. “Loại thuốc kháng virút HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 – 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virút hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm”, bác sĩ Dũng cho biết.

BS Nguyễn Hữu Chí lưu ý bệnh nhân trước khi đến cơ sở y tế cần bình tĩnh ghi nhận: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào... Những thông tin này sẽ giúp nhân viên y tế có hướng điều trị đúng nhất. Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu. “Tốt nhất khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Vấn đề còn lại là nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em, cảnh giác tội phạm... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương”, BS Chí nói.

Không tự ý ngừng thuốc kháng virút HIV

Khi dùng thuốc kháng virút HIV, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch uống thuốc và làm đúng những yêu cầu điều trị của bác sĩ. Sẽ có các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng nhiễm trùng tiên phát như sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch... Do đó, không tự ý ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Với các trường hợp có tác dụng phụ nặng, cần đến ngay cơ sở y tế. Người bị phơi nhiễm có thể lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính, do đó cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm: không được cho máu, phải có quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, không cho con bú cho đến khi loại trừ tình trạng nhiễm HIV. Các trường hợp HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau một, ba và sáu tháng.

Lên phố làm thuê không dễ - Kỳ 2: Nhờ bạn bè... cứu đói

Thất nghiệp, nhiều thanh niên đâm ra chán nản. Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và hàng loạt hệ lụy, nguy cơ phát sinh.  

Ngủ, cà phê, nhậu, bài bạc… “Thì cũng làm bấy nhiêu (ngủ, cà phê, nhậu, bài bạc - PV) cho qua ngày thôi chứ biết làm gì đâu, đi xin việc mà chẳng được, thôi thì cứ ăn chơi cho đỡ phí công vào Sài Gòn”, Nhuận (18 tuổi), quê Quảng Ngãi, nói.
Trong vai thanh niên tìm việc, chúng tôi đã cùng thuê và ở trọ với nhóm thanh niên từ Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc tại gần KCN Tân Bình. Nhờ vậy mới tận mắt chứng kiến và hiểu được, chuyện của Nhuận cũng chính là hình ảnh chung của đa số thanh niên bỏ quê lên thành phố chơi không.

Lên phố làm thuê không dễ - Kỳ 2: Nhờ bạn bè... cứu đói
Nhiều thanh niên bỏ quê lên TP.HCM tìm việc - Ảnh: Thanh Nam

Tại phòng trọ 135/50 Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân), 7 thanh niên suốt ngày quẩn quanh trong phòng trọ. Thời gian biểu mỗi ngày cứ xoay vòng: ngủ đến trưa, dậy cà phê. Nửa chiều: bắt đầu nhậu. Tối: cùng nhau lập sòng đánh bài. Trong phòng, quần áo, những bộ bài, bộ bầu cua ngổn ngang; những tàn thuốc lá vương vãi, chai bia lăn lóc khắp nơi. Chưa kể họ còn nhanh nhạy hỏi thăm địa chỉ để ghi số đề. Thậm chí, những tối cuối tuần không quên đến những quán cà phê xem bóng đá và tìm nơi chơi cá độ. Vì thế, có trường hợp thắng bài tại phòng một đêm cả chục triệu đồng, nhưng hôm sau vẫn phải mua nợ mì gói để ăn vì đã trật số đề, thua độ đá bóng. 
Minh, một người đang ở phòng trọ này, ngày vừa vào TP.HCM với quyết tâm đi làm đã mua lại xe máy cũ giá 4 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay “thua bài quá phải bán lại rồi”. Chỗ làm khá xa, giờ đi bộ
không đi nổi nên nghỉ làm. 

Ở Sài Gòn đâu có sướng
“Có đêm thua bài 3 đến 4 triệu đồng, bây giờ chẳng còn tiền để mua gói mì tôm ăn trưa nữa”, Nhuận nói. Nhiều trường hợp phải mua nợ vài trăm ngàn tiền cà phê, thuốc lá, mì tôm ở tiệm tạp hóa gần nhà.
Những lúc như thế, đa số đều chọn phương án gọi điện thoại cho bạn bè, người thân hiện đang làm việc, học tập tại TP.HCM đến thăm để “họp đồng hương”, qua đó “được cứu đói” (như lời Nhuận nói) bằng những bữa ăn, sau đó mượn tạm vài ba trăm ngàn đồng để sống những ngày tiếp theo.
Anh Quốc (40 tuổi, quê ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), thấy thanh niên cả xóm đều vào TP.HCM làm ăn nên nói vợ mượn của hàng xóm hơn 4 triệu đồng và quyết định đi theo. Từ ngày vào, trải qua năm, sáu công việc vẫn cho rằng lương ít không tương xứng, không phù hợp nên nghỉ ở nhà để… “đánh bài với anh em cho vui”. Thua sạch, Quốc gọi điện về nhà bảo vợ gửi 5, 6 triệu đồng vào tiêu. Vợ Quốc bảo ở quê không có tiền, đi Sài Gòn làm ăn tại sao phải gửi thêm tiền vào? Quốc to tiếng và đòi đánh qua điện thoại…
Ở gần một tháng, Quốc kết luận: “Ở Sài Gòn đâu có sướng mà sao ai cũng ham vào đây làm ăn? Ở quê dù có thế nào thì đến bữa cũng được ăn, được no, chứ chẳng như bây giờ, đói quá không chịu nổi, cũng chẳng còn tiền để trả tiền phòng tháng tiếp theo”.
Theo tìm hiểu, lượng thanh niên ở các miền quê vào TP.HCM lập nghiệp rất đông, nhiều nơi có đến 30 - 40 người/xóm. “Nhưng đó là lúc vừa qua tết chứ bây giờ đã lũ lượt ra đi, đứa thì về quê, đứa bỏ chạy vì nợ nần”, anh Trường (một thanh niên ở Quảng Ngãi) kể. Bản thân anh bây giờ chẳng biết thế nào, “vì ở lại thì biết lấy tiền đâu mà sống, còn về làm sao được, đã quyết tâm vào đây làm ăn, mặt mũi đâu nhìn vợ con, hàng xóm?”, anh Trường tâm sự. Anh Trường quyết định đi tìm những công trình xây dựng để xin phụ hồ, hoặc tìm kiếm công việc bao ăn và cho ở lại để tiết kiệm nhiều khoản.
Tuy nhiên, không phải thanh niên nào cũng quyết tâm làm lại từ đầu, chấp nhận khổ sở để mưu sinh kiếm sống. “Nhàn cư vi bất thiện, ở không sẽ dễ sinh ra những thói xấu. Ở Sài Gòn có đầy rẫy những cám dỗ, những thanh niên thất nghiệp đang cần tiền nếu không biết giữ mình dễ vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Thọ (ở Q.10, TP.HCM) lo ngại.

Lên phố làm thuê không dễ

Nhiều bạn trẻ nông thôn cứ ngỡ chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ là có thể xin được việc, nhưng thực tế không hẳn vậy.

Rớt từ “vòng chào hỏi“
Đang là công nhân gò hàn ở Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi), sau tết Toàn (quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi) bỏ vào TP.HCM tìm việc khác với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn. Thế nhưng, suốt gần một tháng tìm kiếm ở nhiều công ty, xí nghiệp khắp các khu công nghiệp ở Q.Tân Bình, Q.7… Toàn vẫn thất nghiệp.

 Nhiều thanh niên đến TP.HCM tìm việc, nhưng việc làm không dễ đến với họ
Nhiều thanh niên đến TP.HCM tìm việc, nhưng việc làm không dễ đến với họ - Ảnh: Lê Thanh

Không riêng Toàn, đây là tình trạng phổ biến của khá nhiều thanh niên từ 15 đến 40 tuổi, ở khắp các tỉnh thành, trong đó nhiều nhất là các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… vào TP.HCM tìm việc mà chúng tôi đã được tiếp xúc. Hầu hết họ trước đây hoặc đã có công việc ổn định tại địa phương với mức lương đủ sống, hoặc đang làm nghề nông với gia đình, nay muốn có thu nhập cao hơn hoặc mong muốn “đổi đời” nên đến TP.HCM tìm việc.
 

Tại các xí nghiệp may, làm giày dép, gỗ… thường nuôi cơm, bao ăn ở cho hàng chục công nhân, thậm chí có nơi lên đến 40, 50 người. Không chỉ có đồng hương của người chủ mà còn thuê người tứ xứ khắp nơi. Chính vì thế, mâu thuẫn, cãi vã từ những người làm thuê với nhau xảy ra thường xuyên, đến từ những nguyên nhân nhỏ nhặt trong sinh hoạt hằng ngày như: tranh giành tắm, tranh giành chỗ ngồi trong bữa ăn, thậm chí gây hấn với nhau chỉ vì giọng nói khó nghe. Không ít người đã phải bỏ việc giữa chừng vì thế.

“Bọc theo 3 triệu đồng. Đi xe hết 800.000 đồng, thế mà chỉ chưa đầy nửa tháng tìm việc thì tiền đã sạch bách mà việc vẫn chưa có”, anh Trường (38 tuổi, quê ở Phù Cát, Bình Định) vừa rít thuốc, vừa than. Theo anh Trường, lý do khiến anh bị loại ngay từ “vòng chào hỏi” là lớn tuổi. Thế nhưng, không ít thanh niên trai tráng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Thiên (16 tuổi, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi) dù đã xin việc làm gần cả chục quán cà phê tại khu vực ngã ba Gò Mây (Q.Bình Tân) nhưng đều bị từ chối với câu hỏi: “Lỡ người ta chạy xe Dylan hay mô tô vào thì làm sao dắt nổi?” khi thấy ngoại hình thấp bé của Thiên. Tương tự, Hoàng (16 tuổi, quê Đại Lộc, Quảng Nam) cũng không thể xin việc vì không đạt yêu cầu nặng tối thiểu 45 kg mà nhiều xí nghiệp chuyên sản xuất giày dép đưa ra.
Cùng một nhóm thanh niên quê Quảng Ngãi, chúng tôi đi nộp hồ sơ xin việc tại Công ty TNHH Đại Cồ (một công ty xuất khẩu hàng nội thất) trên đường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM. Để được tuyển dụng, ứng viên xin việc phải trải qua những bài kiểm tra phức tạp, không chỉ thử sức trong hàng trăm câu trắc nghiệm về an toàn lao động mà còn phải giải những bài toán đố IQ, toán logic. “Tôi bỏ học từ lớp 8. Nay đã hơn 30 tuổi rồi, có biết gì đâu mà giải. Chỉ có những phép tính nhân chia đơn giản thì… lấy điện thoại ra bấm, còn lại thì bó tay. Ai cũng thế chứ không riêng tôi. Đi xin việc làm mà thi này nọ giống thi đại học quá” - Hưng, một người trong nhóm tìm việc chán nản kể lại.
Nhóm của Hưng sau đó đi xin làm ở xưởng sản xuất tôn tư nhân trên đường Lê Trọng Tấn (Q.Bình Tân) nhưng bị từ chối vì người chủ quê ở Sóc Trăng không nhận công nhân ở tỉnh khác, chỉ nhận người đồng hương. Tiếp tục rảo đi, rồi chăm chú dán mắt vào những thông báo tuyển dụng dán dọc đường, Hưng thở dài: “Đi xin việc mà sao khó khăn quá vậy, đúng là làm thuê không dễ”.

“Đứng núi này trông núi nọ”
Trong khi có khá nhiều trường hợp không thể tìm được việc làm vì nhiều lý do khác nhau như kể trên thì nhiều người may mắn được các xí nghiệp, công ty nhận làm lại bỗng dưng… bỏ việc giữa chừng, để rồi sống trong vòng luẩn quẩn: thất nghiệp, tìm việc, bỏ việc và trở về thất nghiệp.
Nhuận (18 tuổi, quê Quảng Ngãi) tuy không có giấy tờ tùy thân nhưng vẫn được nhận vào làm phụ may, cắt chỉ ở xưởng may tư nhân gần chợ Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân) với mức lương 16 triệu đồng/năm, chủ bao cơm nước, chỗ ngủ, vé xe khi vào TP.HCM… Thế nhưng làm chưa đầy một tuần, Nhuận tự ý bỏ việc. “Để đi kiếm việc gì khác làm chứ làm việc này không quen, lại thức khuya làm sớm, mỏi người lắm”, Nhuận nói. Được biết thêm, vì “giao kèo” ở ngày nhận việc nên khi Nhuận bỏ ngang không nhận được bất kỳ khoản tiền công nào.
Nhiều trường hợp tương tự, dù phải lây lất đi tìm việc, khó khăn lắm mới được nhận làm, nhưng khi có việc làm một, hai ngày là bỏ. Lý  do được đưa ra thường là lương thấp, việc làm không phù hợp… “Tôi xin làm bảo vệ cho một công ty kia. Đóng tiền thế chân, trang phục gần 700.000 đồng. Lương làm một tháng 3,4 triệu đồng, được ngủ lại chỗ trực. Nhưng đêm hôm thức canh, thấy nguy hiểm quá nên bỏ cuộc”, Trung, 24 tuổi, đồng hương với Nhuận, chấp nhận mất trắng số tiền thế chân và tiền công gần một tuần làm việc từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng, kể lại.
Ngoài ra, theo chúng tôi tìm hiểu, còn bởi tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” của đa số thanh niên lần đầu vào TP.HCM tìm việc làm. Bên cạnh sự bỡ ngỡ khi hòa nhập cùng công việc mới, họ còn phải chịu đựng cùng lúc áp lực tiền bạc: tiền ăn, tiền thuê phòng, tiền đi lại… Vì thế, chỉ cần biết được nơi nào trả thù lao cao hơn là bị lao xao, dao động, muốn bỏ để đi tìm công việc mới với suy nghĩ “sẽ tốt hơn, lương cao hơn”. “Tôi cho rằng chủ yếu là do tụi nó không biết cố gắng mà thôi. Ở quê vào đây muốn làm ăn, thì phải biết “tập chịu”, đó là biết chịu đựng, chịu khổ nhục, chịu cực. Nhiều người làm được thì mình cũng thế chứ ai đời đi làm thuê mà thích thì tự nghỉ, hứng lên là bỏ việc, đâu phải dễ lấy tiền người ta”, ông Lộc, chủ trọ gần KCN Tân Tạo, H.Bình Chánh, trò chuyện. Ông Lộc lắc đầu ngán ngẩm cho biết thêm: “Như mấy đứa trọ ở ngoài tôi, vào đây từ mùng 10 tết, cứ nghe cái điệp khúc “đi xin việc” hoài mà đến nay vẫn còn rảnh rỗi, có đứa làm dăm ba ngày lại ngồi nhà. Ngày nào cũng thấy ngủ đến tận trưa, cà phê, thuốc lá rồi hết ngày. Chẳng hiểu thế thì vào Sài Gòn làm gì nữa”. (còn tiếp)

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Tỉnh đoàn Đồng Tháp cho biết đến nay đã thành lập được 126 tổ hợp tác và 2 HTX thanh niên ở 77/144 xã, phường, thị trấn với 1.016 thành viên tham gia, số vốn quản lý hơn 16 tỉ đồng. Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã giải quyết việc làm ổn định cho lực lượng đoàn viên thanh niên nông thôn, trong đó mỗi tổ viên thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.
Thanh Dũng