Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

4 tư thế ngủ ngon cho cặp đôi

(Women's Health) Tìm một tư thế để có một giấc ngủ ngon sẽ giúp cả hai thoải mái hơn.

"Lựa chọn những tư thế ngủ thích hợp có thể giúp cả hai thoải mái nhưng vẫn có những va chạm cơ thể để thể hiện tình cảm của mình", Evany Thomas, tác giả của The Secret Language of Sleep: A Couple's Guide chia sẻ. Bà cho rằng có 4 tư thế ngủ, giúp đêm dài thoải mái nhưng vẫn ấm áp hơn:

Excalibur 
Người nằm ngửa + người nằm nghiêng
Nếu bạn là người ngủ nghiêng, mặt bạn sẽ đối diện với người kia, nhưng cuộn hướng về phía bạn một chút để tránh thức dậy với một cánh tay mà vẫn chết ngủ. Người nằm ngửa nên để tay theo thế thoải mái, tránh để gác lên phía đầu để giảm bớt lực gây mỏi phần vai, Scott D. Boden, bác sĩ, giáo sư phẫu thuật chỉnh hình và giám đốc Trung tâm cột sống Emory ở Atlanta cho biết.


Thế cưỡi ngựa
Người nằm sấp + người nằm nghiêng
Bạn thích ôm ấp. Anh ấy cứ than phiền rằng hai cơ thể tiếp xúc nhau nhiều khiến cơ thể anh nóng lên hừng hực như lò nướng bánh mì. Với tư thế này, anh ấy vẫn được thoải mái, nhiệt độ cơ thể không tăng còn bạn vẫn được thỏa mãn việc ôm ấp. Người nằm sấp nên đặt một chiếc gối nhỏ dưới bụng của mình để có giảm áp lực của cơ thể lên phần bụng, Boden cho biết.


Thế Búp bê giấy 
Nằm ngửa  + nằm ngửa
Vợ chồng chọn tư thế nằm này ít có cơ hội ôm ấp nhau nhưng một tay vẫn nắm chặt bàn tay của người kia vẫn giúp hai người có điểm chung. Hai người nằm đối mặt với nhau rất lãng mạn nhưng “chỉ cần họ trao nhau ánh mắt trước khi ngủ cũng đủ tạo sự gần gũi rồi”, Thomas  chia sẻ.



Thế úp thìa cổ điển
Hai bên tà vẹt hoặc những người bị đau lưng
Mặt chàng úp vào gáy bạn. Theo bác sĩ Todd Sinett, đồng tác giả của The Truth About Back Pain, tư thế này làm giảm áp lực lên cột sống, là một tư thế tốt cho các cặp vợ chồng mắc các chứng bệnh liên quan đến lưng. Đầu gối bạn uốn về phía sau một chút và chân chàng cũng cùng tư thế gần như xếp nối với chân bạn. Chân bạn nên kê lên một chiếc gối nhỏ. Chiếc gối sẽ giữ lưng và chân của bạn khi thức dậy không bị tê buốt.

"Học" cách ghen thông minh để gia đình hạnh phúc

Trong thực tế, khi ghen, người ta không thể làm chủ và kiểm soát được suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình. Sự “mù quáng” khi ghen sẽ khiến bạn có những biện pháp đối phó không hiệu quả. Ghen là biểu hiện của yêu, có yêu mới ghen nhưng khổ nỗi, sự quan tâm và sở hữu thái quá đôi khi khiến người được yêu mệt mỏi như bị "cầm tù". Và một điều rất đơn giản rằng, trong hôn nhân, ghen tuông chỉ xuất hiện khi đối phương của mình thân thiết quá mức với một người khác giới. Và khi hậu quả diễn ra, nhiều người mới ân hận vì những hành vi và lời nói của mình.
Vậy ghen như thế nào cho đúng cách? Kỹ năng này nghe có vẻ như đơn giản nhưng nhiều người, đặc biệt là phụ nữ cũng phải “học” mới bảo vệ được gia đình mình.


Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình ghen

Nếu bạn nhìn thấy rõ ràng những thay đổi trong nếp sinh hoạt thường nhật của anh ấy thì nên nghi ngờ. Tuy nhiên, bạn phải có chứng cứ cụ thể trước khi kết luận rằng anh ấy đang phản bội bạn. Và bạn phải biết cách phân biệt, đánh giá được mức độ của mối quan hệ “ngoài luồng” của bạn đời mình. Nếu mọi chuyện mới bắt đầu, hoặc đã lâu thì cần có thái độ phù hợp để đối phó.

Nghĩ tới cách “trả thù” là một sai lầm lớn

Dù mối quan hệ của bạn đời ở mức độ nào đi chăng nữa, thì khi thể hiện cách ghen của mình bằng hành động, lời nói, bạn cũng phải tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc của đối phương. Nếu bạn tìm mọi cách để “trả thù” bạn đời thì bạn đang đi vào một sai lầm lớn.
Hãy quan sát, tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn đời “chán” mình đây mới là cách khôn ngoan nhất.

“Cương và nhu” luôn đi liền nhau

Đừng bao giờ “chuyện bé xé ra to” cũng như “đổ thêm dầu vào lửa”, nó sẽ chỉ làm cơn ghen của bạn càng “bốc hỏa” mà thôi. Bạn không muốn cãi vã hay làm to chuyện, không có nghĩa là bạn dễ dàng cho qua mọi thứ. Hãy tìm cách cho đối phương biết suy nghĩ của mình qua những câu nói ẩn ý nhẹ nhàng, sẽ hiệu quả hơn nhiều. Tránh tình trạng chàng được thể làm tới, cho rằng làm bất cứ điều gì bạn cũng phải chịu, nhưng cũng đừng lạm dụng biện pháp mạnh vì có thể dẫn tới chiến tranh liên miên khiến cả hai cùng mệt mỏi, hạnh phúc gia đình đứng trước bờ vực.

Biết tha thứ và tin tưởng

Khi đối phương đã nhận ra sai lầm của mình, hãy tha thứ và mở lòng lại lần nữa. Xây dựng lòng tin đòi hỏi tình cảm sâu sắc và sự tế nhị từ hai phía. Đừng bao giờ để những câu tra khảo của mình dồn anh ấy vào chân tường. Bạn có thể hỏi để biết xem anh ấy làm gì, ở đâu. Thế nhưng, cách hỏi han của bạn phải đủ khéo léo để anh ấy hiểu rằng: Bạn đang quan tâm lo lắng cho anh ấy chứ không phải dò xét, kiểm tra.

“Giữ lửa” cho quan hệ vợ chồng

Có thể hai người không có nhiều thời gian dành cho nhau, có thể bạn không chăm chút cho đời sống tình cảm và đôi khi do bạn quá khắt khe khiến chàng mất tự do, cảm thấy nhàm chán.

Hãy dành nhiều thời gian cho chàng, với những buổi tối lãng mạn bên nhau, thăm lại những nơi ghi dấu kỷ niệm của hai người, đoàn tụ bên con cái. Chính những điều này nhắc nhở cho chàng thấy gia đình quan trọng đến thế nào.