Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Độ dài ngón tay tiết lộ gì về con người bạn

Có thể bạn vẫn chưa biết rằng độ dài ngón tay có thể hé lộ một số tính cách. Hãy so sánh độ dài của ngón tay bạn theo 3 loại dưới để đoán tính cách của mình nhé!


 
A. Người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ là những người có ngoại hình ưa nhìn. Họ hấp dẫn và quyến rũ, dễ dàng thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Bên cạnh đó, tính cách của những người này thường rất mạnh mẽ và họ không đương đầu với thử thách.
 
Nghề nghiệp của những người có ngón đeo nhẫn dài thường là: lính, kĩ sư... những nghề nghiệp đòi hỏi sự tính toán. Ngoài ra những người trong nhóm này có khả năng chơi cờ, giải ô chữ khá "siêu". Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những người có ngón đeo nhẫn dài thường kiếm được nhiều tiền hơn những người ở các nhóm còn lại.
 
B. Những người ở nhóm B thường rất tự tin vào bản thân mình, thậm chí là kiêu ngạo. Họ thường thích việc ở một mình và ghét bị người khác quấy rầy và không tìm kiếm sự chú ý như những người ở nhóm A. Những người có ngón tay đeo nhẫn ngắn hơn ngón trỏ thường không chủ động trong tình cảm, họ thường đợi đối phương thổ lộ rồi mới thể hiện cảm xúc của mình.
 
Ở phụ nữ, đây là những người làm việc nội trợ, nhân viên tài chính hoặc chăm sóc sức khoẻ. Đàn ông thì dễ đồng tính nhưng khả năng ngôn từ của họ đặc biệt rất tốt. 
 
C. Người có ngón trỏ dài ngang ngón đeo nhẫn có tính cách đơn giản, ghét sự phức tạp và yêu thích hoà bình. Họ thường dễ lấy lòng người khác và chính vì điều này khiến họ trở thành những người thiệt thòi trong chuyện tình cảm. Và mang tính cách đan xen giữa A và B.

Sai lầm chết người khi ăn măng

Măng là một trong những loại thực phẩm phổ biến được ưa thích hàng ngày. Tuy nhiên, lượng độc tố trong măng có đủ khả năng để gây tử vong cho con người.

Một số bài thuốc từ măng

- Măng tươi, cá diếc, gừng tươi, hạt tiêu lượng vừa đủ và một chút rượu vang. Cá diếc làm sạch, măng rửa sạch thái miếng, gừng tươi thái chỉ, tất cả cho vào nồi đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng : chữa sởi, thủy đậu giai đoạn đầu ở trẻ em, táo bón ở người lớn.
- Măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống. Công dụng: chữa ho do phong nhiệt.
tac-hai-nguy-hiem-chet-nguoi-khi-an-mang-khong-dung-cach-1
 Măng tre 40g, ốc sên 2 con (loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng không có vảy); ốc đem đập vỏ, bỏ nội tạng chỉ lấy thịt, sát với phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, cho vào nồi đun lấy nước đặc ; măng tre giã nát ép lấy nước rồi hòa với nước ốc cho uống, dùng liên tục cho đến khi bệnh ổn định. Công dụng: chữa hen phế quản.
– Măng tươi 60g, luộc chín, thái miếng, đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng : chữa chứng táo bón do nhiệt, phân cứng và khó đi.
- Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: chữa ho do đàm nhiệt, lồng ngực đầy tức khó chịu.
Nguy cơ ngộ độc từ măng
Nhiều người vẫn nghĩ rằng uống nước măng có thể giúp giải nhiệt cơ thể và chữa bệnh. Tuy nhiên, đây chính là sai lầm gây ngộ độc.
Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã từng cấp cứu một trẻ nguy kịch vì ngộ độc sau khi gia đình cho uống nước từ măng tươi giã nát để hạ sốt. Bệnh nhân là Dương Quang T., 9 tháng tuổi, ở Đông
Anh, Hà Nội. Sau khi uống nước măng chưa đầy 30 phút, trẻ bị nôn, khó thở, co giật, rồi hôn mê. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm độc Cyanide do uống nước măng tươi.
Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng.
Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 đến 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nếu không may trong quá trình sử dụng bị ngộ độc, cách tốt nhất là hãy đưa bệnh nhân đến cơ sr y tế gần nhất để cấp cứu.
Để phòng ngộ độc măng, hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào cụ thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, trước khi ăn, cần luộc kỹ qua nhiều lần thay nước để đảm bảo rằng các độc tố trong măng được đào thải ra ngoài trước khi đưa loại thực phẩm này vào cơ thể.

Top 15 thực phẩm tăng cân cho bé

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, thức ăn giàu chất béo và lành tính như chuối, quả bơ, hồng xiêm sẽ làm phong phú thực đơn hàng ngày.

15-1427-1429526463.jpg
1. Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem với hàm lượng canxi và calo dồi dào. Bé từ một tuổi trở lên uống mỗi ngày một cốc sữa nguyên kem có thể cải thiện được cân nặng. Còn đối với trẻ dưới một tuổi và đang bú, mẹ hãy uống sữa nguyên kem mỗi ngày để sữa đủ chất béo và năng lượng cho bé.
2. Sữa chua nguyên kem
Tương tự như trên, đây cũng là một lựa chọn để mẹ bổ sung cho bé. Tuy nhiên, thay vì mua sữa chua có đường bán sẵn ở cửa hàng, mẹ hãy chọn loại không đường và kết hợp thêm hoa quả để tạo độ ngọt tự nhiên. Sữa chua bán sẵn thường có lượng đường cao hơn nhu cầu của bé.
3. Pho mát
Một miếng pho mát nhỏ sau bữa ăn tối giúp bé tăng cân. Mẹ có thể nấu pho mát lẫn trong thức ăn để đa dạng thực đơn cho bé.
4. Quả hồng xiêm
Loại trái cây này chứa đường tự nhiên, thơm, ngọt giúp trẻ tăng cân và dễ ăn.
5. Chuối
Trái cây này đứng đầu bảng về hàm lượng carbs và năng lượng. Bé ăn nửa quả hoặc một quả chuối mỗi ngày để bổ sung năng lượng, hỗ trợ tăng cân.
6. Hạt Ragi
Đây là loại hát phổ biết ở Ấn Độ, lành tính và có tác dụng tăng cân cho trẻ.
7. Quả bơ
Bơ dầm sữa hoặc sinh tố bơ là những thức uống hấp dẫn, có hàm lượng chất béo cao và giúp tăng cân. Chất béo thực vật cũng được khuyên dùng hơn so với chất béo nguồn gốc động vật.
8. Khoai lang
Khoai lang là giàu đường và beta carotene, thích hợp cho trẻ cần tăng cân.
9. Trứng
Trứng giàu protein, cần thiết cho sự phát triển và cân năng của trẻ. Tuy vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà từ 8 tháng tuổi và sau một tuổi mới ăn cả lòng trắng.
10. Khoai tây
Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây dễ chế biết thành nhiều món ăn dinh dưỡng.
11. Bơ, bơ sữa trâu lỏng (Ghee)
Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc nhưng mẹ đừng quá lạm dụng vì bơ có thể gây béo phì.
13. Bơ lạc
Với bé từ một tuổi trở lên, mẹ có thể phết bơ với bánh mỳ cho bé ăn vào bữa sáng. Món ăn đơn giản, đủ chất này có thể giúp bé tăng cân.
14. Dầu ô liu
Ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thêm dầu ô liu vào bột của bé. Loại dầu thực vật này giàu chất béo và tốt cho sự phát triển của trẻ.
15. Hạt dẻ
Hạt dẻ và các loại hạt ngũ cốc chứa vitamin E, protein và chất bé. Với trẻ từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể thêm hạt dẻ vào các loại sinh tố, bánh...

Nguy hại “chết người” không ngờ từ mướp đắng mà bạn chưa hề biết

Mướp đắng ngoài việc làm thực phẩm có thể coi là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, mướp đắng vẫn có thể gây hại cho bạn.

Mướp đắng thuộc loài cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới họ Bầu bí (Cucurbitaceae), quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn là loại quả có dược tính cao, được ứng dụng trong việc chữa bệnh rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng như những loại thực phẩm khác, mướp đắng dù tốt đến mấy vẫn có cái hại nếu quá lạm dụng hoặc dùng không đúng cách. Hãy hiểu rõ cái lợi, hại của mướp đắng để sử dụng cho hợp lý.
1. Những tác dụng quý nhất của mướp đắng
Thanh nhiệt:
Mướp đắng tính hàn, có khả năng giải nhiệt rất tốt. Hơn nữa, mướp đắng không có nhiều năng lượng nên ăn vào không bị sinh thêm nhiệt trong cơ thể.
Giải độc:
Mướp đắng chứa rất nhiều nước, nước này có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Ngoài ra, mướp đắng còn tác dụng mạnh lên gan, tăng khả năng thanh thải chất độc trong cơ thể.
Bổ gan:
Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật, làm giảm các men viêm gan đồng thời giảm nồng độ bilirubin trong máu. Những tác động này là để đảm bảo cho gan mật hoạt động tốt hơn.
Vì thế, có thể coi là mướp đắng rất bổ gan.
Giảm cholesterol:
Trong mướp đắng chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng trung hòa chất béo, giảm độ hòa ta của chất béo trong ruột nên có thể làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu.
Đồng thời, pectin trong mướp đắng có khả năng kết dính các phân tử cholesterol khiến cho chúng càng khó được hấp thu vào trong cơ thể hơn.
Phòng và chữa bệnh tiểu đường:
Mướp đắng có tác dụng làm hạ đường máu tương tự như insulin. Trong mướp đắng còn có 3 chất đáng quý: charantin, vicine và polypeptid P. Ba chất này có cấu trúc tương tự insulin và có công dụng tương tự insulin, đều làm hạ đường máu.
3 tác hại giật mình của mướp đắng 2
2. Những tác hại không ngờ của mướp đắng:
Nếu bạn lạm dụng mướp đắng một cách vô tội vạ, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
Nguy cơ hạ đường huyết:
Hạ đường huyết là một rối loạn bệnh lý xẩy ra khi nồng độ glucose huyết thanh giảm ở mức nghiêm trọng gây ra thiếu hụt năng lượng.
Khi ăn nhiều mướp đắng, charantin, Polypeptid-P và Vicine có thể khiến cho đường huyết hạ xuống. Vì thế, người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng rất nguy hiểm.
Nguy cơ chống thụ thai:
Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản.
Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.
Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Gây hại cho tế bào gan:
Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.
Ngoài ra, khi ăn mướp đắng, nên chú ý tới nguồn gốc của thực phẩm. Vì loại cây này dễ trồng nên có thể được trồng ở vùng đất cằn, nhiễm kim loại.
Nếu trồng trên loại thổ nhưỡng này, mướp đắng có thể bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Kích thích sảy thai:
Mướp đắng gây sảy thai không chỉ là quan niệm dân gian mà đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.
Trong mướp đắng có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sảy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai và người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn.