Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Chiêu lừa tình kinh thiên động địa của 'gái vẽ'

Hậu quả những cuộc săn tình của 'gái vẽ' thường làm các đại gia tiêu tốn nhiều tài sản, thậm chí khuynh gia bại sản.

Cách gọi "kiều nữ" dành cho các cô gái chân dài thỉnh thoảng cũng bao hàm nghĩa không chung thủy trong tình cảm nhưng chỉ mới xuất hiện và rộ lên sau một vài bộ phim truyền hình nhảm của Việt Nam. Thực ra từ lâu, giới dân chơi, giang hồ và thậm chí lưu manh đã có cụm từ "gái vẽ" để chỉ các cô gái đẹp chuyên đi lừa tình, lừa tiền quý ông hảo ngọt…
"Gái vẽ" có 3 kiểu xuất thân và tất nhiên, từ cách xuất thân sẽ có 3 kiểu săn trai với vài chục kiểu nạn nhân “chết vì ham vui, xui vì dại gái”. "Gái vẽ" bình dân xuất thân bần hàn, may được ông trời cho chút nhan sắc, thường thì được đào tạo, trưởng thành từ môi trường nhà hàng, bia ôm, vũ trường, quán cà phê bi-a…
Nguyễn Thị Son, sinh năm 1990, lưu lạc lên Sài Gòn từ khi 12 tuổi trong vai ôsin giữ trẻ cho một gia đình bà bác họ. Đến tuổi 15, chỉ trong vài tháng, Son trở nên phổng phao, xinh đẹp. Bà bác nhận ra hiểm họa bèn chuẩn bị cho cô bé nghỉ việc nhưng chưa kịp ngăn ngừa thì Son đã mang bầu với con rể của bà.
Tất nhiên với vài triệu đồng để giữ hạnh phúc cho con gái, bà bác chẳng tiếc gì. Hậu quả được giải quyết triệt để và Son bị tống ra khỏi cửa. Thay vì về lại quê hương, Son thuê phòng trọ và xin vào phụ bán cà phê vùng Phan Văn Trị, Gò Vấp.
Điều mà bà bác nếu biết được chắc phải té xỉu là tiền thuê nhà trọ của đứa cháu họ xa lại là tiền của chồng bà. Hằng tuần theo lịch, ông đi thăm trang trại ở Bình Phước. Son lại có bầu bởi việc ghé thăm phòng trọ của ông bác. Lần này, ông bác cho cô bé chưa đầy 17 tuổi một khoản tiền kha khá đủ để mua chiếc Attila và sống lay lắt vài tháng trước khi ông biến mất.
Những tháng ngày tiếp nối, Son học hỏi mọi việc, mọi sự và mọi thuộc tính của đàn ông từ một bà chủ quán cà phê khu Nguyễn Văn Lượng, Gò Vấp. Chỉ sau 2 tháng, Son ra nghề. Lão chủ cơ sở làm thùng carton trên đường Nguyễn Oanh "dính chấu" đầu tiên với Son.
Không thể cảnh giác với một cô bé mắt lúc nào cũng ngơ ngác và chẳng biết gì về nghệ thuật giường chiếu, lão hết lòng chiều chuộng Son và toan xây dựng phòng nhì với cô bé thua lão tròn “bốn sọi” (40 tuổi). Son nghỉ hẳn việc bưng bê cà phê và hằng tháng nhận lương 10 triệu đồng từ lão chồng hờ chưa kể việc cô bé muốn gì được nấy.
Mua tivi, đầu máy cho người yêu bé bỏng được vài ngày thì lão ngạc nhiên khi thấy những tài sản đó không cánh mà bay. Son cho biết, mẹ cô vừa lên thăm và chẳng có quà gì cho gia đình ở quê nên cô bé phải gửi về làm quà.
Chiếc Attila của ông bác cũng chuyển về quê nên trách nhiệm mua chiếc Nouvo trở thành trách nhiệm của lão chồng già. Lúc thì tiền sửa nhà, lúc thì chuộc giấy tờ đất cầm cố ngân hàng, lúc mổ tim cho bà ngoại, lão “chồng” khốn khổ phải lo tất tần tật kẻo cô bé thiếu gì người đeo đuổi nghĩ đến khoảng cách tuổi tác của 2 người mà sinh lòng phụ bạc.
Sau vài tháng sở hữu, lão đã tiêu thâm hụt vào khoản nợ của các bạn hàng. Lão than thở với “cô vợ nhí” nhằm giảm bớt những yêu cầu vô tội vạ của nàng. Nàng nước mắt ngậm ngùi xin lão lần chót số tiền 120 triệu đồng cho “má em sang sạp hàng ở chợ”. Lão è cổ ra đưa cho cô bé với câu dặn dò thê thảm: “Lần chót nghen em, anh không còn nữa đâu!”.
"Gái vẽ" được chia ra làm 3 loại: bình dân, trung bình và cao cấp nhưng cô nào cũng có mục tiêu săn được càng nhiều càng tốt.
"Gái vẽ" được chia ra làm 3 loại: bình dân, trung bình và cao cấp nhưng cô nào cũng có mục tiêu săn được càng nhiều càng tốt.
Giai đoạn "về đích" của "gái vẽ" Nguyễn Thị Son khởi động. Một cú điện thoại nặc danh từ số khuyến mãi gọi đến cho vợ của lão. Nội dung cảnh báo về việc lão đang theo đuổi một cô bé bán cà phê mà vài tháng nữa mới đủ tuổi thành niên. Và kẻ nặc danh cũng tâm sự thêm là “cô bé ấy đã có chồng chưa cưới và rất ghê sợ lão dê già”. Vụ đánh ghen diễn ra ở khu nhà trọ êm ả vì bà vợ chỉ tấn công lão chồng mà thông cảm cho cô bé bán cà phê đang là "nạn nhân" của lão già dê đốn mạt.
Phi vụ hoàn hảo đến mức ngay chiều hôm ấy, Son đã ngồi sau xe SH của một gã chủ xà lan chở cát lên Diamond Plaza mua sắm quần áo và son phấn. Những lúc cao điểm, Son phải chia lịch để các "con mồi" không đụng mặt nhau.
Cô xin tiền của đại gia này nhưng lại bay ra Hà Nội, lên Đà Lạt nghỉ ngơi, hú hí với đại gia khác trong khoảng thời gian "thăm viếng cố hương". Loại "gái vẽ" này rất dễ làm các đại gia thứ thiệt "gãy cổ" vì quan niệm gái quê là rau sạch.
Một loại "gái vẽ" khác có xuất thân chí ít cũng hết lớp… 8. Các cô này thường tìm lấy một công việc có thu nhập cao hơn nhiều loại xuất thân bình dân. Và để săn được (hay bị săn) loại gái này, các khổ chủ phải tốn khá nhiều "thóc gạo" trong các chuyến đi bar, shopping hay du lịch nước ngoài.
Một vũ nữ múa cột tên My, thu nhập hằng đêm không dưới 5 triệu đồng, có dưới trướng cả chục “đứa em dễ thương”, kể lại quá trình thành "gái vẽ" chuyên nghiệp của mình. Cô rời Vĩnh Long lên Sài thành khi đứa con vừa thôi nôi. Khá xinh đẹp nên khi phục vụ quán nhậu khu sân banh Nguyễn Kim, cô lọt vào tầm ngắm một chàng chụp ảnh tên Du “nói chuyện hay nhưng tiền ít”. Chụp một sê-ri ảnh sex 100% và bỏ quán nhậu đi làm ở vũ trường theo lời "khuyên" của chàng phó nháy, My quyết tâm đổi đời.
Những lúc rảnh, cô mua đĩa múa cột của Hong Kong, Thái Lan… về nhà tự tập. Chưa đầy một tháng, My đã ra nghề. Cô phát hiện ra việc múa là chuyện nhỏ, phô diễn những động tác khiêu dâm mới là… chuyện lớn.
Một cao thủ múa cột đắt show nhất, nhì thành phố nhận My là "sư muội" và hướng dẫn cô tận dụng "của trời cho" để trở thành "gái vẽ" với thu nhập tính bằng trăm triệu thay vì cát-sê vài triệu mỗi đêm. Chính gã quản lý nơi My phô diễn thân xác lại là người hoàn chỉnh một cách hệ thống cho cô về phương pháp "săn trai" ở vũ trường.
Những lời đề nghị của khách “em đi chơi với anh, sáng về” không làm cho My động tâm. "Làm ăn" kiểu đó có các đệ tử của My và My của vài năm về trước. Cô chỉ nhận lời đi ăn rồi về. “Không được tham vặt, nếu muốn thu hoạch lớn…” - bài học của các đàn chị, đàn anh không cũ bao giờ.
My lần lượt săn được 3 con mồi khá “khủng”: giám đốc một công ty rượu, phó tổng giám đốc một công ty xây dựng quốc doanh và giám đốc một công ty cao su. Số tài sản thu hoạch từ 3 cuộc săn lớn (không tính những con mồi cỡ vừa và nhỏ) gần 4 tỷ đồng. Một con số đầy mơ ước đối với những nhan sắc chỉ đẹp dưới ánh đèn chớp tắt của vũ trường.
Loại "gái vẽ" thứ 3 chưa chắc có học hơn 2 loại trên nhưng cách xây dựng thương hiệu để mồi chài những con mồi "khủng", thu hoạch động trời, thì rõ là hơn hẳn. Đây chính là "gái vẽ" siêu hạng. Nếu các cô chấp nhận kiểu “ăn bánh trả tiền”, “tiền trao cháo múc” thì nguy cơ “bể danh” trên mặt báo là cực kỳ cao. Chính vì vậy, "gái vẽ" loại này chỉ “cặp” rồi “moi” chứ dứt khoát nói "không" với những lời đề nghị khiếm nhã.
Khi xác định mình “đủ độ đẹp”, những cô gái này liền ghi danh vào học ở các trung tâm đào tạo người mẫu, diễn viên. Sau đó, bằng mọi giá phải bon chen vào thế giới showbiz, kể cả “cúng tiền” và “cúng thịt”. Khi định danh là một thành viên, dù nhỏ hay to, của giới nghệ thuật, các cô mới bắt đầu trổ tài đánh bắt.
Trân - một nữ diễn viên tuổi trẻ tài cao - cũng lao vào các "cuộc săn" khi cơ thể chưa hoàn toàn nảy nở và cũng liên tục đánh bóng tên tuổi mình bằng hàng loạt scandal, đã tranh chấp ngấm ngầm với một "gái vẽ" "mần phim" khác là Hương. Gã đại gia (rất tiếc là dỏm) chơi chiêu bắt cá hai tay, công khai tạo cạnh tranh giữa hai cô "gái vẽ" chưa đến tuổi thành niên.
Trúng kế, Trân bớt đòi hỏi và ra sức “chứng minh tình yêu” với gã. Hương không khôn hơn mà là may mắn khi vẫn còn chút niềm tin vào tình yêu đích thực nên chưa nỡ rời bỏ anh bạn trai sinh viên của mình. Cuối cùng “kẻ cắp gặp bà già”, Trân mất rất nhiều mà chẳng nhận được bao nhiêu bèn nói lời chia tay gã bồ. Sau đó, để chữa thẹn khi mối tình (hay là cuộc săn tiền) bị truyền thông soi quá kỹ, cô "gái vẽ" đình đám này bèn đăng đàn lật tẩy gã đại gia lừa đảo.

Tuổi Hợi năm Quý Tỵ

Năm 2013 mang đến một vài sự kiện quan trọng trong đời sống tình cảm của các cá nhân tuổi Hợi.

Vị trí cuối trong bảng 12 con giáp được dành cho các cá nhân tuổi Hợi, những con người rộng lượng và sống đa cảm. Thuộc tuýp sống quyết tâm, khi đã vạch ra mục tiêu cho mình, họ sẽ cống hiến toàn bộ thời gian, công sức để đến đích. Dù rất ít khi tìm kiếm sự chia sẻ của mọi người, tuổi Hợi sẵn lòng giúp đỡ khi được đề nghị. Họ sống thoải mái, không hồ nghi, thậm chí còn dễ bị lừa. Nếu một ai đó muốn giữ mối quan hệ bền lâu với tuổi Hợi, họ chỉ cần sự chân thành và thấu hiểu, thế là đủ.
Đối diện với những vấn đề khó khăn, tuổi Hợi thường giữ cho mình cái nhìn lạc quan. Họ sống có trách nhiệm và yêu mến những người xung quanh, đôi khi cho đi mà không tiếc bất cứ điều gì. Đây trở thành một yếu điểm của họ. Trong cuộc sống, tuổi Hợi thích sự thoải mái, dễ chịu và luôn làm mọi việc để duy trì điều này. Họ tiêu xài phung phí, đôi khi không nghĩ đến tiết kiệm.
Lòng tốt là một đức tính đẹp của tuổi Hợi, nhưng với 2013 này, nó có thể mang lại cho bạn sự rắc rối nếu bạn không có sự kiểm soát. Ngoài ra, đây là năm mà bạn cần học cách bảo vệ mình, lãnh nhận những sự đánh giá mà bạn xứng đáng.
Tuổi Hợi hợp với Mão, Mùi và khắc với Tỵ, Thân.
2013 là năm mà các cá nhân tuổi Hợi có thêm các cơ hội học hành, trải nghiệm.
Về tài chính và sự nghiệp:
Sự nhiệt tình quá mức khiến bạn mải lo cho công việc của ai đó mà xao nhãng những trách nhiệm cá nhân. Sẽ thật tồi tệ khi bạn chẳng có được chút công trạng nào trong thành công của người đó bởi sự phủi tay của họ. Đó là điều mà bạn nên đề phòng trong 2013 này.
Năm Quý Tỵ cũng mang đến cho bạn không ít những thử thách trong sự nghiệp. Đây là năm mà bạn không nhận được nhiều sự giúp đỡ như mong muốn, kèm theo đó là một số chướng ngại vật khiến bạn khó lòng đạt được mục tiêu ban đầu. Để tránh rắc rối, nên đặc biệt thận trọng trong lời ăn tiếng nói, tập trung nhiều hơn vào công việc và giữ cho mình lối sống kín tiếng. Tránh đầu tư tiền vào những hoạt động mạo hiểm.
Trong năm, bạn sẽ phải đối mặt với những cuộc đối đầu khá gay go có ảnh hưởng đến sự nghiệp. Khối lượng công việc tăng cường khiến bạn vất vả hơn so với 2012, bạn thậm chí phải đi công tác xa nhà hay lãnh nhận những vị trí công việc mới. Trong mọi hoàn cảnh, đừng để sự thay đổi nhân sự tác động tới tinh thần. Điều quan trọng luôn là kiên nhẫn, tránh gây bất hòa. Vị trí của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn nỗ lực và quyết tâm.
Tình hình tài chính cũng không có thêm nhiều tín hiệu khả quan. Để có được đồng tiền, năm nay, tuổi Hợi sẽ phải vất vả hơn so với các cung hoàng đạo khác. Nó đòi hỏi bạn không chỉ sự đầu tư chất xám, thời gian mà còn là sự khéo léo, nếu không bạn có thể rơi vào hoàn cảnh "được tiền mất bạn".
Về chuyện tình cảm:
Đôi khi bạn cho đi 110% những gì mình có, và trong tình yêu, đây là một sai lầm có thể khiến bạn tổn thương, đặc biệt trong năm 2013 này. Hãy đầu tư vào những mối quan hệ mà bạn thấy chắc tương lai thay vì trao tình cảm mù quáng.
Luôn để trái tim ra phán quyết thay lý trí, tuổi Hợi thành thực quá mức với mọi người và luôn cho rằng đối phương cũng sẽ đáp trả như vậy. Đây chính là lý do khiến họ dễ tổn thương, đau khổ. Và, nếu có một lời khuyên nào đó hữu ích nhất cho bạn trong năm này, nó chính là: Học cách cân bằng. Hãy thực tế và biết hồ nghi đúng lúc, đừng vun trồng cho những gì bạn biết là không xứng đáng. Một vài thời điểm trong năm, khoảng cách chính là trở ngại cho bạn và đối tác.
Công việc có thể chiếm trọn thời gian của tuổi Hợi, nhưng đời sống tình cảm là phương diện mà bạn quan tâm nhất trong 2013 này. Nếu hôn nhân là mục tiêu của bạn, hãy đặt một chiếc nhẫn mặt đá dưới gối để bổ trợ may mắn cho đường tình duyên. Tháng tư, tháng 10 và 12 có thể là những thời điểm may mắn hơn cho tuổi này.
Về sức khỏe:
Bận rộn với công việc có thể là lý do khiến tuổi Hợi thiếu quan tâm tới sức khỏe. Mâu thuẫn cũng có thể gây cho bạn sự thiếu tập trung, tinh thần xuống dốc. Điều chỉnh lịch làm việc hợp lý, tránh lo âu, căng thẳng gây tổn hại sức khỏe.
Nhận diện các cá nhân tuổi Hợi:
Năm sinh: 1923, 1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031
Số may mắn: 2, 5, 8
Màu may mắn: Vàng, xám, nâu
Hoa may mắn: Hoa tú cầu, hoa cúc
Bảng hợp, khắc của các cá nhân tuổi Hợi trong 2013:
Tuổi Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Hợi Hạnh phúc và bền chặt Mâu thuẫn, hồ nghi Gây tổn thương cho nhau Một cặp hài hòa, đáng ngưỡng mộ Tương hỗ Hay cãi vã Một cặp lãng mạn Gắn bó, nồng nàn Dễ tan vỡ Hạnh phúc Hạnh phúc Hòa hợp và bổ sung cho nhau

Cảnh sát cơ động ngã giá ngay tại trụ sở

Nếu như Đội trưởng đội Cảnh sát trật tự cơ động quận 6 (TP.HCM) "làm luật" với chủ xe tại quán nhậu, thì trật tự cơ động quận Bình Tân công khai hơn, tổ chức ngã giá với chủ xe ngay tại trụ sở.
Trong quá trình tìm hiểu nạn "làm luật" để mua đường, đi đâu, gặp tài xế nào chúng tôi cũng nghe kể vanh vách cách làm tiền trắng trợn, có tổ chức của Đội Cảnh sát TTCĐ - Công an quận Bình Tân. Theo cánh tài xế, sau khi ngã giá xong mức chung chi hằng tháng, chủ xe phải đóng tiền, báo số lượng xe và biển số cho trung tá Thiều Quang Văn, người được coi là “thủ quỹ” của Ðội Cảnh sát TTCĐ - Công an quận Bình Tân.
Trung tá Chương
Trung tá Chương - người quyết định giá bảo kê xe tải của anh H.
Trả giấy tờ ở quán nhậu
Anh H. là một tài xế xe mới bị hai cảnh sát TTCĐ bắt, nhưng không lập biên bản mà chỉ giữ giấy tờ. Trước khi cầm giấy tờ của tài xế phóng mô tô đi, hai cảnh sát còn dặn lại: “Muốn gì thì tới đội làm việc”. Sáng 27/11, anh H. tới trụ sở Đội Cảnh TTCĐ - Công an quận Bình Tân (nằm sát quốc lộ 1A). Vào đến phòng, H. thấy lúc này có 3 cảnh sát TTCĐ đang làm việc. Anh H. phân bua: “Hôm qua có hai anh Khoa và Mẫn giữ giấy tờ của em, nay em đến gặp để xin lại”. Mấy cảnh sát nghe vậy hướng dẫn: “Muốn gặp Khoa và Mẫn thì 10h mai lên”.
Trước đó, H. đã nghe các tài xế khác nói “thấy ai tên Chương cứ đặt thẳng vấn đề”, nên H. nhìn chung quanh và thấy một trung tá ngồi ở bàn làm việc có bảng tên “Nguyễn Hoàng Chương - Phó đội trưởng đội CSTTCĐ”. H. đặt vấn đề luôn với trung tá Chương: “Em có 7 chiếc xe tải chạy, nhờ anh giúp đỡ”. Nghe vậy, trung tá Chương liền cho H. số điện thoại của thiếu tá Hoàng Văn Khoa và dặn: “Cứ điện thoại cho Khoa xưng là cháu chú Chương, nó sẽ trả lại giấy tờ”.
Khoảng 11h, anh H. điện thoại cho thiếu tá Khoa và được hẹn đến ngã tư quốc lộ 1A và Lê Trọng Tấn. Đến nơi, thiếu tá Khoa dẫn anh H. vào một quán nhậu và gọi mấy người bạn tới cùng nhậu với anh H. Nhậu xong, thiếu tá Khoa trả lại anh H. giấy tờ xe và dặn: “Cứ gặp ông Chương nhé!”.
Do bận nhiều việc nên hai ngày sau anh H. vẫn chưa lên gặp ông  Chương. Sáng 28/11, trung tá Chương điện thoại trực tiếp cho anh H. dặn 7h sáng 29/11 lên gặp ông. Tuy nhiên, cả ngày 29/11 anh H. vẫn chưa lên được. Sáng sớm 30/11, anh H. điện thoại xin "gia hạn" thì ông Chương trách: “Cả buổi hôm qua anh chờ mãi mà mày không tới, sáng nay mày lên đi, anh đợi ở cơ quan...”.
“Ba mươi hoặc một tây nghe không”
Biết không thoát được, 7h sáng 30/11, anh H. lên gặp trung tá Chương. Khoảng 7h30, anh H. mở cửa bước vào phòng làm việc của Đội Cảnh sát TTCĐ, lúc này bên trong đội có trung tá Nguyễn Hoàng Chương (đội phó) và 3 cán bộ gồm: đại úy Võ Minh Mẫn, trung tá Võ Văn Lâm, trung tá Thiều Quang Văn.
Nhìn thấy anh H., trung tá Chương nói ngay:  “Mày có mấy chiếc xe, ý mày là sao mày nói luôn đi, mày đăng ký số xe ra đây để anh em tính”. Anh H. phân bua: “Em có 7 chiếc xe nhưng đi vào địa bàn quận Bình Tân chỉ có hai chiếc thôi”. Nghe vậy đại úy Mẫn nói ngay: “Đăng ký 2 chiếc lỡ chiếc thứ 3 vô thì sao, phải tính, tính sổ nha”. Ngồi bàn kế bên, trung tá Lâm đưa ra phương án: “Thôi kệ nó, có 7 chiếc đăng ký 2 chiếc tính 2 chiếc; còn xe ra vô, xe nào tính xe đó”.
Trung tá Văn nhận tiền bảo kê xe của anh H.
Đại úy Mẫn liên tục ngã giá với anh H.
Trung tá Chương vẫn gợi ý: “Mày có 7 chiếc, mày ghi số xe 7 chiếc để anh triển khai cho anh em nó tính”. Nghe vậy đại úy Mẫn tiếp lời trung tá Chương: “Hỏi nó đăng ký mấy chiếc”. Anh H. vẫn xin đăng ký 2 chiếc thì lập tức trung tá Chương cảnh cáo: “Có 7 chiếc đăng ký 2 chiếc hả. Nếu đăng ký 2 chiếc mà những chiếc kia vào thì ráng chịu nha…”. Đại úy Mẫn tiếp: “Anh em đâu đó đàng hoàng, đăng ký hai chiếc ghi biển số xe, còn chiếc thứ 3 vào ráng chịu nha, anh em không chấp nhận, nói một là một hai là hai. Giờ sao, ông ghi số xe đi, tháng ông ủng hộ cho anh em bao nhiêu nào, nếu được thì bụp, còn không tính...?”.
“Mỗi xe bốn năm trăm gì đó được không” - anh H. nói. “Hai chiếc, chai nghe không, giờ sao anh Chương, hai chiếc chai…?” - đại úy Mẫn hỏi trung tá Chương. Đang ngồi ở bàn làm việc, trung tá Chương đứng dậy cầm tờ giấy nhỏ đưa cho anh H. và lệnh: “Mày ghi số xe vào đây đi, để hằng tháng rồi…”. Đại úy Mẫn nhắc thêm: “Ba mươi hoặc một tây nghe không”.
Bao luôn giờ cao điểm
Lúc này trung tá Văn đang ngồi ở bàn làm việc, nghe trung tá Chương nói vậy liền đứng dậy mở tủ lấy một chồng hồ sơ ra. Anh H. nói luôn: “Anh Văn, em nói trước em đi luôn giờ cấm nha anh Văn”. “Rồi, giờ cao điểm thì giờ cao điểm, ông vô thì vô nhưng chỉ đơn vị này thôi, đơn vị khác là không được đâu nha”.
Đại úy Mẫn chen thêm: “Anh em nói thẳng nha, chỉ cảnh sát trật tự thôi, còn giao thông và công chánh ông tự lo nha”. “Giờ tháng mấy nhỉ, tính từ tháng 12 mỗi tháng 1 triệu...” - trung tá Văn tính toán để nhận tiền của anh H. Thỏa thuận xong, anh H. đọc số xe cho trung tá Văn ghi vào tập hồ sơ, rồi đếm 20 tờ bạc mệnh giá 50.000 đồng đưa cho trung tá Văn. Trung tá Văn đếm đủ 1 triệu đồng liền kẹp vào tập hồ sơ khá dày, cất vào tủ.
Sau khi “ngã giá” xong và đóng tiền “bảo kê” tháng 12 cho hai xe tải của mình đi vào giờ cấm trên địa bàn quận Bình Tân, anh H. năn nỉ trung tá Văn: “Giờ chỉ sợ công chánh thôi. Anh Văn, sau này có nhiều xe bớt còn bốn trăm nha”. “Mày biết mày đưa số xe đi, mày gửi năm trăm đây mà mày lại đưa bốn trăm, mày nói ông ý (ý nói trung tá Chương - PV)..” - trung tá Văn trả lời.
Nghe vậy anh H. quay sang bàn trung tá Chương: “Sếp, xe nhiều bớt còn bốn trăm nha”. “Mày gửi năm trăm đi, tao thương mày, giờ Nghị định 71 nó ấy rồi... Mày gửi 7 chiếc ba triệu rưỡi đi” - trung tá Chương vẫn kiên quyết.
Quay sang đại úy Mẫn, anh H. tiếp tục năn nỉ: “Anh Mẫn, xe nhiều tính khác đi, anh lên tiếng cái đi, anh ở ngoài đường anh bắt không à”. “Ổng sếp mà, ổng là đại ca ở đây mà sao dám nói, ông nói ổng đi chứ. Tôi nói với ông nè, ông ủng hộ tôi... anh em còn đó, sau này giúp đỡ này kia không đáng là nhiêu, hiểu không. Ông thấy không, ông quá tải tụi tôi cũng xí xóa, đâu khi nào bắt ông, giờ cao điểm nữa. Còn công chánh quất ông thẳng giò, giao thông chưa chắc nó lấy kiểu vậy, tôi đây tình cảm, giao thông khác, ông tính của ông đi, còn của ông nào ông lên đấy gặp…” - đại úy Mẫn nói.

Xem mặt 2 đại gia Việt nổi danh trên đất Mỹ

Nhiều năm qua, Khu thương mại Phước Lộc Thọ vẫn được biết đến như một thương xá sầm uất nhất tại khu Little Saigon, Quận Cam, bang California (Mỹ). Khu thương mại này gắn liền với “tổng công trình sư” của nó là ông Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát), 63 tuổi, một doanh nhân cực kỳ thành đạt tại California.
 
Học không vì bằng cấp
Tỉ phú Trung Dung 
Tự sự trên tờ The New York Times, ông Triệu Như Phát đã kể lại quá trình phấn đấu không ngừng của bản thân. Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
 
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
 
Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm. Ông nói: “Tôi không quan tâm việc lấy bằng cấp. Tôi chỉ muốn có kiến thức để có thể phát triển trong lĩnh vực bất động sản”.
 
Tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm, ông quyết định theo học các chương trình đào tạo về bất động sản, tài chính doanh nghiệp, luật kinh doanh, kế toán, thiết kế và xây dựng. Kiến thức giúp ông Jao thuyết phục được các nhà đầu tư tham gia những dự án của ông. Việc mua đi bán lại một số ngôi nhà, khu bất động sản đem đến cho ông một số vốn nhất định.
 
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
 
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
 
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.
 
Gần đây, ông cùng tỉ phú Trung Dung, một doanh nhân gốc Việt, và một số cộng sự thành lập Công ty V-home Group.
 
Từ 2 USD trở thành tỉ phú
 
Không có sẵn nền tảng tiếng Anh khi đến Mỹ như ông Triệu Như Phát nhưng tỉ phú Trung Dung (45 tuổi) cũng làm nên thành công vang dội, được nhiều tờ báo, tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới nhiều lần nhắc đến.
Doanh nhân Triệu Như Phát 
Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học. Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính. Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
 
Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu.  Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996. Nỗ lực “ra riêng” này của ông gặp vô số thách thức trong thời gian đầu khi chẳng có mấy đơn vị đồng ý tham gia đầu tư, theo tờ Sanfrancisco Chronicle.
 
Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ  gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
 
Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
 
Sau khi bán OnDisplay, tỉ phú Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh khác và đạt không ít thành công. Ngoài ra, ông cũng từng là thành viên Ban giám đốc của VEF và có nhiều đóng góp cho quỹ này.