Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Phong thủy cho nhà bếp: Những nguyên tắc cần lưu ý

Nếu trong nhà có một góc nào đó dễ khiến mọi thành viên nhớ nhất lúc đi xa thì hẳn đó sẽ là bếp. Bếp là nơi giữ lửa cho mái ấm, là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân. Bếp cũng là “thế giới riêng” của người phụ nữ, để thể hiện nét mềm mại nữ tính, cả sự gọn gàng vén khéo của mình.  Trong thuật phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Bếp được các nhà phong thủy nói riêng và tổ tiên ông bà xưa nói chung xem như nguồn năng lượng sống, nguồn tài lộc, nơi quyết định sự hưng phát, hạnh phúc của cả gia đình.

Vị trí nhà bếp theo phong thủy:
Trước tiên là nhà bếp không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, bởi vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi trùng và các luồng khí không tốt, dễ gây nên các bệnh qua đường ăn uống.
Cũng nên tránh đặt bếp gần phòng ngủ hoặc đối diện với phòng ngủ, vì bếp là nơi sinh nhiệt và có nhiều khói dầu mỡ độc hại, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của gia chủ. Cũng không nên đặt bếp ở góc tường hoặc góc nhọn, ngoài trường hợp bất khả kháng.
Hướng đặt bếp phải hợp với cung bổn mạng, toạ hung mà hướng cát. Hoả môn (của bếp) cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành. Nó sẽ giúp cho tài lộc của gia chủ hưng vượng.
Theo phong thủy, thế bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc. Bếp cần được đặt ở cung tương hợp và cung sơn chủ (mặt hậu của nhà) nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà. Cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp thì tài lộc của gia chủ sẽ phát, gia đình thịnh vượng.
Phòng bếp được coi là "trái tim" trong ngôi nhà của bạn. Do vậy thuật phong thủy với phòng bếp được nhiều người chú ý.
Ngũ hành sinh khắc
Theo phong thủy, nhà bếp có hai yếu tố tương phản nhau. Thứ nhất, vì đó là nơi chế biến các món ăn nên tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của gia đình. Đây là nơi thường xuyên có lửa nên có thể sẽ làm giảm những điều may mắn ở nơi mà nó có mặt. Yếu tố còn lại là tủ lạnh và nơi rửa chén bát, vốn tượng trưng cho “nước”. Trong ngũ hành, nước và lửa là hai thành tố khắc nhau, vì thế cần có một sự sắp đặt cân bằng giữa chúng, như là cách cân bằng âm – dương cho không gian nhà bếp của gia đình.
Theo phong thủy, bếp lò, tủ lạnh, bồn rửa bát nên sắp xếp theo hình tam giác.
Do vậy, bạn không nên đặt bếp quá gần chậu rửa, cũng không nên kẹp bếp giữa bồn rửa và tủ lạnh, khoảng cách cần thiết giữa chúng ít nhất là phải 60cm. Lý do là vì “nước” và “lửa” là hai thành tố khắc nhau. Nước cần phải được đặt cách xa lửa. Đặt một cái bàn hay kệ nhỏ giữa bếp lửa và nơi rửa chén bát cũng là cách có thể giúp bạn hóa giải sự tương khắc giữa chúng.
Để cân bằng  làm cho thành cục diện thủy hỏa cộng giúp, tất có thể làm cho phong thủy phòng bếp hòa hợp, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của hỏa. Tuy vậy, vì hỏa kỵ thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu.
Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc".
Đồ đạc trong nhà bếp cũng cần được sắp xếp theo phong thủy để mang lại sự hưng vượng cho căn bếp.
Về màu sắc
Trong phong thủy màu sắc của bếp cũng góp phần rất quan trọng cho không gian bếp, nên khi sử dụng màu sơn cho bếp phải chọn những màu hài hòa và phù hợp với thuyết ngũ hành, ngược lại sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Theo Ngũ Hành thì mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, do đó màu sắc trong bếp nên là các màu xanh (mộc), màu đỏ sậm hoặc cam (hỏa) và màu vàng (thổ). Gần khu vực nấu nên dùng màu sáng để dễ làm vệ sinh nhưng đừng dùng màu tươi quá sẽ tạo cảm giác nóng nực.
Sắp đặt đồ bếp
Nếu như trong bếp có dùng lò vi ba và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt cát phương của bạn. Tức nồi cơm điện và lò vi ba đặt tại vị trí tốt của bạn. Nên đặt tủ lạnh ở hướng lành (Bắc, Đông Nam) vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ, tủ lạnh sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối.
Vì là nơi chế biến các món ăn cho gia đình, tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc, bếp lửa cần phải được đặt theo hướng tốt nhất của người trụ cột trong nhà. Với những dụng cụ dùng gas hoặc điện, bạn nên lưu ý đến vị trí nguồn điện hoặc gas cung cấp cho chúng.
Riêng nồi cơm điện (mặt có các nút bấm điều khiển) không nên hướng thẳng ra cửa chính, vì điều này ám chỉ có thể làm nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài. Trong khi đó các nút bấm điều khiển của bếp lò hướng thẳng lên trần nhà là điều có thể chấp nhận được.
Về bàn ăn: Phong cách truyền thống thường sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.
Nên đặt bàn ăn ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần. Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
Tối kỵ đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.

Trị nám, tàn nhang bằng rau...trong bếp

Các loại rau quen thuộc trên bàn bếp sẽ giúp bạn đánh bay vết nám và tàn nhang.

Rau cải xoong
Trong 100g rau cải xoong,  protein chiếm 1,7 - 2g, chất béo 0,2 - 0,3g, gluxit 3 - 4g, chất xơ 0,8 - 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác như sắt, canxi và axit folic. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao 20 - 30mg/100g.
Do cải xoong có chứa các chất chống oxy hóa nên nó còn được biết đến là thực phẩm giúp hồi sinh làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa làm giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông, còn sắt thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám giúp da trắng sáng hơn.

Cải xoonng rất tốt cho việc điều trị nám và tàn nhang.
Cách thực hiện:
- Lấy 20g cải xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng .
- Dùng túm vải hỗn hợp cải xoong mật ong trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, thâm nám 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.
Bạn nên kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày trong một thời gian sẽ giúp làm mờ đáng kể các vết tàn nhang và thâm nám trên da mặt.
Rau ngót
Rau ngót chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là vitamin A, C.  Lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi và nhiều loại rau khác…..thành phần quan trọng  trong quá trình sản xuất collagen  (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch.

Rau ngót nhiều công dụng nhưng ít ai biết đến nó còn được dùng để điều trị nám, tàn nhang.
Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương, cải thiện chức năng não, làm mờ vết thâm nám trên da.
Cách thực hiện:
- Rau ngót rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, hoặc giã chắt lấy nước cốt. Nước cốt sau khi chắt nên uống ngay thì mới có tác dụng trị nám, tàn nhang và làm đẹp da hiệu quả.
Lưu ý: chỉ nên dùng nước cốt nguyên chất, không nên cho thêm đường vì sẽ làm mất tác dụng.
- Hoặc giã một chút rau ngót với một chút gừng, vắt lấy nước và thoa đều hỗn hợp lên những vùng bị nám, tàn nhang trên da và để 15 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện đều đặn cho đến khi các đốm nám, tàn nhang mờ đi.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng rau ngót dưới hình thức bồi bổ bên trong như nấu canh. Rau ngót vừa bổ dưỡng, vừa giàu vitamin A, C giúp trị nám, tàn nhang từ bên trong cho làn da trắng hồng rạng rỡ.

Hãy dùng nước rau ngót thao lên vùng da nám mỗi ngày để có làn da sáng đẹp hơn.
Rau mùi
Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm có tác dụng bổ tỳ vị, cương dương, trị long đờm, chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, chữa tiêu chảy, hạ cholesterol trong máu, chữa viêm kết mạc, rọng kinh…
Ngoài ra, theo Tây y, rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng. Kết quả phân tích trong 100g lá có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng tố vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường. Các khoáng tố gồm calcium, phosphor, sắt; các vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Trong hạt, các thành phần giống như trong lá nhưng có hàm lượng cao hơn và còn chứa nhiều tinh dầu. Do vậy rau mùi còn rất tốt cho việc chăm sóc da và điều trị nám, tàn nhang.

Rau mùi hỗ trợ tích cực trong việc xóa mờ thâm nám và tàn nhang.
Cách thực hiện:
- Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ, đem ngâm vào nước nóng khoảng 5-10 phút. Lấy nước đó rửa mặt. Làm đều đặn hàng ngày các vùng da bị tàn nhang sẽ mờ dần đi.
- Bạn có thể dùng theo công thức rau mùi và nước cốt chanh: Bạn hãy dùng một nắm rau mùi rửa sạch, để ráo nước rồi xay ép lấy nước. Trộn nước ép rau mùi với 2 thìa nước cốt chanh sẽ có được một hỗn hợp.

Làn da bạn sẽ trở nên sáng hơn sau một thời gian sử dụng rau mùi để làm đẹp.
Thoa hỗn hợp này lên mặt, đặc biệt là vùng bị nám và tàn nhang. Các hoạt chất có trong rau mùi và chanh giúp làm mờ dần các vết thâm nám, cho bạn làn da sang mịn hơn. Ngoài ra, bạn có thể sắc quả mùi lấy nước để rửa mặt mỗi ngày cũng giúp làm mờ các vết nám và những nốt đen xấu xí trên mặt.
Củ cải và giá đỗ
Củ cải trắng và giá đỗ là 2 loại rau giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
Theo Tây y, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; Đặc biệt các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nám da và tàn nhang.
Trong khi đó, giá đỗ xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E là 2 dưỡng chất cơ bản giúp chống lại sạm da, nám da và tàn nhang.

Củ cải và giá đỗ giúp điều trị nám tàn nhang cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
-  Chọn 1 củ cải trắng ngon rồi gọt vỏ xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Cùng với đó, xay nhuyễn 1 nắm giá đỗ đã rửa sạch và vắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 cốc nước giá đỗ và nước củ cải hoặc uống cách ngày sẽ giúp điều trị nám và tan nhang hiệu quả.
- Dùng 2 loại nước đó rồi thoa lên vùng da nám, tàn nhang hàng ngày. Củ cải có tính tẩy nhẹ sẽ làm mờ các sắc tố nâu, đen, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ giúp lấy lại làn da trắng sáng.
- Lấy một khoanh củ cải, rửa sạch, nghiền nát dùng để đắp mặt trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Chất tẩy trắng tự nhiên có trong củ cải sẽ giúp làm mờ các vết nám, giúp bạn cải thiện làn da hiệu quả.

Củ cải chứa chất tẩy nhẹ tự nhiên sẽ lấy đi các vệt nám đáng phiền muộn trên da mặt bạn.
Lưu ý: Bạn nên kết hợp bổ sung các Vitamin C và A có trong củ cải và giá đỗ cả bên trong lẫn bên ngoài, sau 1 năm bạn sẽ thấy làn da được cải thiện đến 70%.