Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người

Có nhiều cách đơn giản dễ làm bố mẹ có thể áp dụng ngay từ khi con mới sinh để phát triển não bé
Muốn con thông minh, tài giỏi là ham muốn của tất cả các ông bố bà mẹ. Không ai sinh ra đã cũng may mắn được trời bú cho tài năng thiên bẩm. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của con như gen di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, mối trường sống. Dưới đây là danh sách các cách đơn giản mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh hơn.
1. Kích thích thị giác của trẻ
1. Giao tiếp bằng mắt: Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội để nhìn thẳng vào mắt của con khi chúng  mở mắt. Trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm, nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé lưu trữ được hình ảnh đó trong bộ nhớ.
2. Cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 2 ngày tuổi có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.
3. Để cho bé phản ứng: Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của chính mình ở trong gương. Lúc đầu, con có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ thích khi được em bé trong gương mỉm cười và vẫy tay với bé.
4. Thực hiện sự khác biệt: Giơ 2 bức ảnh cách khoảng 20cm so với mặt bé. Mẹ có thể chọn 2 bức ảnh khác nhau, chẳng hạn một bức là hình cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Mẹ nên biết rằng ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn khởi đầu cho khả năng tư duy và đọc của bé về sau.
2.Trò chuyện và cười cùng bé
5. Bập bẹ nói chuyện với con: Khi mẹ nói chuyện với con, hãy nói chậm và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Dần dần như vậy, bé sẽ bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và lấp kín được khoảng trống.
45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người
Trò chuyện cùng con là cách giúp con nhanh chóng phát triển khả năng ngôn ngữ (Ảnh minh họa)
6. Đa dạng giọng điệu: Bé sẽ thích nghe nhiều giọng điệu khác nhau từ mẹ, do đó mẹ nên cố gắng đa dạng cách nói chuyện cùng giọng điệu để thu hút sự chú ý của bé.
7. Hát một bài hát: Mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nhiều giai điệu phù hợp với trẻ để có thể hát cho con nghe. Hoặc mẹ hãy trở thành nhạc sĩ, tự sáng tác ra những vần điệu (chẳng hạn như lời nhạc, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã…). Một số nghiên cứu cho thất rằng việc làm quen với âm nhạc ngay từ nhỏ sẽ có liên quan đến khả năng tư duy môn toán học của bé sau này.
8. Dạy bé nhân-quả: Khi mẹ báo với con “mẹ sẽ bật đèn”, rồi bật công tắc đèn nghĩa là mẹ đã dạy cho bé biết về luật nhân –quả.
9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là bước phát triển đầu tiên, kích thích sự hài hước của bé. Mẹ có thể cùng bé chơi trò “heo con bé nhỏ” và kết thúc trò chơi bằng cách cù dưới cằm con.
10. Hãy làm một khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, má hoặc chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.
3.Thời gian cho hai mẹ con
11. Cho con bú ngay khi đói: Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những đứa trẻ dũng sữa ngoài. Quan trọng là, thời gian cho con bú là lúc hai mẹ con có thể gâng gũi với nhau hơn, mẹ có thể hát, nói chuyện hay đơn giản là vuốt ve mái tóc của bé.
12. Dạy bé khi thay tã: Tận dụng thời gian đó, mẹ hãy dạy con về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.
13. Nói không với ti vi: Sự phát triển của não bé trong những tháng đầu đời không cần phụ thuộc vào tivi hay bất cứ một chương trình truyền hình nào. Do đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện giúp con nhận thức nhanh hơn.
14. Đừng quên cho con nghỉ ngơi:  Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít phút ngồi trên sàn nhà với bé, không cần âm nhạc, ánh sáng hay bất cứ trò chơi nào. Mẹ hãy cứ để bé tự mình ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
4. Phát triển thể chất
15. Nằm và chơi: Mẹ nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.
16. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó chỉ cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.
17. Bò theo mẹ: Mẹ bò phía trước để con bò theo. mẹ nên thay đổi tốc độ nhanh, chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.
5. Khám phá môi trường mới
18. Chia sẻ cảnh quan: Thỉnh thoảng mẹ nên cho bé ra ngoài đi dạo. Đặt bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, mẹ có thể nói cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Đó là một con chó con” hoặc “Cái cây này to quá” hay “Con có nghe thấy còi xe cứu hỏa không”... Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.
Bài liên quan: 
Giúp mẹ nhận biết con thông minh từ bé
Sai lầm khiến con “bớt” thông minh
Phương pháp chuẩn dạy trẻ thông minh từ 0 tuổi
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng
19. Đi mua sắm: Mẹ có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.
20. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.
6. Chơi cùng con
21. Tạo sự ngạc nhiên cho bé: Làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé và sau đó mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng của con.
22. Chơi trò giấu đồ: Lấy một vài hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả các hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi.
23. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
24. Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé. Có thể trong trường hợp này bé đang thích thử nghiệm về các định luật hấp dẫn.
7. Dạy bé về chất liệu
25. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, mẹ cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.
26. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc mẹ cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.
27. Để bé chạm vào nhiều thứ: Dắt bé đi bộ quanh nhà, mẹ cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.
28. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu...Làm vậy giúp con nhanh chóng nhận biết được các loại đồ ăn.
8. Dạy bé ngôn ngữ và đếm
29. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái: Chẳng hạn, đọc sách bắt đầu bằng chữ "a", ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.
30. Đếm tất cả mọi thứ: Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ cho bé sẽ giúp con tư duy tốt.
31. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng tuổi có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.
45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người
Đọc sách sớm cho bé là cách tốt để giúp trẻ thông minh hơn (Ảnh minh họa)
32. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.
33. Đi thư viện: Mẹ hãy cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.
9. Kích thích trí nhớ cho bé
34. Tạo album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.
35. Tạo một cuốn sách sở thú: Mẹ sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.
36. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.
37. Chơi trò nhận diện: Đặt một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm ảnh của từng người. Trò chơi này giúp bé sớm nhận diện được mọi người xung quanh.
10. Những lời khuyên phát triển khác
38. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.
39. Cho bé tự quyết: Đặt ra các món đồ khác nhau và cho bé được quyền tự lựa chọn thứ mà con thích.
40. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.
41. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.
42. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Việc làm này sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.
43. Hình ảnh và thực tế: Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.
44. Tìm màu: Mẹ gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục tìm kiếm.
45. Cho bé làm những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé. Việc này giúp xây dựng ý thức tự giác cho bé trong tương lai.
46. Học về khối lượng: Đây cũng là một cách hữu hiệu mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh. Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ...

10 bí quyết cực "độc" giúp trẻ tự tin

Dưới đây là 10 gợi ý giúp trẻ tự tin hơn:
Sẽ thật là tuyệt vời nếu chúng ta có thể giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin trong cuộc sống, để không chỉ tồn tại mà còn phấn đấu vươn lên. Một đứa trẻ tự tin cần có những suy nghĩ tích cực và thực tế về khả năng của mình.
 
Dưới đây là 10 gợi ý giúp trẻ tự tin hơn:

1. Hãy yêu trẻ
 
Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng có thể là điều quan trọng nhất mà bạn dành cho trẻ. Trẻ cần cảm nhận được rằng chúng được chấp nhận, được yêu, từ gia đình và mở rộng ra tới các nhóm như bạn bè, bạn học, nhóm chơi thể thao, cộng đồng xã hội. Hãy thường ôm trẻ và nói với chúng là bạn yêu chúng. Tình yêu không điều kiện sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự tin.

2. Hãy khuyến khích khi có thể
 
Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ bởi trẻ thường đo lượng những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ. Nhưng hãy chú ý thực tế trong lời khen ngợi của bạn. Nếu con bạn thất bại trong một nỗ lực nào đó, hãy động viên nỗ lực của trẻ chứ không phải là ca ngợi kết quả đạt được.

3. Giúp con bạn đặt những mục tiêu thực tế
 
Khi con bạn bắt đầu chơi bóng, ước mơ ban đầu sẽ là có mặt trong đội tuyển Olympic. Thế nhưng, khi ngay cả có chân trong đội bóng của lớp cũng không được, khi đó bạn cần hướng cho con đến những mục tiêu thực tế hơn. Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế để con bạn tránh cảm giác là người thất bại.
 
giup-tre-tu-tin-wpn
Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ bởi trẻ thường đo lượng những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ. 
4. Yêu bản thân
 
Hãy yêu bản thân mình trước khi bạn dạy con bạn yêu chúng. Hãy làm mẫu bằng cách tự tán thưởng mình khi đạt được thành tựu, chẳng hạn như về đích sớm trong một cuộc chạy, được thăng tiến trong công việc…hãy chia sẻ với con bạn. Hãy nói về những nỗ lực để có được những thành tựu đó với con bạn. Những cuộc nói chuyện như thế sẽ rất bổ ích cho con bạn để phát hiện ra chúng có thể có những khả năng gì và cần phát triển ra sao.

5. Hãy học cách phấn đấu
 
Không ai thành công với mọi thứ trong suốt cả đời. Sẽ có những lúc khó khăn, thất bại, gặp phải những chỉ trích và đau đớn. Hãy xem chúng như những bài học kinh nghiệm hơn là thất bại và thất vọng. Hãy dạy trẻ cách cố gắng và vùng dậy, hơn là dừng lại. Trẻ sẽ dần hiểu ra rằng khó khăn là một phần bình thường của cuộc sống và có thể kiểm soát được.

6. Suy nghĩ về tính độc lập và dũng cảm
 
Những đứa trẻ tự tin sẵn sàng trải nghiệm những thứ mới mẻ mà không có cảm giác sợ thất bại. Nếu chúng còn nhỏ, bạn cần phải giám sát chúng cẩn thận. Hãy đặt ra những tình huống đảm bảo an toàn mà trẻ có thể tự mình làm. Ví như bày cách làm bánh và để trẻ tự làm mà không can thiệp gì. Như thế, trẻ sẽ ngày càng tự tin và có ý thức trách nhiệm cao hơn với công việc của chúng.

7. Khuyến khích các hoạt động thể thao và thể chất khác
 
Thể thao không còn là lĩnh vực riêng của các cậu bé, mà nó giúp cho cả các em nam và nữ tự tin hơn trong các sinh hoạt. Chúng học được rằng chúng có thể luyện tập, cải thiện trình độ và đạt được mục tiêu. Chúng phát hiện ra năng lực, thế mạnh của bản thân, chấp nhận và tìm cách cải thiện những điểm yếu. Hãy cố gắng phát hiện ra một vài môn thể thao và hướng con bạn vào các môn đó, chẳng hạn như đá bóng, bơi, đi xe đạp hay tập võ…

8. Ủng hộ cho những nỗ lực theo đuổi một sở thích của trẻ
 
Mỗi người đều có một điểm mạnh nào đó, bạn cần tôn trọng và khuyến khích trẻ với những niềm đam mê của chúng, cho dù đôi khi nó không làm bạn hài lòng. Nếu đam mê của con bạn là chơi guitar trong một ban nhạc, hãy ủng hộ con bạn với điều kiện nó không ảnh hưởng đến việc học ở trường chẳng hạn. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải bạn cho con bạn hoàn toàn tự do mà vẫn có sự kiểm soát.

9. Đặt ra những quy định
 
Trẻ sẽ tự tin hơn khi chúng biết ai là người chịu trách nhiệm và chúng trông đợi điều gì. Thậm chí nếu con bạn nghĩ là các quy định có quá khắt khe, chúng cũng sẽ tự tin hơn vì biết được chúng có thể làm gì và không làm gì.

10. Xây dựng các mối quan hệ
 
Tự tin trong các mối quan hệ cũng là chìa khóa để xây dựng sự tự tin của con bạn. Mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất chính là lòng yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Nhưng khi các mối giao tiếp của con bạn mở rộng hơn, bạn cần giúp con bạn hiểu rằng hành động của chúng sẽ ảnh hưởng đến người khác ra sao, và cũng giúp con bạn giữ sự tự tin khi người khác tác động đến chúng. Là cha mẹ, bạn không nên xử lý mọi tình huống cho con, mà là dạy con bạn sự sẻ chia, lòng tốt bụng và sự tự tin để ứng xử với những thăng trầm trong các mối quan hệ.

9 điều con dâu tuyệt đối không nên nói với mẹ chồng

Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu sẽ thêm khăng khít khi nàng dâu biết khéo léo sử dụng ngôn từ trong câu nói hàng ngày của mình.
Biết điều gì nên hay không nên nói với mẹ chồng là một kỹ năng cần thiết cho các nàng dâu. Theo Theasianparent, nếu muốn giữ hòa khí với nhà chồng và mối quan hệ lâu dài với ông xã, bạn chớ nên thốt ra những điều dưới đây với mẹ chồng:

mẹ chồng nàng dâu
Không phải điều gì bạn cũng có thể nói với mẹ chồng nếu muốn mối quan hệ này luôn tốt đẹp. Ảnh minh hoạ
'Con có hỏi ý kiến của mẹ đâu'
 
Câu này giống như lời khẳng định mẹ chồng không cần thiết phải đưa ra ý kiến cho vấn đề của bạn. Tốt hơn, bạn nên nghĩ ý định của mẹ là tốt, và đơn giản chỉ cần cảm ơn ý kiến của bà, thay vì cự tuyệt nó. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm mọi việc theo ý mình sau đó - vì bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu mẹ chồng vẫn tiếp tục góp ý kiến, hãy nói "Cảm ơn mẹ, nhưng chúng con đã quyết định rồi ạ".

'Con không thể tin là mẹ lại bỏ phiếu cho ông ấy'
 
Chính trị và tôn giáo là hai chủ đề rất nhạy cảm và có thể mang lại căng thẳng không cần thiết cho gia đình. Nếu bạn muốn thảo luận về chính trị với mẹ chồng, hãy nhớ rằng không ai thắng trong cuộc tranh luận đó. Nếu mẹ chồng hỏi ý kiến bạn về một chính trị gia nào đó mà bà yêu thích nhưng bạn lại không có ấn tượng tốt, cách tốt nhất là né tránh câu hỏi hay thay đổi chủ đề.

'Sao mẹ không dạy con trai mình biết...'
 
Phàn nàn với mẹ chồng về điều gì đó về việc chồng bạn làm hay không làm, là không công bằng. Đó là người đàn ông trưởng thành và cưới anh ta là quyết định của bạn, vì thế, cái sai của chồng không phải là lỗi của mẹ anh ấy. Nguyên tắc hàng đầu: Tốt nhất là không kéo mẹ chồng vào các vấn đề hôn nhân của bạn, hay bất cứ vấn đề liên quan giữa bạn và chồng.

'Tết (hay một kỳ nghỉ lễ nào đó) ở nhà con vui hơn nhiều'
 
Nói điều này cho thấy bạn coi mối quan hệ của mình với gia đình chồng thật xa cách vì bạn không thừa nhận đó cũng là gia đình của bạn. Gia đình là gia đình - cho dù là ràng buộc về mặt sinh học hay bởi hôn nhân. Bạn nên cố gắng đừng phân biệt hay tệ hơn, so sánh, ít nhất là nói ra bằng lời.

'Chúng con bận lắm, không đến gặp mẹ được đâu'
 
Mẹ chồng có thể mong đợi được gặp vợ chồng bạn nhiều hơn có thể, hoặc nhiều hơn mong muốn của bạn. Hãy sắp xếp thời giạn hợp lý để có thời gian dành cho bà. Việc này cũng giúp kéo chồng đứng về phía bạn. Và nếu bạn thực sự ngập đầu với các việc vặt và lịch đi chơi, cũng hãy dành chút thời gian cho bà. Không ai thích cảm giác bị bỏ rơi.
 

'Sẽ tốt hơn nếu con trai mẹ nói với mẹ những tin này'
 
Đừng trốn tránh trách nhiệm của bạn để có mối quan hệ ân cần chân thành, cởi mở với mẹ chồng. Và đừng lấy sự gắn bó của chồng bạn với bố mẹ anh ấy như là một cái cớ để bạn thoái thác vai trò của mình. Ngay cả khi thực sự những thông tin đó do chồng bạn nói thì tốt hơn, hãy nói "Con sẽ để chồng nói với bố mẹ về điều này, vì con không muốn 'tranh công' với anh ấy. Nhưng con chắc bố mẹ sẽ ngạc nhiên/ phấn chấn lắm đấy ạ". Ngoài ra, đừng gọi chồng/ vợ bạn là "con trai/ con gái mẹ" - nghe khiếm nhã và khiêu khích. Chồng bạn được bố mẹ đặt tên, và bạn cưới một người đàn ông đã trưởng thành, chứ không phải con của bố mẹ anh ấy.
 
'Con sẽ không để mẹ gặp các cháu nữa đâu'
 
Đừng dùng điều này như một vũ khí để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với mẹ chồng. Như thế là không công bằng (con bạn không phải là công cụ của bạn và chúng xứng đáng được gặp bà nội) và nó tạo ra sự bất bình trước các thành viên gia đình rằng bạn đã đe dọa mẹ chồng. Tương tự, mẹ chồng bạn sẽ luôn nhớ và có thể lấy điều này chống lại bạn, rằng bạn đã giữ các con tránh xa bà chỉ vì hai người bất đồng.
 
'Con không thể ăn nổi thứ này'
 
Ngay cả khi bạn có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tôn giáo hay sức khỏe không hợp với cách nấu nướng của mẹ chồng, hãy tìm một cách khác, thân thiện hơn để cho bà biết điều đó. Bữa ăn là nền tảng quan trọng trong hầu hết các gia đình châu Á. Bạn nói không thể ăn được món gì đó do mẹ chồng nấu chẳng khác nào bạn phủ nhận khả năng nấu nướng của bà. Nếu chỉ là vấn đề khẩu vị, hãy thử nếm món đó. Bạn sẽ ngạc nhiên vì việc làm đơn giản đó có thể giúp mình tránh được một cuộc chiến tranh lạnh.
 
'Bọn trẻ không được phép làm điều đó'
 
Ông bà có khuynh hướng nuông chiều các cháu và có thể là người mở màn giúp bọn trẻ phá vỡ các nguyên tắc trong nhà liên quan tới xem TV, ăn kẹo hay mua đồ chơi... Đừng quá gay gắt về điều này. Hãy quản lý các con bằng cách đưa ra những quy định cụ thể ở dạng câu hỏi và làm điều đó khi có mặt bố mẹ chồng. Chẳng hạn, bạn có thể nói "Con chỉ được ăn một chiếc kẹo và chỉ ăn sau khi đã xong bữa tối, đúng không?", hay "Con có thể xem TV trước giờ ngủ 15 phút và chỉ vì hôm nay là dịp đặc biệt, khi bà tới chơi thôi, phải không?". Bạn chỉ cần để ý tới cách diễn đạt và câu từ là có thể vừa lấy lòng bố mẹ chồng cũng như bảo ban được những thiên thần bé nhỏ của mình.

Bà bầu CẤM được tự ý uống 10 loại thuốc sau

Khi đã mang bầu, tất cả những gì bạn tiêu thụ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là thuốc, nó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động mạnh mẽ đến đứa trẻ trong bụng.
Dưới đây là những loại thuốc phụ nữ cần tránh trong suốt thời gian mang bầu.

Thuốc giảm đau
 
Thuốc giảm đau các loại như Ibuprofen, Aspirin có thể tác động đến sự phát triển của bào thai. Nếu bị đau đầu, tốt hơn là bà bầu nên sử dụng những biện pháp chữa bệnh tự nhiên.

Thuốc kháng nấm
 
Nấm là vấn đề thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nhưng các chuyên gia khuyên bà bầu không nên dùng các loại thuốc kháng nấm khi không có sự chỉ định bác sĩ.

Thuốc trị mụn
 
Trong suốt thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến phụ nữ nổi mụn ở mặt hoặc trên cơ thể. Trong trường hợp này, không nên uống thuốc trị mụn, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, sau một thời gian ngắn, mụn sẽ tự hết.

Thuốc hạ sốt
 
Các loại thuốc chứa Paracetamol dùng để hạ sốt thường được các chuyên gia khuyên phụ nữ tránh sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Với liều lượng cao, Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai trong ba tháng đầu.
 
thuoc-nen-tranh-voi-ba-bau-wpn
Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai trong ba tháng đầu. Ảnh: Corbis

Thuốc chống trầm cảm
 
Phụ nữ uống thuốc chống trầm cảm, an thần trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ di tật bẩm sinh cho trẻ. Để hạn chế căng thẳng, bà bầu nên tập yoga hoặc ngồi thiền.

Thuốc chống dị ứng
 
Ngoài thuốc chống nấm, phụ nữ cũng nên tránh thuốc chống dị ứng trong thời kỳ này. Tốt hơn hết, các bà bầu nên khắc phục chứng dị ứng bằng phương pháp tự nhiên như tránh xa nơi bụi bặm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng.

Kháng sinh
 
Hầu như không có loại kháng sinh nào an toàn cho thai phụ. Trong trường hợp không còn cách chữa trị nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Thuốc chống say tàu xe
 
Các bà bầu không nên uống thuốc chống say tàu xe vì loại thuốc này sẽ tác động không tốt đến sự phát triển thai nhi. Hãy tìm cách di chuyển khác để có thể đến địa điểm cần tìm mà không phải dùng đến thuốc.

Thuốc ngủ
 
Ngay cả thuốc ngủ bình thường cho cả nam giới và nữ giới đều có tác động không tốt đến sức khỏe con người, phụ nữ mang thai uống thì càng không tốt. Nếu bà bầu khó ngủ, chớ dùng đến thuốc!

Thảo dược
 
Mặc dù được làm từ thực vật trong tự nhiên nhưng thảo dược cũng lắm đa dạng, trong đó có loại nên tránh dùng khi mang thai. Ví dụ: Nhân sâm, lô hội, hương thảo…

Những lợi ích khó ngờ từ đậu bắp

Ngoài cách sử dụng phổ biến như một loại rau quả hằng ngày, đậu bắp (hay còn gọi là mướp tây), còn có những công dụng đa dạng và hữu ích bất ngờ khác.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát sự hấp thu đường trong ruột non, từ đó có thể điều chỉnh lượng đường trong máu.

Cải thiện hệ tiêu hoá: Đậu bắp có công dụng nhuận tràng, không chỉ làm giảm nhu động ruột mà còn có khả năng cải thiện hội chứng ruột kích thích, chữa lành các vết loét dạ dày.
Những lợi ích khó ngờ từ đậu bắp
Đẹp da: Đậu bắp giàu vitamin và khoáng chất, giúp ngăn chặn tăng sắc tố da, trẻ hoá làn da, hạn chế mụn trứng cá, bệnh vảy nến.

Hỗ trợ giảm cân: Đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít calo – một loại rau quả tuyệt vời dành cho phái đẹp đang có nhu cầu giảm cân. Trong thực tế, đậu bắp là một trong những loại rau chứa lượng calo thấp nhất. Hơn nữa, loại rau này không chứa chất béo bão hoà, và còn có khả năng giảm thiểu chất béo chuyển hoá.

Ngăn ngừa ung thư: Quả đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hoá, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và ngăn chặn sựu đột biến của các tế bào đẫn đến ung thư. Ăn đậu bắp được cho là có khả năng giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư vòm họng.

Tốt cho mắt: Vitamin A, chất chống oxy hoá như beta-carotene, lutein và xanthin có nhiều trong đậu bắp giúp cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp.

Dưỡng thai: Chất folate có trong đậu bắp là sự lựa chọn ưu tiên dành cho phụ nữ mang thai. Folate được cho là có khả năng giảm thiểu tỷ lệ dị tật ống thần kinh – bệnh gây khiếm khuyết rất nghiêm trọng về thể chất và trí não của thai nhi.

Trứng vịt lộn - món ăn khoái khẩu có thể gây đột quỵ

Trứng vịt lộn là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể gây bệnh xơ gan.
Trứng vịt lộn được coi là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Đông y coi trứng lộn là “món ăn - bài thuốc bổ”. Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy trong một trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C…
Nguy hiểm cho sức khỏe khi ăn nhiều trứng vịt lộn
Lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên báo Kiến Thức, nhiều trường hợp bị xơ gan trướng bụng do ăn nhiều trứng, nhất là trứng vịt lộn. Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trứng vịt lộn - món ăn khoái khẩu có thể gây đột quỵ
Ảnh minh họa.
GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, so với trứng thường, trứng lộn tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả. Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và protein không tốt cho người bị bệnh gút.
Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, những người tăng cholesterol máu (rối loạn chuyển hóa mỡ), bệnh rối loạn chuyển hóa đạm (gút), suy gan, thận… không nên ăn. Trẻ em dưới 5 tuổi cũng không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…
Ăn bao nhiêu trứng vịt lộn là đủ?
Đây cũng là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Về vấn đề này, bác sĩ Hoàng Xuân Đại đã có những lời khuyên trên báo Sức khỏe và Đời sống như sau:
Đối với trẻ từ 5 - 12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 - 2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Một liệu trình là 15 ngày liền. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thể lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn (có khả năng cải thiện chiều cao cho trẻ vì trong trứng lộn chứa hàm lượng canxi cao).
Với trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn. Ăn trứng vịt lộn hay trứng cút lộn rất thích hợp với những người hay ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu… Thời gian ăn có thể kéo dài liên tục từ 60 - 90 ngày. Nên nhớ rằng, trong thời gian bồi bổ bằng trứng lộn, không nên hút thuốc lá, không uống rượu bia, đồng thời năng tập thể dục đều đặn.

15 điều kỳ diệu về cơ thể con người

Con người với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào là một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.
Cơ thể con người có rất nhiều điều bí ẩn. Ảnh: tiffan terry/Flickr
Cơ thể con người có rất nhiều điều bí ẩn. Ảnh minh họa:Tiffan Terry/Flickr
1. Trái tim mạnh mẽ. Trong một ngày, trung bình trái tim đập khoảng 100.000 lần để vận chuyển hơn 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể.
2. Hệ thống tuần hoàn rất lớn. Máu trong cơ thể di chuyển trong một mạng lưới bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Ở người lớn, nếu duỗi thẳng chúng ra và nối lại với nhau sẽ có độ dài khoảng 96.000 km. Nghĩa là tổng chiều dài các mạch máu của một người trưởng thành gấp 2,5 lần so với chu vi trái đất.
3. Hai quả thận kỳ diệu. Mỗi quả thận bao gồm một triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Thận có thể thanh lọc được 120-150 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu.
4. Chiều dài của ruột. Tổng chiều dài của ruột khoảng 7,5 m, xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. May mắn thay, chúng nằm trong khoang bụng rất gọn gàng.
5. Tiết nhiều nước bọt. Con người có tuyến nước bọt xung quanh miệng và cổ họng, giúp làm ướt thức ăn, khởi đầu quá trình tiêu hóa và giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Trung bình một người trưởng thành tiết ra khoảng 1,8 lít nước bọt mỗi ngày.
6. Tốc độ kinh ngạc của một cú hắt hơi. Một cú hắt hơi có thể tung ra 40.000 giọt nước nhỏ vào không khí với tốc độ 160 km/h. Vì vậy chúng ta nên che miệng khi hắt hơi để tránh làm ảnh hưởng tới người khác.
7. Mùi cơ thể. Mỗi người có một mùi hoàn toàn riêng biệt, điều này cũng tương tự như dấu vân tay, ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau họ có thể có mùi giống nhau.
8. Diện tích của làn da. Làn da một người trưởng thành có diện tích khoảng 2 mét vuông và nặng 4 kg.
9. Làn da loại trừ tế bào chết liên tục. Con người loại bỏ khoảng 50.000 tế bào da chết mỗi phút. Tổng số lượng da chết trong khí quyển trái đất ước tính khoảng 1 tỷ tấn.
10. Số lượng lông trên cơ thể. Con người trông có vẻ mịn màng và ít lông hơn so với các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sợi lông trên cơ thể con người ngang bằng với một con tinh tinh.
11. Năng lượng của cơ thể. Nhiệt lượng tạo ra bởi một cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động. Một người trung bình tiêu thụ 2.400 kcal mỗi ngày, lượng nhiệt tạo ra khoảng 100 kcal mỗi giờ, tương đương với năng lượng thắp sáng một bóng đèn 116 W.
12. Khả năng ngửi mùi. Bộ não con người có thể xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem bưu chính.
13. Lưỡi giống như xúc tu bạch tuộc. Lưỡi tạo thành từ 8 cơ riêng biệt. Không giống như các cơ bắp khác, lưỡi không được hỗ trợ bởi một khung xương, chúng đan xen vào nhau và tạo ra chiếc lưỡi có thể uốn dẻo được. Cấu trúc này giống như vòi voi hoặc xúc tu của con bạch tuộc.
14. Số nguyên tử trên cơ thể. Một người trưởng thành được tạo thành từ khoảng 7×10^27 (7 octillion) nguyên tử.
15. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể. Con người được tạo thành từ sáu nguyên tố chính là oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho. Trong đó 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là Oxy (65%), carbon (18,6%), hydro (9,7%).

10 liều botox tự nhiên, an toàn cho da

Trà xanh, socola hay cà chua là những liều botox tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho da hơn bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào.

Socola
Socola-3420-1415244517.jpg
Một lượng nhỏ socola mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. 
Socola chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn 4 - 5 lần trà đen và 2 - 3 lần trà xanh hay rượu vang. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức cho biết, chỉ một lượng nhỏ socola mỗi ngày đã có thể giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ tới gần 40%. 
Trà xanh
Nhật Bản, quốc gia có nền văn hóa trà đạo nổi tiếng thế giới, đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nhữngngười uống nhiều hơn 3 cốc trà xanh mỗi ngày có tuổi thọ lâu hơn người uống ít hoặc không uống. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp da căng mịn, trẻ trung. Đồng thời, uống trà xanh thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Alzheimer và nhiều loại ung thư. 
Rượu vang đỏ
Rượu vang đỏ chứa nhiều resveratrol - một thành phần chống oxy hóa rất hữu hiệu. Các chuyên gia khuyên phụ nữ nên uống một ly rượu vang mỗi ngày, nam giới có thể uống hai ly để vừa làm đẹp da, vừa tốt cho sức khỏe. 
Cà chua
Cà chua luôn xếp đầu bảng trong số các loại rau, củ, quả có tác dụng làm đẹp. Lycopene trong cà chua giúp giữ cho làn da sáng hồng, rạng rỡ. Không chỉ ăn, cà chua còn được dùng để đắp mặt nạ giúp cải thiện sắc tố da. 
Khoai lang
Khoai-lang-9047-1415244517.jpg
Khoai lang sản sinh ra hàm lượng lớn collagen, củng cố độ đàn hồi và săn chắc cho da. 
Khoai lang không chỉ giúp giảm cân mà còn ngăn ngừa da chảy xệ. Khoai lang sản sinh ra lượng lớn collagen, củng cố độ đàn hồi và săn chắc cho da. 
Dầu oliu
Dầu ô liu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn omega 3, có tác dụng rất hữu hiệu trong việc chống lại sự lão hóa toàn bộ cơ thể. 
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là nguồn cung cấp dồi dào sắc tố carotenoid và các chất chống ôxy hóa quan trọng như beta carotene, lutein và zeaxanthin. Các dưỡng chất này liên kết với nhau giúp chống lại các gốc tự do gây hại, từ đó giảm thiểu tác động lão hóa và nhiều bệnh tật khác.
Hành tây
Hành tây giàu protein và kẽm, có tác dụng chống lão hóa, thanh lọc máu và giảm cholesterol. Các loại vitamin trong hành tây cũng giúp làm đẹp da hiệu quả. 
Quả bơ
Qua-bo-4154-1415244517.jpg
Quả bơ là vũ khí chống lão hóa hiệu quả đã được kiểm chứng. 
Quả bơ rất giàu kali, vitamin E và các chất chống oxy hóa, được coi là vũ khí chống lão hóa rất hiệu quả. Bất kể bạn xay nhuyễn làm sinh tố, salad hay dùng để đắp mặt nạ, bơ vẫn giúp làn da săn chắc và khỏe mạnh hơn. 
Bột yến mạch
Bột yến mạch giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác động xấu từ môi trường, thời tiết, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Chất xơ hòa tan trong bột yến mạch cũng giúp giảm cholesterol trong máu.