Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Nuôi tôm hùm xuất khẩu kiếm bạc tỷ ở đảo Lý Sơn

Sau những lần tham quan, học hỏi kỹ thuật ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, nhiều người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tận dụng ưu thế biển đảo quê hương nuôi tôm hùm lồng xuất khẩu, thu về bạc tỷ. 

14-2-Anh-1-Nghe-nuoi-tom-hum-2593-139234
Cuối 2012, anh Nguyễn Ngọc Hiệp ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn đi thăm bạn bè làng chài Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bất ngờ trước hiệu quả mô hình kinh tế nuôi tôm hùm lồng xuất khẩu. Nghe bạn gợi ý, hướng dẫn cách làm lồng nuôi, chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh, đầu năm 2013, anh trở về huyện đảo quê nhà tìm mua tôm hùm giống với giá 350.000 đồng mỗi con mang về nuôi. 
14-2-Anh-2-Nghe-nuoi-tom-hum-5217-139234
Thấy tôm phát triển tốt, anh Hiệp tiếp tục mở rộng đến nay 30 lồng nuôi tôm hùm xuất khẩu với 1.300 con. Mỗi lồng bè anh kết nối 6 thùng phuy nhựa, xốp làm phao nổi kết hợp nhiều thanh gỗ, các loại lưới... với mật độ nuôi từ 50 đến 150 con tôm hùm giống. Bên trên bè, gia đình anh còn làm 1 căn nhà nhỏ dùng trông nom bảo vệ và chứa thức ăn hàng ngày cho tôm. 
14-2-Anh-3-Nghe-nuoi-tom-hum-8239-139234
Lồng tôm được đặt ở vùng kín gió, cố định bằng các dây thừng vào giữa các thanh gỗ giằng ngang, dọc tránh chao đảo. Đáy lồng cách mặt biển khoảng 6m, đảm bảo môi trường tự nhiên cho tôm phát triển. Thống kê của UBND huyện đảo Lý Sơn, đến nay đã có 6 hộ dân nuôi với hơn 100 lồng bè tôm hùm cách bờ khoảng 300m ở vùng biển thôn Đông, xã An Hải.
14-2-Anh-4-Nghe-nuoi-tom-hum-8449-139234
Do tôm hùm có giá trị kinh tế cao nên trên mỗi lồng bè ngoài người bảo vệ còn có chú chó khôn ngoan túc trực suốt ngày đêm chống trộm. Theo anh Hiệp, vốn đầu tư lồng bè, mua con giống tôm hùm mỗi gia đình phải chi phí ít nhất từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng. 
14-2-Anh-5-Nghe-nuoi-tom-hum-9346-139234
Tôm hùm chủ yếu sống ở tầng đáy nên mật độ nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm, mức độ đầu tư, điều kiện môi trường có thể nuôi với mật độ cao hay thấp. Ðối với tôm giống có kích cỡ mỗi con từ 100g trở lên có thể thả nuôi với mật độ từ 8 -10 con/m2. 
14-2-Anh-6-Nghe-nuoi-tom-hum-2967-139234
Nguồn thức ăn cho tôm hùm ở huyện đảo Lý Sơn dồi dào gồm sò, cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai... . Mỗi ngày cho tôm hùm ăn 2 lần vào các buổi sáng sớm và chiều tối, chủ yếu cho ăn tươi. Anh Bùi Thanh Hùng, một hộ nuôi tôm hùm lồng ở đảo Lý Sơn cho biết thêm, khó khăn nhất trong nghề này là tìm con giống, vận chuyển về đảm bảo khỏe mạnh trước khi thả xuống lồng nuôi. Mặt khác, mỗi khi có gió bão di dời lồng vào bờ môi trường nước thay đổi con tôm dễ mắc bệnh, chậm lớn. 
14-2-Anh-7-Nghe-nuoi-tom-hum-9187-139234
Theo anh Hùng, trong quá trình nuôi phải thường xuyên lặn kiểm tra lồng, tình trạng tôm, lượng thức ăn thừa hay thiếu để xử lý kịp thời. Ðịnh kỳ 10 đến 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng cho con tôm hùm phát triển tốt.
14-2-Anh-8-Nghe-nuoi-tom-hum-1367-139234
Sau 12 đến 15 tháng nuôi, các chủ lồng bè có thể xuất bán tôm hùm với trọng lượng từ 1kg đến gần 1,5kg. Theo giá thị trường hiện nay, thương lái từ đất liền ra đảo mua mỗi kg tôm hùm với giá 2 triệu đồng. "Những ngày qua, tôi lần lượt xuất bán tôm hùm con nào cũng nặng hơn một kg  mang về doanh thu cao hơn một tỷ đồng. Nếu giá cả ổn định thế này thì trong vụ nuôi đầu tiên này gia đình tôi chẳng những thu hồi vốn đầu tư mà còn lãi tiền tỷ", anh Hiệp hồ hởi. 
14-2-Anh-9-Nghe-nuoi-tom-hum-7962-139234
Cùng với việc nuôi con tôm hùm thương phẩm, anh Hiệp cùng một số người dân ở huyện đảo Lý Sơn đang thí điểm gây nuôi giống trong môi trường biển tự nhiên để phát triển nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu bền vững.  Trao đổi với VnExpress.net sáng 14/2, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết đây là mô hình mới, có triển vọng mang lại thu nhập cao cho bà con ngư dân huyện đảo. Mặc dù các hộ dân mới nuôi tôm hùm xuất khẩu vụ đầu tiên ở vùng biển đảo Lý Sơn nhưng họ đã thành công, thu lãi lớn từ nghề này.
14-2-Anh-10-Nghe-nuoi-tom-hum-1918-13923
" Năm 2014, chúng tôi tiến hành quy hoạch vùng biển quanh đảo, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; khuyến khích bà con ngư dân mở rộng mô hình nuôi tôm hùm xuất khẩu vừa nâng cao thu nhập hộ gia đình vừa góp phần thúc đẩy kinh tế biển địa phương phát triển nhanh chóng", bà Hương nhấn mạnh.

Làm giàu với dưa lưới trong nhà màng

Hai vợ chồng anh Trần Hữu Vũ và Văn Thị Cẩm Lệ là những người đầu tiên lập trang trại trồng dưa lưới trong nhà màng ở Tây Ninh, mỗi năm thu hoạch 36-40 tấn với giá bán 22.000 – 28.000 đồng một kg.
Từng gắn bó với ngành địa ốc hơn 10 năm, rồi chuyển sang điều hành cơ sở kinh doanh gia đình, giờ đây vợ chồng chị Văn Thị Cẩm Lệ và anh Trần Hữu Vũ lại hướng sang lĩnh vực nông nghiệp tại ấp Suối Sâu, xã An Tịnh, Trảng Bàng - Tây Ninh với mô hình trồng dưa lưới trong các nhà màng.
Cách đây hai năm, vợ chồng chị Lệ có dịp tham quan Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM, rất ấn tượng khi thấy dưa lưới treo lủng lẳng trên các dây, quy trình trồng bài bản, không tốn nhiều nhân công, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Hơn nữa, trồng dưa lưới trong nhà màng lợi gấp 3 lần diện tích trồng ngoài ruộng.
vuon-O-JPG-6323-1392427232.jpg
Dưa lưới từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 55-65 ngày. Ảnh nhân vật cung cấp
Từ buổi trải nghiệm đó, anh chị bắt đầu tìm hiểu cặn kẽ về dưa lưới, từ kỹ thuật trồng bán thủy canh theo công nghệ tưới nhỏ giọt kiểu Israel, đến lựa chọn các kiểu xây dựng nhà màng thế nào cho phù hợp với cây dưa lưới trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng đất Tây Ninh.
Chị Lệ cho biết, lâu nay nông dân ở các tỉnh như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu... trồng dưa lưới ngoài ruộng theo từng luống. Trồng cách này, dưa thường bị nám một bên do nằm dưới đất, dễ bị sâu bệnh, côn trùng phá hoại, rụng trái hàng loạt bởi sương muối...
Năm đầu tiên, anh Vũ cho biết, do chưa có kinh nghiệm, cộng với sử dụng màng lưới không đúng kỹ thuật, khiến vườn bị bọ trĩ nhiều, tỷ lệ hao hụt gần 50% dù trái thu hoạch vẫn đạt khoảng 2 - 3 kg một trái.
Sau thất bại này, anh chị tiếp tục học kinh nghiệm từ các kỹ sư nông nghiệp về các loại bệnh trên cây, rong ruổi lên Đà Lạt xem các mô hình hệ thống nhà màng và quyết định xây thêm 2 nhà màng nữa. Lần này, anh chị cho gia cố thêm sắt thép để giàn khung có thể chịu lực 5-6 tấn dây và trái treo trên cáp cho mỗi khu nhà màng.
vochong-O-4805-1392427233.jpg
Vợ chồng anh chị Lệ đang dự định mở rộng thêm 10.000 mét vuông nhà lưới, với kỳ vọng thu hoạch 15-25 tấn dưa mỗi tháng. Ảnh nhân vật cung cấp
Hiện tại, trang trại của anh chị rộng khoảng 7.000 mét vuông, trong đó diện tích nhà lưới 4.500 mét vuông, làm đúng tiêu chuẩn, không thưa cũng không quá dày, nhiệt độ bên trong duy trì không quá 45 độ C, có bổ sung thêm hệ thống phun sương. Mỗi cây trồng trong một bầu giá thể, được lót bạt cao su cách ly với nền đất. Đồng thời, bón phân kết hợp với tưới nước nhỏ giọt được dẫn đến tận gốc theo đúng mức độ yêu cầu và hoàn toàn tự động. Từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 55-65 ngày, tùy thời tiết, hoặc 90-100 ngày, tùy giống.
Theo chị Lệ, dù trồng trong nhà lưới, côn trùng không vào được, nhưng vẫn phải rất kỹ khâu vệ sinh để tránh vi nấm lây lan. Cụ thể khi tỉa, cắt cành trên cây xong, phải đem ra ngoài ngay. Ngoài ra, chăm tỉa quấn cành trong giai đoạn đầu phải rất tỉ mỉ, để dây dưa bò thẳng trên dây. Việc thụ phấn cũng cần đúng lúc và kịp thời (thường vào sáng sớm), để trái tăng trưởng đồng loạt, tròn đều, lưới trên trái đẹp.
Hiện tại, mỗi năm trang trại thu hoạch ít nhất 4 vụ, năng suất bình quân khoảng 3 tấn trên 1.000 mét vuông cho mỗi vụ, với trên 90% là dưa loại một, trọng lượng khoảng một kg trở lên tùy giống.
Anh Vũ cho hay, ngày càng nhiều người biết đến trang trại, ghé thăm và tìm hiểu về cách trồng dưa lưới trong nhà màng.Cách đây 3 tháng, anh chị đã nhận được giấy chứng nhận VietGap cho trang trại.
Giá bán dưa lưới ngay tại nhà vườn hiện khoảng 22.000 – 28.000 đồng một kg, tùy theo giống. Thông thường, người mua thích chọn loại dưa 2 kg trở xuống. Dưa của anh chị hiện được bao tiêu, cung cấp cho hệ thống các siêu thị lớn tại TP HCM.
Chi phí đầu tư trong phạm vi nhà lưới trung bình 350.000 đồng một mét vuông. Hệ thống ống tưới khoảng 350 triệu đồng cho 1.000 mét vuông, chưa kể các khoản chi khác cho nhà điều hành, sân bãi, bể ngầm... Hiện tại, nhà vườn có 5 công nhân làm việc với trang thiết bị phần lớn là tự động hóa theo công nghệ tưới Israel.
Với năng suất và giá bán như hiện nay, anh Vũ tính toán, sau 2-3 năm, có thể thu hồi vốn đầu tư. Anh chị đang dự định mở rộng thêm 10.000 mét vuông nhà lưới, với kỳ vọng thu hoạch 15-25 tấn dưa mỗi tháng.