Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Thảo dược phòng trị bệnh gan, mật

Nhân trần: Cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu. Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virut B. Liều dùng, ngày 12 - 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3-4 tuần.
Nhân trần tía: Hay còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, có công năng lợi gan, mật, dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.
Bồ bồ: Phần sử dụng là thân lá của cây bồ bồ hay còn gọi là nhân trần bồ bồ. Có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, nhất là dạng cao cồn; trị viêm gan, vàng da. Ngoài ra còn dùng trị cảm mạo phong nhiệt, hoặc viêm ruột với liều 8-12g, sắc uống hoặc hãm.
 
Diệp hạ châu: Hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết, dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 - 20g, sắc uống.

Diệp hạ châu đắng: Còn có tên gọi khác là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virut gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh... Liều dùng 8-16g, sắc uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng. Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.

Atisô: Hoa, lá, rễ Atisô đều dược dùng làm thuốc. Lá  Atisô chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid có tác dụng chống ô-xy hóa cao... Hoa Atisô chứa nhiề uchất taraxasterol và faradiol có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao Atisô có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ô-xy hóa cao, hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng  trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.
Nghệ: Nghệ chứa nhiều tinh dầu chủ yếu là phellandren, borneol, curcumin (1,5-2%). Nghệ có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật như chi tử có tác dụng tăng bài tiết dịch mật; ngũ vị tử tăng tác dụng chống ô-xy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm; cà gai leo trị các trường hợp gan đã bị xơ hóa; cúc gai hay còn gọi là kế sữa, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế vi-rút viêm gan C, chống ô-xy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.

7 dấu hiệu móng tay bạn không nên bỏ qua

Móng tay trắng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan, trong khi móng tay xanh có thể là dấu hiệu bệnh phổi hoặc tim. Móng tay mỏng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắc, móng tay tối màu có thể là khối u ác tính.
Khi bạn đi kiểm tra sức khỏe hoặc sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xóa sơn móng. Thật ra, không phải các bác sĩ ghét các loại trang sức này mà do móng tay của bạn tiết lộ rất nhiều về tình trạng sức khỏe
Móng tay tối màu
Bác sĩ da liễu đến từ New York Jessica Krant cho biết móng tay tối màu có thể chỉ là biểu hiện tự nhiên, thay đổi sắc tố di truyền, như tàn nhang. Tuy nhiên, nếu vùng đen xuất phát từ lớp biểu bì, chạy dọc theo móng tay theo sợi hoặc đốm riêng biệt và đang lan nhanh, bạn nên lưu ý vì có thể đó là khối u ác tính ở móng tay. Đây là một dạng của ung thư da và có khả năng gây chết người.
7 dấu hiệu móng tay bạn không nên bỏ qua
Ngoài ra, móng tay màu xám hoặc xanh xám cũng là biểu hiện của nhiễm trùng do nấm móng. (Ảnh minh họa)
Móng tay xanh
Các chuyên gia cho biết móng tay xanh là biểu hiện của việc ngón tay không nhận đủ máu chứa ôxy. Điều này cho thấy sự lưu thống máu ở tay và chân bạn không được tốt hoặc phổi không bơm không đủ ôxy vào máu để cung cấp toàn bộ cơ thể. Do đó, đây là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim.
Móng tay trắng
Móng tay trắng có thể mang lại nhiều điềm xấu cho bạn và điều nghiêm trọng nhất là bệnh gan, bác sĩ Jessica Krant lưu ý. Vì vậy, nếu móng tay bạn có biểu hiện này, cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Móng tay mỏng
Móng mỏng, da tay bong hoặc móng bị cong hình thìa (bề mặt móng bị lõm vào thay vì lồi lên) là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu máu hoặc thiếu sắc, bác sĩ Krant nói.
Móng tay giòn
Nếu móng tay bạn cứng nhưng lại dễ vỡ, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng khô móng hoặc suy tuyến giáp, đặc biệt nếu tóc bạn bị khô, gãy nhiều, sợi tóc mảnh một cách bất thường.
Gợn theo chiều dọc móng
Dấu hiệu này xuất hiện càng nhiều khi có tuổi. “Đây là dấu hiệu phần gốc móng tay ẩn dưới biểu bì đã bị khô. Do đó, thỉnh thoảng, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm lên lớp biểu bì và móng tay”, bác sĩ Krant khuyên.
Gợn chiều ngang
Móng tay gợn sâu theo chiều ngang nghĩa là bạn đang bị chấn thương hoặc do stress, bệnh tật khiến sự trao đổi chất bị gián đoạn một thời gian trước khi móng mọc lại bình thường.