Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Phương thuốc trị ung thư cuống họng

Nguyên nhân: Bịnh này là do sự cảm mạo tích nhiều lần mà không trị tận gốc, lao lực quá độ, không được nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi quá độ làm tổn thương đến xương cuống họng mà y sĩ gọi đó là chứng bịnh ung thư cuống họng. Sự chửa trị chứng bịnh này […]

Nguyên nhân:
Bịnh này là do sự cảm mạo tích nhiều lần mà không trị tận gốc, lao lực quá độ, không được nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi quá độ làm tổn thương đến xương cuống họng mà y sĩ gọi đó là chứng bịnh ung thư cuống họng. Sự chửa trị chứng bịnh này không đơn giản. Sau đây là ba bài thuốc trị liệu:
BÀI THUỐC SỐ 1:
Rể cây đậu trắng (5 lượng)
Cách dùng:
Rửa rể cây đậu trắng cho sạch, cho vào nồi, thêm 10 chén nước rồi bắt lên lò nấu với lửa lớn, khi sôi thì cho rửa riu riu và nấu thêm 1 giờ đồng hồ thì uống được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chén. Thời gian uống cần phối hợp với sự tuần hoàn của huyết dịch.
Buổi sáng: khoảng 11 giờ vì giờ này sự tuần hoàn của máu đã lên đến cổ, chỉ uống vào giờ đó mới có công hiệu.
Buổi tối: khoảng 11 giờ 30 uống một lần, giờ này thì sự tuần hoàn của máu cũng chạy đến cổ. Uống vào giờ đó thì hiệu lực mới được tăng cường.
BÀI THUỐC SỐ 2:
Rể nho (5 lượng)
Cách dùng:
Rửa cho sạch rể nho, cho vào nồi, thêm 8 chén nước vào và nấu lên, khi sôi rồi dùng lửa nhỏ nấu tiếp khoảng 40 phút thì uống được.
Thời gian và cách uống như trên.
BÀI THUỐC SỐ 3:
Rể cây long nhãn (5 lượng)
Cách dùng:
Cách nấu và thời gian uống như bài thuốc số 1 nói trên.
Phương thuốc giản dị này do Ðức HOA-ÐÀ TIÊN-ÔNG giáng cơ tại Thánh Hiền Ðường Ðài Loan ban cho, đã được chuyển dịch qua tiếng Việt và đăng trong cuốn “Diệu Phương Cứu Ðời hay Phép Trị Liệu Bằng Rau Quả”.
10641070_1484820588445097_8022469172411675095_n
10698638_1484820608445095_8623788817813073583_n
10702007_1484820651778424_6043246277302318601_n
10711025_1484820631778426_122505896858915321_n

“Thần dược” chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.
Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.
Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.
Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:
Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.
Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.
Lưu ý:
– Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
– Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 – 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.

2 bài thuốc nổi tiếng chữa tiểu đường “100% không tái phát”

Đảng sâm - một vị trong bài thuốc của lương y Quế.
Hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực Đông y, lương y Nguyễn Thị Quế (SN 1937, nguyên Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã sáng tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng, được nhiều người tin tưởng.
Trong số đó, tiểu đường là căn bệnh mà bà quan tâm hơn cả. Sau mấy chục năm nghiên cứu, bà đã cho ra đời hai bài thuốc giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Học 23 năm mới được hành nghề
Mặc dù tuổi đã cao nhưng với uy tín trong 3 nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, đến nay, lương y Quế vẫn nhận được sự tín nhiệm của nhiều người bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân gọi đến, bà lại không quản ngại xa xôi tới tận nhà thăm khám và bốc thuốc. Nữ lương y chia sẻ: “Lúc về nghỉ, tôi có giới thiệu cho người bệnh một số lương y trẻ tuổi nhưng mỗi lần đau ốm, họ vẫn gọi điện nhờ tôi đến thăm khám bằng được. Năm nay tôi đã 78 tuổi rồi, may mà vẫn còn sức khỏe và vẫn tự đi xe máy. Bản thân người làm thầy thuốc, tôi không nỡ từ chối bệnh nhân tìm tới mình khi nguy cấp”.
Lương y Quế sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm Đông y nổi tiếng khắp vùng Đà Nẵng – Quảng Nam. Nhà có 10 anh em nhưng đến nay chỉ mình bà theo nghiệp cha ông. Chính vì lẽ đó mà từ năm 12 tuổi, bà đã bắt đầu được những người đi trước truyền thụ kinh nghiệm. Vốn tính thông minh và niềm đam mê với nghề bốc thuốc gia truyền nên từ nhỏ, mỗi lần nhìn mọi người làm việc, bà luôn chăm chú theo dõi và tiếp thu rất nhanh. Đặc biệt, mặc dù tên gọi của các vị thuốc trong Đông y không hề đơn giản nhưng mỗi bài thuốc trị bệnh bà chỉ cần đọc qua một lần là có thể nhớ như in.
Lương y Quế chia sẻ về công hiệu của những cây thuốc trị tiểu đường bà tự tay trồng trong vườn nhà.
Lương y Quế chia sẻ về công hiệu của những cây thuốc trị tiểu đường bà tự tay trồng trong vườn nhà.
“Lúc đó, mỗi lần thấy cha chữa bệnh, tôi cảm thấy thích thú lắm. Vì trong nhà nhiều anh em nhưng chỉ có tôi đam mê với nghề gia truyền nên cha tôi dạy dỗ rất tỉ mỉ. Sau này, tôi xin cha đi học thêm các lớp đông y để học hỏi thêm những bậc tiền bối có tiếng quanh vùng thời đó. Tuy học nghề từ năm 12 tuổi nhưng phải đến 35 tuổi tôi mới được những người trong gia đình cho phép thực hành chữa bệnh. Nhất là chú tôi, ông kỹ tính lắm. Ông căn dặn tôi làm nghề thuốc phải hết lòng vì người bệnh, cấm tuyệt đối chạy theo đồng tiền, dọa dẫm bệnh nhân để lấy tiền. Và cho tới tận bây giờ, tôi vẫn luôn thực hiện theo những lời dạy ý nghĩa đó”, lương y Quế cho biết.
Một bí quyết mà lương y Quế rút ra từ quá trình chữa bệnh là “liệu pháp tâm lý”. Bà cho biết, người thầy thuốc ngoài vai trò thăm khám, bốc thuốc còn phải giống như một chuyên gia tâm lý. Bởi những người mắc bệnh luôn có tâm lý là gánh nặng cho gia đình. Suy nghĩ của họ luôn dao động bởi nhiều vấn đề khiến bệnh lại càng trở nên trầm trọng. Những lúc đó, người thầy thuốc cần hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, quan tâm chia sẻ trước sự đau đớn và lo lắng của họ, đồng thời tìm phương pháp trấn an để họ yên tâm chữa bệnh.
Là phụ nữ, thường xuyên bận rộn với công việc nhà nhưng trong thời gian còn giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, lương y Nguyễn Thị Quế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có 15 năm đảm nhận chức vụ thì 12 năm bà liên tục đưa Hội Đông y quận Sơn Trà dẫn đầu về thành tích xây dựng và phát triển ngành Đông y trong địa bàn TP. Đà Nẵng. Với những cống hiến đó, bà đã nhận được nhiều bằng khen của UBND, Hội Đông y TP. Đà Nẵng, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Thành phần của hai bài thuốc hiệu nghiệm
Lương y Quế cho biết, hơn nửa đời hoạt động trong lĩnh vực Đông y, căn bệnh bà quan tâm nhất chính là tiểu đường. “Bởi đây là căn bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm và ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Hiện nay, số lượng người mắc phải căn bệnh này không hề nhỏ nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu để lâu ngày không có phương pháp điều trị hợp lý, nó sẽ biến chứng theo chiều hướng rất nguy hiểm. Tây y đã có những loại thuốc điều trị đạt hiệu quả cao. Nhưng bệnh nhân điều trị bằng Tây y thường phải uống thuốc thường xuyên, khi dừng uống lượng đường sẽ tăng trở lại. Điều trị bằng Đông y có hạn chế là không cho kết quả tức thì nhưng các vị thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn”.
Lương y Quế kể lại, những ngày đầu mới hành nghề, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường tìm đến bà nhờ bốc thuốc. Tuy nhiên bài thuốc trị chứng tiêu khát của gia đình bà lúc đó khá sơ sài, chưa được chú trọng bằng các căn bệnh khác. Với trăn trở về một căn bệnh “thời đại”, bà đã chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu và cho ra đời hai bài thuốc trị tiểu đường. Hai bài thuốc này được nữ lương y vận dụng các kiến thức y khoa hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn để phát triển từ “vốn” của ông cha để lại. “Người bệnh sau khi dùng hai bài thuốc này nếu có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp có thể an tâm về việc “làm yên” tiểu đường. Bệnh nhân của tôi chưa thấy có trường hợp nào tăng đường trở lại. Đây là bài thuốc được tôi nghiên cứu ra dựa trên những bài thuốc gia truyền trị chứng tiêu khát của gia đình. Tôi dám cam kết rằng hai bài thuốc này đã có hiệu quả với hàng trăm người bệnh”, lương y Quế cho biết.
Nhằm đảm bảo uy tín và hiệu quả chữa bệnh, nữ lương y Đà thành không ngại ngần cung cấp cho phóng viên các vị chính trong hai bài thuốc trị tiểu đường. Bài thứ nhất gồm các dược vị như sau: đảng sâm, thục địa, táo nhân, bạch thược, bạch truật, thục linh, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn tra, huỳnh kỳ. Bài thứ hai gồm: nhãn nhục, nhục quế, viễn chí, hạt sen, đương quy, nhục khấu, cam thảo, xuyên khung, trần bì và hai quả táo đỏ. Lương y Quế cho biết: “Tuy có sự khác nhau về thành phần dược vị được sử dụng trong hai bài thuốc này nhưng tác dụng của chúng không hề thay đổi. Sau khi đã có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc theo phương pháp: Nước thứ nhất lấy 9 phần, sau đó lấy hết nước vừa sắc được ra, đổ nước mới vào sắc đến khi còn khoảng 7 phần. Khi đã có nước thứ nhất và thứ hai, đem hòa chung lại với nhau, chia làm 2 phần. Uống vào hai buổi sáng và chiều trong ngày, sau bữa ăn 20 phút”.
Lương y Quế cho biết thêm: “Đây là cách sử dụng thông thường vì không phải người bệnh nào cũng giống nhau nên phải có sự linh hoạt trong cách sử dụng. Người nào bệnh nặng hơn, tôi kết hợp cả hai bài thuốc lại với nhau và hướng dẫn liều lượng cũng như số lần uống cho phù hợp. Người bệnh bình thường chỉ cần uống khoảng 10 thang là sẽ thấy kết quả rõ rệt. Những người bị nặng hơn, mắc bệnh lâu ngày hơn thì thời gian công hiệu tất nhiên cũng sẽ dài hơn. Điều đặc biệt là trong quá trình điều trị, hai bài thuốc này không hề cho thấy tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bổ cho lục phủ ngũ tạng, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nếu đảm bảo tính đều đặn, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh cũng góp phần không nhỏ đến hiệu quả của việc chữa trị. Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt kiêng ăn thực phẩm ngọt, hạn chế ăn cơm và thay bằng các loại rau. Có như vậy lượng đường trong người mới giảm dần và tiến tới ổn định được. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh duy trì được việc luyện tập thể dục điều độ”.
Hai bài thuốc dành cho các bệnh nhân bị tổn thương thận khác nhau
Đánh giá về hai bài thuốc trị tiểu đường của lương y Nguyễn Thị Quế, lương y Phó Hữu Đức – Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy cho biết: “Nguyên nhân gây đái tháo đường là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt hoặc sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng tâm, vị, thận bị hao tổn. Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều người gầy, thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường. Mặt khác hỏa nhiệt làm huyết bị cô đặc sinh ra huyết ứ, sinh phong, gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, rát bỏng, ngứa ngáy, mụn nhọt lở loét… Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính kết hợp hoạt huyết hóa ứ. Nhìn chung cả hai bài thuốc của lương y Quế đều có tác dụng bổ thận, hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bài thuốc thứ thứ nhất chỉ nên dùng cho người thận dương hư, còn bài thuốc thứ hai có thể sử dụng cho cả người thận dương hư lẫn thận âm hư. Chính vì vậy, thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân để bốc thuốc cũng như điều chỉnh các vị cho phù hợp”.
Các bạn có nhu cầu gọi cho lương y Nguyễn Thị Quế. Hãy gọi: 0905.477.069

Lý do nên ăn lê thường xuyên hơn

Lê rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn, có chứa các chất chống oxy hóa. Ăn lê thường xuyên giúp bạn bớt ốm vặt.
Quả lê vị ngọt, có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm màu đỏ, nâu, xanh lá cây và màu vàng. Quả lê có hình dạng như cái chuông: hẹp ở phía trên và rộng ở phía dưới. Lê được bán trong hầu hết các mùa, nhiều nhất là giữa tháng 6 và tháng 2. Lê chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, vì vậy bạn nên ăn thường xuyên. Ngoài ra, các khoáng chất như kali, phốt pho các đồng trong trái cây này cũng tốt cho sức khỏe. Lê chứa một lượng nhỏ chất sắt.
Hạ sốt
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe của quả lê. Nếu đang bị sốt, bạn ăn hoặc uống nước ép quả lê sẽ hạ sốt nhanh chóng.
two-pears-2405-1425959375.jpg
Ảnh minh họa: Wisegeek.com.
Tốt cho đường ruột
Lê cung cấp chất xơ cho cơ thể. Lê rất tốt cho sức khỏe của ruột kết.
Ngăn ngừa ung thư
Trái lê rất giàu đồng và vitamin C, có thể ngăn chặn mối nguy từ các gốc tự do.
Tăng năng lượng
Nước ép quả lê có thể cung cấp năng lượng tức thời bởi chứa nhiều glucose.
Ngăn ngừa táo bón
Lê hoạt động như một thuốc nhuận tràng nhẹ. Nếu ăn lê thường xuyên, bạn sẽ đi tiêu thường xuyên và thuận lợi hơn rất nhiều.
Giảm viêm
Nếu bị đau do viêm, bạn nên uống nước ép quả lê. Lê có đặc tính kháng viêm hiệu quả.
Phòng ngừa cao huyết áp
Glutathione - một chất chống oxy hóa trong quả lê có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ cũng như cao huyết áp.
Ngăn ngừa loãng xương
Lê rất giàu khoáng chất boron. Khoáng chất này giúp cơ thể bạn chuyển hóa canxi. Đó là cách gián tiếp ngăn chặn chứng loãng xương.

Xôn xao loại cỏ diệt ung thư trong 24h có thể tìm thấy ở Việt Nam

Xôn xao loại cỏ diệt ung thư trong 24h có thể tìm thấy ở Việt Nam
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về rễ cây bồ công anh có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong vòng 24h.
Thực hư về độ xác thực của thông tin này ra sao?
TTXVN năm 2010 đã dẫn lại từ trang Natural News thông tin về công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor của Canada do nhà sinh hóa Siyaram Pandey đứng đầu.
Nghiên cứu cho rằng: chất chiết xuất từ rễ cây bồ công anh Trung Quốc có thể khiến các tế bào ung thư bạch huyết "tự chết".
Trước khi tiến hành nghiên cứu này, đã có 2 bệnh nhân bị ung thư máu cải thiện được sức khỏe của mình sau 1 thời gian uống trà bồ công anh.
Dựa trên cơ sở thực tế đó, TS S.Pandey đã tiến hành thử nghiệm dùng chiết xuất rễ cây bồ công anh cho những tế bào ung thư bạch cầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những tế bào ung thư bạch cầu đã tự chết trong vòng 24h.
Đồng thời, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dùng rễ bồ công anh tốt hơn nhiều so với hóa trị, vì nó chỉ phá hủy hoàn toàn tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng gì đến những tế bào bình thường.

Cây bồ công anh Trung Quốc
Nghiên cứu này chính là phát hiện về tính năng mới của cây bồ công anh, đem lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư về một loại thuốc có nguồn gốc thảo dược hoàn toàn không độc hại nhưng vô cùng hiệu quả để chống lại căn bệnh nan y này.
Để thêm cơ sở khoa học, chúng tôi xin giới thiệu thêm về dược tính của loại cây bồ công anh, nhằm giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về loại thảo dược này.
Theo sách "Những cây thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, cây bồ công anh được nói ở trên chính là bồ công anh Trung Quốc, có tên khoa học là Taraxacum officinale Wigg.
Về hình dạng: Bồ công anh là loại sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn. Giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng. Khi già cây ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
Về thành phần hóa học: Trong rễ có một chất đắng Bồ công anh Taraxacin, chất Taraxenola, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có Xanthophyl, trong lá có Luteolin - 7 - glucozit và apigenin - 7 - glucozit hay cosmoziozit và rất nhiều Vitamin B, C.
Về công dụng: Cây được trồng phổ biến ở Châu Âu để làm thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu. Lá được dùng làm rau ăn như xà lách. Khi dùng làm thuốc, bồ công anh được lấy toàn cây có rễ, lá cũng được dùng làm thuốc và có công dụng như rễ.
Cũng theo GS Đỗ Tất Lợi, sách Trung Quốc cổ coi bồ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa...

Rễ cây bồ công anh
Các tài liệu khoa học khác cho rằng, ngoài tính chất lợi tiểu, rễ bồ công anh còn kích thích sự tiết mật, làm sạch gan, giúp trong việc điều trị các bệnh dị ứng và làm giảm nồng độ cholesterol.
Rễ bồ công anh rất giàu vitamins thiết yếu và khoáng chất, bao gồm vitamin B6 , thiamin, riboflavin, vitamin C, sắt, canxi, kali, acid folic và magiê.
Liều dùng: Ngày dùng từ 4 - 12g dưới dạng thuốc sắc.
Về phân bố: Theo GS Đỗ Tất Lợi, bồ công anh được dùng phổ biến ở các nước châu Âu. Ở Việt Nam, loại cây này không được sử dụng nhưng cũng có mọc hoang tại những vùng núi cao như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt.
Loại cây này có thể trồng ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt, có ra hoa kết quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rằng nếu bạn muốn sử dụng loại thảo dược này, cần chắc chắn rằng nguồn cung cấp thảo dược phải từ những khu vực sạch, cách xa nơi có nhiều xe cộ và bụi bặm bởi cây có thể hấp thụ độc chất từ môi trường này.