Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Đẩy lùi viêm phổi

Tận dụng tính dược liệu của một số thực phẩm sau có thể chữa viêm phổi hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Mật ong và gừng  - Ảnh: Shutterstock
Mật ong và gừng  - Ảnh: Shutterstock
Gừng. Không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày khi bạn bị viêm phổi. Theo các chuyên gia sức khỏe, gừng có thể điều trị mọi loại bệnh về đường hô hấp. Bạn cũng có thể thêm chút gừng được nạo vào tách trà để uống vào buổi sáng sớm lúc bụng đói.
Húng quế. Là một trong các loại thảo dược tốt nhất được nhiều chuyên gia khuyên dùng để điều trị viêm phổi vì diệt được tất cả các vi khuẩn có hại. Nên dùng húng quế 6 lần mỗi ngày trong thời gian mắc bệnh.
Tỏi. Một trong những cách điều trị hiệu quả nhất là thêm nhiều tỏi vào các bữa ăn hằng ngày. Tỏi là thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giết chết vi khuẩn gây hại trong cơ thể.
Nghệ. Đó là nhờ nghệ có rất nhiều giá trị dược liệu có thể chữa khỏi bệnh viêm phổi.
Mè (vừng). Nên ăn nhiều mè trong thời gian bị viêm phổi vì hạt mè giúp giảm vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Mật ong. Thay vì thêm đường vào các nước ép trái cây, bạn có thể thêm mật ong. Đặc tính kháng khuẩn của mật ong giúp đẩy lùi vi khuẩn xấu.
Vitamin C. Có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin C như dâu tây, ổi và cà chua. Lúc này, bạn rất cần bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng.
Nước. Bạn cần uống nhiều nước suốt cả ngày để giữ cơ thể không bị thiếu nước.
Cà rốt. Nước ép cà rốt rất tốt cho phổi vì giúp cung cấp vitamin A cần thiết cho cơ thể.
Củ dền. Giúp bổ sung năng lượng và củng cố khả năng miễn dịch.
Ớt. Đặc tính kháng khuẩn cao của ớt có tác dụng trị viêm phổi tốt.

Những thực phẩm kết hợp với sữa chua tốt cho sức khỏe

Sữa chua từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe.Sữa chua từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
Để tăng thêm độ ngon miệng cho món ăn này, bạn hãy kết hợp với một số thực phẩm sau:
Những thực phẩm sau không chỉ làm tăng thêm vị ngon mà còn bổ sung thêm những lợi ích sức khỏe vào món sữa chua của bạn.
Trái cây
Trái cây sẽ làm cho sữa chua tăng thêm hương liệu của chất chống oxy hóa tự nhiên. Hãy thử các loại trái cây như quả chuối, dâu hoặc xoài để thay đổi vị giác của bạn khi thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.

Những thực phẩm kết hợp với sữa chua tốt cho sức khỏe
Các loại hạt
Các lại hạt như hạnh nhân và quả óc chó đều là những sự lựa chọn tuyệt vời để kết hợp với món sữa chua. Các loại hạt không chỉ giúp cải thiện hương vị của sữa chua mà còn mang lại một hỗn hợp các chất dinh dưỡng lành mạnh rất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại hạt sẽ cung cấp nguồn năng lượng giúp giữ cho bạn có cảm giác no bụng và tràn đầy năng lượng lâu hơn.
Quế
Gia vị này sẽ cung cấp cho bạn một hương vị sữa chua ngọt phong phú. Nó cũng sẽ thêm vào sữa chua của bạn tất cả những lợi ích sức khỏe của quế.
Cacao nghiền
Thay vì thêm sô cô la ngọt lịm vào sữa chua, bạn có thể lựa chọn một chút cacao nghiền để thay thế. Những mảnh vụn ca cao nguyên chất sẽ là một gia vị tăng thêm vị ngon ngậy cho món sữa chua của bạn.
Mật ong
Mật ong là sự thay thế tốt nhất cho đường. Nếu bạn thích sữa chua có vị ngọt hơn, hãy thêm mật ong vào. Mật ong cũng có thể thúc đẩy các vi khuẩn hoạt động trong món sữa chua của bạn.

Những thực phẩm kết hợp với sữa chua tốt cho sức khỏe
Yến mạch
Thêm yến mạch vào sữa chua không chỉ làm cho món ăn này bổ dưỡng hơn mà nó còn là một hỗn hợp giòn giòn có hương vị thơm ngon.

Nguyên tắc ăn uống để đẻ con thông minh

Bổ sung đủ axit folic, sắt, chất xơ, canxi... sẽ giúp não thai nhi phát triển tốt nhất để tăng khả năng học hỏi, hiểu biết trong tương lai.
Chắc chắn các mẹ bầu đều biết việc ăn uống trong thai kỳ là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi cũng như của mẹ bầu. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho hay, những gì mẹ ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn cả tương lai nhiều năm về sau của mẹ và bé nữa. Bởi mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe từ khi chào đời, trí não phát triển phục vụ cho tương lai, còn sức khỏe mẹ cũng không bị xuống cấp sau sinh.
Nhưng vấn đề là mẹ nên ăn những gì để có được những lợi ích tuyệt vời này? Hãy “ngó” qua danh sách dưới đây các “mẹ ỏng” nhé!
Bổ sung đủ axit folic
Tốt nhất, mẹ cần bổ sung đủ 400 microgram vitamin B (axit folic) hàng ngày ngay từ trước khi mang bầu. Bởi khi chị em hấp thu đủ lượng axit folic mỗi ngày trong 3 tháng đầu sẽ giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 50-70%.
Mẹ cũng nên tăng liều lượng lên 600mcg khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một nghiên cứu mới đây cũng cho hay, phụ nữ bổ sung đầy đủ axit folic trong 1 năm trước khi mang thai và trong suốt quý 1,2 thai kỳ cũng giảm đáng kể nguy cơ sinh non.
Nguyên tắc ăn uống để đẻ con thông minhTốt nhất, mẹ cần bổ sung đủ 400 microgram axit folic hàng ngày ngay từ trước khi mang bầu. (ảnh minh họa)
Không ăn cho hai người
Kết quả thống kê mới nhất cho thấy có đến 46% chị em đạt quá cân trong thai kỳ, dẫn đến hậu quả là mắc nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và thậm chí là sinh non. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải ăn cho hai người mà chỉ cần tăng khẩu phần ăn mỗi ngày lên 300-500 calo nữa là đủ.
Đừng bỏ qua cá
Hấp thụ đủ DHA (có nhiều trong hải sản và hạt lanh) là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi. DHA là axit béo omega-3 giúp phát triển trí não, giúp bé có tầm nhìn, khả năng ghi nhớ, vận động cũng như ngôn ngữ tốt – những kỹ năng này rất quan trọng trong những năm đầu đời.
Mẹ nên ăn ít nhất 300-400gam cá và hải sản mỗi tuần nhưng nên chọn những loại hải sản đặc biệt là cá không hoặc có chứa hàm lượng thủy ngân thấp.
Tránh rượu
Mẹ uống nhiều rượu khi mang thai có thể gây ra những khuyết tật về mặt học tập, thiếu tập trung, hiếu động thái quá, hung hang... ở trẻ. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên uống rượu trong thai kỳ.
Bổ sung đủ sắt
Trong thời gian mang thai, lượng sắt bạn cần tăng gấp đôi lúc bình thường (khoảng 30mg moioxi ngày). Lượng sắt cần nhiều trong thai kỳ là đủ hỗ trợ và thúc đẩy oxy đến thai nhi. Vì vậy, chị em cần tham kháo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt phù hợp trong thai kỳ. Ngoài ra, muốn tăng sự hấp thụ sắt trong cơ thể, mẹ nên kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin C.
Tránh nhiễm khuẩn bacteria
Để em bé của mẹ tránh bị nhiễm những vi khuẩn có hại như khuẩn Listeria, Salmonella và E. coli, mẹ cần chú ý ăn những thực phẩm đã được đun sôi, nấu chín. Tuyệt đối không ăn uống những loại sữa hoặc sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Thực ăn thừa để ở ngoài nhiệt độ bình thường cũng không nên ăn sau 2 giờ.
Nguyên tắc ăn uống để đẻ con thông minh
 Khi mang bầu, mẹ nên hạn chế tối đa ăn thịt tái sống để tránh nhiễm khuẩn. (ảnh minh họa)
Hạn chế caffeine
Theo tiến sĩ De-Kun Li, từ trước đến nay, mọi người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai có thể dung nạp khoảng 300 mg cà phê mỗi ngày là an toàn, tuy nhiên nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu uống đều đặn 200mg cà phê sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Tốt hơn hết, nên hạn chế càng ít càng tốt.
Không ăn nhiều đồ ăn nhanh
Nếu mẹ là người nghiện đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, các món rán, chiên thì hãy cố gắng hạn chế đến mức có thể. Những đồ ăn được tẩm ướp mặn, ngọt, nhiều chất béo này thực ra không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại khiến mẹ béo phì và không có lợi gì cho em né trong bụng cả.
Bổ sung canxi
Mẹ mang thai đặc biệt ở quý 2, 3 cần bổ sung đủ 1.000 mg canxi một ngày để răng và xương em bé phát triển tốt nhất. Nếu mẹ không dung nạp đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và đương nhiên mẹ sẽ rất dễ bị loãng xương. Nếu thực phẩm hàng ngày chứa ít canxi, mẹ có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để bổ sung qua đường uống.
Tránh thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Những thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu có thể liên quan đến chứng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, chậm tăng trưởng và một số bệnh ung thư, rối loại miễn dịch cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo ăn thực phẩm hữu cơ sẽ có lượng thuốc trừ sâu thấp hơn, sẽ an toàn cho sự phát triển non nớt của thai nhi trong bụng mẹ.
Đừng bỏ qua chất xơ
Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bầu hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ táo bón, trĩ – những triệu chứng bệnh phổ biến trong thai kỳ. Những thực phẩm giàu chất xơ cũng có chứa vitamin, khoáng chất và phytochemical cần thiết để em bé trong bụng mẹ phát triển. Mẹ cần nạp đủ ít nhất 25-35 mg chất xơ mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Chữa rết cắn

Kinh nghiệm dân gian cũng như nghiên cứu khoa học cho thấy khi bị rết cắn sẽ xảy ra hai trường hợp:
Thứ nhất rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể, chúng ta có thể dùng một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.
Thứ hai người bị rết cắn nhiễm độc sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc.

Bài thuốc dân gian của người dân tộc Dao thường dùng là dãi con gà trống hoặc dãi ốc bôi vào vết rắn cắn sẽ không bị phồng và nhanh chóng khỏi.
Bên cạnh đó còn có một số bài thuốc mà người dân có thể có ngay tại nhà mình mà không cần phải đến thầy thuốc như:
 
1. Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức (lưu ý không nên dùng nhiều vì sẽ gây rộp da),

2. Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

3. Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

4. Củ gấu rửa sạch, giã nát dùng để đắp.

5. Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

6. Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát đề đắp.

7. Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

8. Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vệt cắn, rất mau khỏi.

9. Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

10. Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Trong những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải đưa đến các cơ sở y tế để điều trị bằng những biện pháp cụ thể và khoa học. 

Giảm 4 kg một tuần nhờ chế độ ăn kiêng bằng chuối

Phương pháp kiêng khem đơn giản này sẽ giúp bạn xuống cân lành mạnh, khoa học.

Banana Diet Plan là phương pháp ăn kiêng trong 3-4 ngày với nguyên liệu chính là những quả chuối chín do tiến sĩ Geroge Harrop phát triển từ năm 1934. Chế độ kiêng khem này có thể giúp ban giảm tới 4 kg/tuần nếu thực hiện nghiêm ngặt. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao, bạn cần kết hợp uống sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) cùng việc tiêu thụ chuối.
Chuối rất giàu vitamin và cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động trong ngày. Trung bình một quả chuối chín chứa 3 g chất xơ, 26 g carbohydrate, 1,3 g protein, 0,4 g chất béo và 95 calo. Ngoài ra, nó còn có nhiều kali hỗ trợ điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động cho hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Vì vậy, đây là thực phẩm hữu ích việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời tạo cảm giác no lâu. Trong khi đó, sữa không béo là đồ uống cung cấp lượng lớn canxi và protein cho cơ thể. Canxi giúp xương chắc khỏe và protein phát triển cơ bắp rất tốt.
Cách thực hiện:
1-1842-1415351320.jpg
- Buổi sáng, khi ngủ dậy uống 250-350 ml nước ấm. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 8 cốc nước).
- Ăn 10-12 quả chuối chín/ ngày, đồng thời uống 3 cốc sữa không béo mỗi ngày vào bữa sáng, trưa, tối.
- Không dùng thêm bất cứ đồ ăn gì ngoài chuối, sữa và nước lọc.
Bên cạnh đó, nếu muốn giữ dáng lâu dài, sau khi kết thúc thời gian giảm cân bằng chuối, bạn có thể duy trì thói quen ăn sáng với 2-3 quả chuối chín cùng 1 cốc sữa gầy (bữa trưa và tối tiêu thụ thực phẩm bình thường).
Lưu ý:
- Nên uống bổ sung khoáng chất, các loại vitamin trong quá trình giảm béo vì chuối chín và sữa không thể cung cấp toàn bộ các vitamin cho cơ thể.
- Tiêu thụ ít nhất 10 quả chuối/ ngày (tương đương nạp 1000 calo) để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.
- Tránh ăn nhiều vào buổi tối, tránh vận động nặng.
- Nếu cảm thấy ngán, bạn có thể làm sinh tố chuối nhưng không thêm bất cứ hoa quả hay đường, sữa nhé.

Bất ngờ thú vị về quả trứng

Trung bình một người tiêu thụ 182 quả trứng mỗi năm; 140 trứng chim cút tương đương với một trứng đà điểu.
Thong-tin-ve-qua-trung.png