Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Ông lão chơi ngông trồng quýt hồng trên núi Cấm

Không ai nghĩ đất này trồng nổi cây ăn trái, riêng cây đặc sản khó tính như quýt hồng thì nằm mơ cũng chẳng thấy. Vậy mà đó là hiện thực.

Ông Trần Thanh Tùng ở ấp Vồ Bà (An Giang) là người đầu tiên “chơi ngông” gây dựng trang trại quýt hồng trên núi Cấm – “nóc nhà miền Tây”. Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thoát nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.
Ong lão choi ngong tròng quyt hong tren núi Cám
 Ông Ba Tùng bên vườn quýt hồng Lai Vung trên “nóc nhà miền Tây” .
Ở vào độ cao trên 720m (so với mặt nước biển), vùng đất núi này trước đây không ai dám nghĩ rằng có thể trồng được cây ăn trái, huống gì cây đặc sản khó tính như quýt hồng, nằm mơ cũng không thấy.
Vườn quýt hồng của ông Tùng đã cho trái từ nhiều năm nay rồi nhưng mỗi lần đi dạo ra vườn, chủ nhân khu vườn vẫn bảo rằng “cứ ngỡ như là trong mơ”. Chúng tôi những người viết bài này, trong lần đầu nhìn thấy cũng không khỏi ngỡ ngàng.
Được nếm mùi vị của quýt, chúng tôi lại càng thêm ngỡ ngàng vì vị ngọt lạ thường của nó; không ngọt lịm như quýt Thái, không ngọt gắt như quýt đường, một vị ngọt thanh tao, rất riêng, có thể chỉ diễn đạt được như cái tên mà bà con nông dân xứ núi nơi đây gọi là “Quýt Ba Tùng”.
Quýt hồng vốn là loại cây đặc sản, khó trồng, trước nay chỉ được trồng ở những vùng đất phù sa màu mở của vùng đồng bằng sông Cửu Long như Lai Vung, Sa Đéc (Đồng Tháp). Quýt hồng trồng thành công trên núi quả là một bước đột phá của nông dân Trần Thanh Tùng. “Chính gia đình chúng tôi cũng không ngờ, mỗi độ vào mùa thu hoạch, nhìn vườn quýt một màu vàng hồng rực mà trong người cứ lâng lâng một cảm giác khó tả, còn hơn cả trong mơ” – ông Ba Tùng tâm sự.
Ong lão choi ngong tròng quyt hong tren núi Cám-Hinh-2
 Vườn quýt hồng trĩu quả.
Một phần hên, chín phần kiên trì, nhẫn nại
Nhiều người bảo rằng “Ba Tùng gặp hên đó thôi”. Bản thân ông Ba Tùng cũng không phủ nhận điều đó. “Thật sự là cũng có phần hên. Nhưng trong 10 phần thành công thì chỉ có 1 phần hên thôi; còn lại tới 9 phần kiên trì, can trường và nhẫn nại” – ông Tùng bộc bạch.
Người đầu tiên trồng quýt là vợ ông Ba Tùng chứ không phải ông. Yếu tố “hên” chính là ở đây. Từ một cây quýt “trồng chơi” của vợ sau nhà, ông Ba Tùng mới có ý định thử trồng quýt xem sao.
Sau khi “bắt chước vợ” thử trồng thêm vài cây thấy “có khả năng” nên ông Tùng xuống núi, lặn lội khắp các vùng chuyên canh cây ăn trái ở miệt các cù lao sông Tiền, sông Hậu để điều nghiên, sưu tầm các giống quýt… Tuy nhiên, vốn liếng kinh nghiệm ông thu thập được ở các nơi này cũng đều là “câu chuyện cây quýt ở dưới đồng bằng; “Còn lên núi thì nó lại khác”, lại phải vận dụng thêm sự trải nghiệm của nông dân trên vùng đất núi này.
Sau nhiều năm lặn lội, vừa tìm kiếm giống vừa trồng thử nghiệm, so sánh, đối chiếu với điều kiện đất đai thổ nhưỡng nhiều vùng trồng quýt khác nhau, ông Tùng quyết định chọn giống quýt hồng Lai Vung.
Về lý do chọn giống quýt hồng Lai Vung, ông Tùng cho biết: “Quýt hồng Lai Vung rất sợ thiếu nước nhưng cũng rất sợ dư nước. Cho nên bên cạnh nguồn nước tưới đầy đủ thì hệ thống tiêu nước cũng phải đảm bảo. Với độ nghiên lớn của sườn núi như núi Cấm thì hệ thống tiêu nước coi như đã có, không phải lo”. “Độ nghiên trên núi này thì mưa cỡ nào cũng tiêu được hết. Bản thân mặt nghiên của đất trồng nơi đây được xem như là một hệ thống tiêu nước thiên nhiên hiệu qủa nhất” – ông Tùng phân tích.
Vấn đề còn lại là làm sao có được nguồn nước tưới. Đặc biệt, khi trồng với diện tích lớn thì nguồn nước tưới phải có tính ổn định cho cả mấy tháng mùa khô. “Bài toán” đau đầu này đã được nông dân Ba Tùng hóa giải bằng đáp án: Tích trữ nước. “Bằng cách dẫn nước từ các suối nhỏ trên núi vào mùa mưa, tôi làm nhiều hồ nhỏ để trữ lại rồi bơm tưới dần. Cũng bằng cách lấy ngắn nuôi dài, hoa lợi từ quýt được dùng để đầu tư làm thêm hồ, tăng thêm nguồn nước tưới rồi tăng thêm diện tích trồng” – ông Tùng cho biết.
Ong lão choi ngong tròng quyt hong tren núi Cám-Hinh-3
 
Triển vọng nhân rộng
Những năm đầu, sản lượng không nhiều do diện tích đất trồng giới hạn trong tính chất thăm dò, thử nghiệm…Theo từng năm, diện tích trồng quýt của ông Ba Tùng tăng dần. Từ vài chục gốc lên vài trăm gốc…Một công, hai công, rồi chục công… cho đến hiện nay là gần 4ha.
Những năm gần đây ông Ba Tùng cùng các con tập hợp kinh nghiệm và công sức cũng như hùn vốn để tiếp tục thử nghiệm thêm mô hình trồng cam trên núi. Việc trồng cam trên núi cũng cam go không kém gì quýt nhưng “đã có kinh nghiệm quýt thì chuyển qua cam không khó”.
Theo nhận xét của tập thể gia đình ông Tùng, bước đầu mô hình cam đã cho kết quả khả quan. Mặc dù đi sau quýt nhưng cam cũng đã có thể khẳng định sự thành công trên núi qua vụ mấy vụ thu họach gần đây. Tổng hợp mô hình cam quýt, ông Ba Tùng có thu nhập trung bình từ 15 - 20 triệu đồng trên một công đất (1.000m2) mỗi năm.
Giờ đây, có thể khẳng định rằng mô hình trồng quýt trên núi của ông Trần Thanh Tùng đã thật sự thành công và có cơ sở để nhân rộng cho nông dân trong xã. Ông Ba Tùng đã có kế hoạch mở rộng sản xuất, tạo nguồn nhân giống để có thể sang bán giống cho nông dân trong vùng. Ông Ba Tùng sẵn sàng sẻ kinh nghiệm cùng những bí quyết nghề nghiệp được ông tích lũy cả chục năm qua cho tất cả những người đến mua giống quýt của ông. Mong ước của ông là làm sao mô hình của ông ngày càng được nhân rộng, có thêm nhiều nông dân thoát nghèo như ông.
Ông Chau Ra Nắk - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, huyện Tịnh Biên nhận xét: “Mô hình trồng quýt của ông Ba Tùng đã chứng minh là có thể phát triển cây có múi trên vùng núi nơi đây. Hội Nông dân đang tích cực tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ, vốn vai để giúp nông dân có cơ hội đầu tư trống cam, quýt như ông Trần Thanh Tùng”.

Trồng ớt thu bạc tỷ

Khi nghe tin ở Yên Định (Thanh Hóa) người ta trồng ớt thu 300 triệu/ha/vụ, nhiều người đã thán phục. Nhưng khi báo đưa tin ở Đà Lạt, người ta thu 1 tỷ đồng/5.000m2/vụ nhờ trồng ớt thì mọi người ngạc nhiên. Như vậy, 1ha có thể thu được 2 tỷ!
Tôi điện cho anh Lê Văn Cường - người chủ trại nổi tiếng ở Đà Lạt thì mới biết, đó là các cơ sở đang cộng tác với anh để trồng ớt, bán cho Nhật Bản. Người Nhật cấp giống cho cơ sở anh Cường và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Anh Cường giao thêm cho một số trại trong vùng để cùng làm. Công việc vào nền nếp. Người sản xuất đảm bảo đúng quy trình, đúng tiến bộ. Sản phẩm làm ra đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Người mua giữ đúng hợp đồng. Tất cả đều có lợi. 
Tôi nghĩ, đây là cách làm ăn của thời đại. Chúng ta phải đảm bảo chữ tín để duy trì mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Bà con mình không thể phó mặc cho thị trường khi không chịu gắn tránh nhiệm của mình vào với sản phẩm. Niềm tin mà không có thì sản phẩm dễ bị dìm giá. Mấy hôm nay ở Hà Nội, giá củ cải quá rẻ: 10.000 đồng có thể mua được 4-5kg! (trong lúc chỉ bơm 1 lốp xe người ta đã thu từ 5.000-10.000 đồng). Vì vậy, nông dân phải liên kết lại và hợp tác với các đối tác chắc chắn. Cả 2 phía phải cùng giữ chữ tín thì việc làm ăn mới thành công. Bà con nên tới thăm hoặc trao đổi trực tiếp với anh Cường (ĐT: 0913.181.419) để hiểu thêm về cách làm ăn của họ.
Ớt đâu chỉ để xuất khẩu. Ở trong nước, lượng ớt tiêu thụ cũng rất lớn. Ta có cả ớt cay và ớt ngọt. Ớt cay có rất nhiều giống như ớt chỉ thiên, ớt tím, ớt cà, ớt sừng trâu... Người ta dùng nó làm gia vị hàng ngày. 
Ớt không khó trồng và cũng không kén đất. Tuy nhiên, vùng trồng ớt nên chọn nơi cao ráo và thoát nước tốt. Ở đồng bằng, nếu trồng ớt bà con phải lên luống cao và rãnh thoát nước phải đủ sâu và đủ rộng. Nếu để đất quá ẩm thì cây rất dễ bị bệnh thối cổ rễ và bệnh héo cây. Ta nên rắc vôi bột lên luống kết hợp với việc phun các loại thuốc trừ nấm gốc đồng để hạn chế nấm hại. Phải bón lót phân chuồng hoai mục và một lượng lân lớn (khoảng 500kg/ha). Nếu đất chua thì phải bón thêm vôi.
Ớt có thể trồng mật độ 25-30.000 cây/ha. Ta ươm hạt khoảng 1 tháng, cho tới khi cây được 5-6 lá thật và cao khoảng 10-15cm thì nhổ đi trồng. Sau khi trồng 15 ngày, ta bón thúc lần thứ nhất. Sau đó, tiếp tục bón thúc thêm 2 lần nữa khi cây bắt đầu ra hoa và thu hái quả lần đầu. Tuy ớt không chịu được úng nhưng đòi hỏi đất phải luôn luôn đủ ẩm. Phải chú ý nhổ cỏ, xới xáo đất và vun gốc thường xuyên. Sâu hại đối với ớt chủ yếu là sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh, bọ phấn và nhện trắng. Ngoài ra, các bệnh héo xanh, bệnh thán thư, bệnh xoăn lá, bệnh khô héo nhánh cũng phải đề phòng.
Điều quyết định thành bại của các vùng trồng ớt lại chính là thị trường. Đầu ra mà ổn định thì bà con ta trồng ớt sẽ thắng to.

Trồng ớt sừng trâu lời gấp 10 lần trồng lúa

 

(Dân Việt) - Thực hiện cơ cấu chuyển đổi cây trồng, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã đầu tư trồng ớt thay cây lúa, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.
Mô hình trồng ớt sừng trâu đem lại thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa ở tỉnh Trà Vinh.
Hiện tại với 1 công đất trồng (1.000m2), cứ cách khoảng 2 ngày anh thu hái một lần được 30kg ớt sừng vàng châu Phi, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết các loại chi phí, anh còn lãi hơn 50 triệu đồng/2 vụ/năm. Có lúc cao điểm như dịp tết, ớt sừng vàng bán được giá đến 35.000 đồng/kg, làm gia đình anh rất phấn khởi, cuộc sống từ đó ổn định hơn.
Nông dân ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng nổi tiếng với mô hình trồng ớt làm giàu khá bài bản, thành lập hẳn một tổ hợp tác trồng ớt với hơn 25 thành viên. Ban đầu, gia đình anh Phạm Văn Hơn có 3 công đất trồng lúa không hiệu quả. Anh đã tham gia vào tổ hợp tác và chuyển đổi sang trồng giống ớt sừng trâu F1 châu Phi. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 2,5 tháng, gia đình anh thu hoạch hơn 2 tấn quả/công, thu gần 60 triệu đồng tiền lãi.
Gần đó có gia đình anh Phạm Phú Yên cũng tham gia vào tổ hợp tác trồng ớt với 1 công đất. Vụ này anh thu hoạch hơn 2,1 tấn quả/công, sau khi trừ chi phí, gia đình anh lãi khoảng 20 triệu đồng/vụ (3 tháng), cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Anh cho biết: “Khi trồng ớt, gia đình tôi có sử dụng màng phủ đem lại nhiều lợi ích như tránh được sâu bệnh, ít hao phân, thuốc trừ sâu...”.
Để đảm bảo cho các thành viên trong tổ hợp tác trồng ớt đạt hiệu quả kinh tế cao, tổ thường xuyên duy trì họp mặt các thành viên để đưa ra lịch thời vụ trồng bằng hình thức xoay vòng giữa các hộ trong tổ, tránh tình trạng dội chợ và liên kết với doanh nghiệp ở Cần Thơ thu mua toàn bộ sản phẩm.
Anh Huỳnh Văn Giàu - Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè cho biết: “Để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế gia đình, xã đã vận động thành lập tổ hợp tác trồng ớt, nhằm giúp cho các hộ nông dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa vào sản xuất. Mô hình này hiện đang đạt hiệu quả khá cao, cho thu nhập gấp 8 - 10 lần trồng lúa. Xã sẽ tạo điều kiện cho tổ hợp tác trồng ớt tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT để nhân rộng mô hình”.

1001 cách làm ăn: Trồng rau ngót

Rau ngót không kén đất, chỗ nào cũng trồng được. Ta trồng rau ngót bằng thân, chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm. Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn - rộng 20-25cm và sâu 10-15cm...
Tôi đến thăm một đồn biên phòng, 2 bên vệ đường dẫn vào đơn vị được trồng kín rau ngót. Đồn trưởng vui vẻ giới thiệu: Đây là loại rau xanh chủ lực của đồn...
Tôi nhớ có lần lên Hương Sơn (Hòa Bình), thấy có nhà trồng cả một quả đồi toàn rau ngót. Trông xa, tưởng họ trồng chè, tới nơi mới biết đấy là rau ngót. Ông chủ cho biết, rau ngót bán rất chạy mà chăm sóc lại dễ, ít sâu bệnh. Hàng ngày ông chỉ để khoảng 2 tiếng lo bơm nước, tưới cây; mỗi tuần bón thêm phân 1 lần. Trồng tới 4 năm mới phải thay cây…
Rau ngót đâu có lạ với bà con ta, ở đâu cũng có thể trồng rau ngót. Đặc biệt, nó chịu được cớm nên ta có thể trồng rau ngót ngay cả dưới các tán cây. Nhiều nhà vườn kết hợp trồng cây ăn quả với rau ngót. Đa số bà con thường trồng nó quanh các giếng nước, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi… chủ yếu là để tận dụng đất. Điều đó cũng chứng tỏ, rau ngót rất dễ trồng và dễ sống. Tuy nhiên, nếu bố trí trồng ra vườn, ra ruộng và đảm bảo chăm sóc tốt thì đó là một loại rau cho ta thu nhập khá.
Có nơi, bà con còn gọi cây rau ngót là cây bồ ngót. Nó là cây cho ta lá để nấu canh, canh rau ngót rất ngon. Bình thường, ta chỉ cho thêm một ít bột ngọt vào là đã được bát canh hoàn hảo. Trong rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhất là chất đạm với các amino axit quan trọng mà cơ thể chúng ta rất cần. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
Mùa này là mùa trồng rau ngót. Nhà nào chưa trồng thì nên tính việc trồng thêm rau ngót, nó không kén đất, chỗ nào cũng trồng được. Tuy nhiên, nhưng nơi đất có nhiều mùn và hơi nặng thì cây mọc tốt hơn. Ta trồng rau ngót bằng thân, chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm. Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn - rộng 20-25cm và sâu 10-15cm. Mỗi rãnh nên cách nhau khoảng 40-50cm để có lối đi vào khi hái lá. Nó là cây ăn lá nên cần nhiều đạm và lân, lượng kali có thể ít hơn.
Sau khi cắm cành, ta phải giữ ẩm cho đất. Khoảng 10-15 ngày sau là hom sẽ mọc rễ và nảy chồi. Khi cây được 40-50cm thì bắt đầu thu hoạch, ta cắt cách gốc 10-15cm. Cây sẽ lại đâm chồi tiếp, lúc này cần bón thêm nước tiểu pha loãng hoặc dung dịch urê 1%. Ta phải luôn tưới ẩm cho đất nhưng cũng cần xới xáo để cho đất được thông thoáng. Cứ 20-25 ngày là ta lại được thu. Ruộng rau ngót có thể giữ được vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.
Nếu không trồng để kinh doanh thì mọi nhà cũng nên trồng một ít rau ngót để làm rau ăn hàng ngày.
Rau ngót còn được dùng làm thuốc để chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, viêm phổi, ban sởi, sốt cao, bí tiểu, tiêu độc... Vì vậy, nó là cây rất nên trồng trong gia đình. 

Trồng rau ngót thu 300 triệu đồng/năm

Nông dân Nguyễn Xuân Thủy (SN 1981) quê ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội mỗi năm thu tới 300 triệu đồng từ rau ngót, chưa kể nguồn thu từ các loại rau và cây ăn quả khác.
Nguyễn Xuân Thủy sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên học hết cấp 3, anh vào Nam lập nghiệp. Do sống xa gia đình nên làm tới đâu tiêu hết tới đó, chán nản, Thủy quyết định về quê.


Trong vườn rau, anh Thủy trồng xen canh thêm các loại cây ăn quả.        T.L
Được sự động viên của bố mẹ, cuối năm 2005, anh vay mượn tiền đứng ra thầu 20.000m2 đất để trồng 3.000 cây cam canh và 2.000 cây bưởi Diễn. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt, anh thiệt hại cả trăm triệu đồng. Thủy chuyển sang chăn nuôi, lúc cao điểm anh nuôi tới 1.500 con gà, 2.000 con vịt đẻ, 500 con ngan. Tuy vậy, lần thứ hai này anh cũng thất bại, khi dịch cúm khiến gà vịt chết hàng loạt. Sau những thất bại liên tiếp Thủy không dừng lại mà đi nhiều nơi, cộng với việc nghiên cứu tài liệu về dinh dưỡng các loại rau, anh nhận thấy giá trị kinh tế từ cây rau ngót. Thủy chia sẻ: “Rau ngót là giống cây hoang dã, dễ trồng, có thể tận thu tới cả chục năm, nên tôi quyết chuyển sang trồng rau ngót luôn”.
Vì không mua được giống, Thủy tự nhân giống rau ngót từ những cây nhỏ trong vườn nhà, đến nay diện tích đất trống đã được phủ xanh. Trong vườn rau, anh trồng xen canh bưởi, mít, na và các loại rau như cà chua, đậu, rau muống… Nhờ sự mạnh dạn ấy, đến nay Thủy đã gặt hái được thành quả của mình. Mỗi ngày anh xuất ra thị trường 400 – 500 mớ rau ngót và các loại hoa quả khác, doanh thu lên tới 500 triệu đồng/năm và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân xung quanh.
Dù mới hơn 30 tuổi, Nguyễn Xuân Thủy vẫn được người dân tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn. Với thành quả ban đầu của mình, anh mong muốn có thể giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế bằng nghề nông như anh.

Những tác dụng không ngờ của dưa hấu

(PetroTimes) - Mùa nóng, chỉ cần 1 miếng dưa hấu là có thể đánh bay cái nóng ngay tức khắc. Dưa hấu là nguồn cung cấp vitamin A, C, B6 và kali; giàu chất hóa học thực vật như citrulline và lycopene. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận những tác dụng khác loại trái cây xanh vỏ đỏ lòng này.
1. Tăng sức mạnh cho não
Bạn có biết rằng dưa hấu có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh não bộ của bạn? Đó là vì dưa hấu là chứa 1 lượng đáng kể vitamin B6 mà cơ thể cần hàng ngày, 1 vitamin rất quan trọng giúp điều hòa hoạt động của não bộ.
2. Hàm lượng nước cao
Dưa hấu chứa hàm lượng nước rất cao. 91,5% thành phần của dưa hấu là nước. Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu là một trong những cách ngon nhất để bổ sung nước khi mùa nóng đang gần kề.
3. Chứa nhiều lycopene cà chua
Dưa hấu có chứa lycopene nhiều gấp 1,5 lần so với cà chua. Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa các gốc tự dogây tổn thương tế bào và có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Hơn nữa, chất chống oxy hóa mạnh mẽ này đã được chứng minh là giảm nguy cơ ung thư trong cơ thể.
4. Tốt cho mắt
Dưa hấu là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, giúp tăng cường năng lượng thị lực và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Chỉ cần khoảng 100 gram dưa hấu mỗi ngày, bạn hoàn toàn yên tâm có đôi mắt khỏe mạnh và thị lực sắc nét.
5. Giảm đau nhức cơ bắp
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép dưa hấu có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp. Trong dưa hấu có rất nhiềucitrulline, giúp cải thiện chức năng động mạch và giảm huyết áp. Nước ép dưa hấu là một thức uống tuyệt vời cho cơ thể bạn nhất là sau những trận thi đấu thể thao, chạy bộ hay vận động mạnh.
6. Giúp giảm cân
Dưa hấu là món ăn dễ tìm và thanh đạm, các tác dụng làm sạch cơ thể của bạn. Như đã đề cập ở trên, dưa hấu ít calo và lượng nước cao nên rất phù hợp cho kế hoạch giảm cân của chị em phụ nữ. Dưa hấu làm cho một lựa chọntuyệt vời cho các món sinh tố tự chế và các món salad vì nó cung cấp cho cơ thể rất nhiều khoáng chất và nước.
7. Ngăn ngừa tác hại của tia UV
Dưa hấu chứa hàm lượng lycopene cao, một sắc tố có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Lycopene giúp bảo vệ bạn chống lại các tia UV, cháy nắng và ung thư da. Thật hợp lý đểkết hợp dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, phải không nào?

14 khác biệt giữa phụ nữ thông minh và ngu ngốc

Phụ nữ ngu ngốc xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa. Phụ nữ thông minh xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay.

Nico Lam
1. Phụ nữ ngu ngốc chăm chăm vào khuyết điểm của đàn ông.
Phụ nữ thông minh tán thưởng ưu điểm của đàn ông.
2. Phụ nữ ngu ngốc cãi nhau với đàn ông mọi lúc mọi nơi, khiến cho đàn ông mất mặt.
Phụ nữ thông minh giữ thể diện cho đàn ông trước mặt người ngoài.
3. Phụ nữ ngu ngốc không ngừng bới móc quá khứ.
Phụ nữ thông minh cùng đàn ông tạo dựng tương lai.
4. Phụ nữ ngu ngốc hạ thấp đàn ông. Cô ta quên rằng hạ thấp đàn ông cũng chính là hạ thấp bản thân.
Phụ nữ thông minh tán thưởng đàn ông. Cô ta hiểu rằng tán thưởng đàn ông cũng chính là tán thưởng bản thân.
5. Phụ nữ ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy bản chất đàn ông.
Phụ nữ thông minh sẵn lòng thông cảm tha thứ cho đàn ông.
6. Phụ nữ ngu ngốc sẽ nói: ”Anh cút đi”.
Phụ nữ thông minh sẽ nói: ”Anh không được phép rời bỏ em”.
7. Phụ nữ ngu ngốc xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa.
Phụ nữ thông minh xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay.
1-5493-1425708530.jpg
8. Phụ nữ ngu ngốc quá đề cao cái tôi của mình.
Phụ nữ thông minh khôn khéo gửi gắm và dựa dẫm.
9. Phụ nữ ngu ngốc không rời đàn ông nửa bước.
Phụ nữ thông minh hiểu được lúc gần lúc xa.
10. Phụ nữ ngu ngốc chỉ biết giặt giũ nấu ăn, nhưng quên mất làm đẹp bản thân.
Phụ nữ thông minh cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên làm đẹp bản thân.
11. Phụ nữ ngu ngốc mang đến cho đàn ông áp lực và kìm nén.
Phụ nữ thông minh đem đến cho đàn ông động lực và hứng thú.
12. Phụ nữ ngu ngốc khiến đàn ông thất bại trong những giọt nước mắt của cô ta.
Phụ nữ thông minh khiến đàn ông thành công trong nụ cười rạng rỡ của cô ta.
13. Phụ nữ ngu ngốc đả kích đàn ông.
Phụ nữ thông minh cổ vũ đàn ông.
14. Phụ nữ ngu ngốc đọc xong và bĩu môi.
Phụ nữ thông minh đọc xong mỉm cười.

Bài thuốc tiêu diệt ung thư phổi qua 7 vị thuốc hiệu nghiệm

Hàng năm tại Việt Nam con số mắc bệnh ung thư phổi là khá cao , không phân biệt tuổi tác . Nguyên nhân rất nhiều nhưng chủ yếu vẫn do thói quen hút thuốc lá mà ra . Căn bệnh ung thư phổi đã cướp đi rất nhiều mạng sống nhiều người và các phương pháp hóa trị liệu vẫn không đem lại kết quả khả quan lắm .


Câu chuyện mà tôi kể như sau : Cách đây 3 tháng , bố đẻ chị dâu mình bị căn bệnh ung thư phổi , đi lên bệnh viện K Hà Nội và được chuẩn đoán là ung thư , sau khi được chuẩn đoán là ung thư cũng đã dùng phương pháp hóa trị liệu để điều trị với hy vọng kéo thêm thời gian , sau thời gian dùng trị liệu , tóc rụng nhiều , người gầy , mệt mỏi và chán ăn .
Lúc ấy cô hàng xóm nhà mình đã sang hỏi chuyện và kể câu chuyện hôm trước đi lễ chùa ở Bái Đính và gặp chị này , chị kể trước đây chị bị ung thư phổi và giai đoạn nặng , bệnh viện gần như bất lực và gặp anh cũng bị ung thư uống thuốc lá này khỏi hẳn , đi khám lại các tế bào ung thư trong máu không còn và khối u giảm hẳn , sau thời gian điều trị đã khỏe , nghe vậy gia đình chị mừng lắm cũng hỏi địa chỉ bà ở Đồ Sơn và đến cắt thuốc về uống , sau 3 tháng thấy tiến triển rõ ràng , người ăn được , ngủ được và đi khám lại cũng mất tế bào ung thư … Chị ấy gần nhà mình , đi dò hỏi mãi cuối cùng cũng biết đó là chị gái anh Văn .
Sau khi có địa chỉ rồi đi cắt thuốc về uống mỗi ngày 1 thang , sau 3 tháng , hôm qua là ngày bệnh viện thông báo trong máu mất tết bào ung thư , khối u trước khi uống thuốc là 6 -7 phân nay giảm xuống thấp hơn rất nhiều, đúng là sự bất ngờ với gia đình .
Mình chưa có điều kiện để đưa đầy đủ thông tin về loại thuốc này , nhưng mình cũng đưa ra 7 vị thuốc này , mình nghĩ nhiều người biết nó hơn mình nhiều , còn để biết rõ hơn thì mình áp sau nhé :
7 vị thuốc ấy là :
1 -Bông mã đề .
2_ Bồ công anh .
3- Lá mặt trời .
4_ Lá Vẩy ốc .
5_Lá ba ngạc .
6_ Lá nhọ nồi .
7_ Lá cỏ xước .
Các loại thuốc này đều được vặt về rửa sạch rồi đem phơi khô hoặc xao khô và sắc nước uống .
Mỗi ngày bạn lấy 1 nắm thuốc, sắc với nước uống, có thể uống thay nước hàng ngày để trị dứt điểm bệnh ung thư phổi.
Hy vọng bài thuốc này sẽ mang lại nhiều hy vọng mới cho sức khỏe cộng đồng