Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

"Bài thuốc quý hơn vàng" chữa suy thận cứu nhiều người

Cuộc sống đang bình yên, vợ chồng chị Đoàn Thị Dung (47 tuổi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chợt phát hiện con gái bị chứng thận hư.
Trong lúc tuyệt vọng, số phận đã mỉm cười với họ khi cô bé được cứu sống nhờ bài thuốc Nam ông nội lưu lại trong một cuốn sách. Tiếng lành đồn xa, nhiều người mắc bệnh về thận đã tìm đến nhờ cứu giúp và chị Dung bỗng trở thành thầy thuốc “bất đắc dĩ”.
Phát hiện quý hơn vàng
Cách đây 19 năm, cuộc sống của vợ chồng chị Dung bất ngờ có một bước ngoặt. Thời điểm đó, con gái út của anh chị là Trần Thị Thanh Tuyền (lúc đó mới 3 tuổi) đang mạnh khỏe bỗng nhiên mắc chứng bệnh kì lạ. “Toàn thân nó sưng phù lên, bụng trương ra ngày một to. Phát bệnh vài tháng thì cháu nằm liệt giường, không đi lại được.
Vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi phương thuốc về cho con uống nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm. Mãi sau đó, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám mới biết chính xác bệnh”, chị Dung kể.
Theo đó, các bác sĩ kết luận Tuyền bị hư thận và đã ở giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa. Vợ chồng chị Dung bất lực đưa con về chờ ngày lo hậu sự. Căn bệnh trầm trọng đến nỗi, cô bé vừa về nhà ít hôm thì kiệt sức, chỉ nằm thoi thóp trên giường.
Người bệnh cần được tư vấn trước khi dùng
Về bài thuốc của chị Dung, lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết: 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt. Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí... Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng tùy tiện mà cần được lương y tư vấn.
Trong lúc mò mẫm tìm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị hậu sự cho con, chị Dung vô tình bốc trúng một cuốn sách mục đã bị mối ăn mất phân nửa. Cuốn sách có tên “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc” do ông Trần Liệu – bố chồng chị Dung, người trước đây từng nhiều năm nghiên cứu và làm nghề thuốc để lại. Lần giở phần chưa bị mối ăn, chị Dung đọc thấy một bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có cả chứng thận ứ nước của bé Tuyền.
Mừng như bắt được vàng, suốt đêm hôm ấy chị mở từng trang sách, đọc không sót một chữ nào ở phần viết về cách điều trị bệnh thận. Chị Dung nhớ lại: “Trong cuốn sách, cha tôi hướng dẫn rất kĩ từ cách tìm thuốc đến chế biến, dùng thuốc. Nghĩ cha linh thiêng muốn cứu cháu nội, tôi quyết định thử dùng bài thuốc đó cho con. Tôi mang cuốn sổ chạy sang nhà mẹ đẻ, vốn là người có thể nhận biết nhiều loại cây rừng. Sau đó, hai mẹ con cầm đèn dầu lặn lội cả đêm khắp rừng núi tìm các loại cây với hi vọng cứu được con bé”.
Rạng sáng hôm sau, chị Dung tìm đủ 4 loại cây trong bài thuốc của cha chồng gồm: cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ. Chị bẻ cả cành và lá, mỗi cây mỗi thứ một ít đem sao, sấy khô. Sau đó, chị cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn 1 chén cho con uống. Suốt thời gian sau đó, Tuyền đi tiểu liên tục, người vì thế cũng dần dần xẹp xuống. Chị Dung phát hiện trong nước tiểu con có rất nhiều viên màu trắng như hạt sạn.
Các hạt rất cứng lấy búa đập thì vỡ nhuyễn. Sau này chị mới biết đó là những hạt sỏi do chất độc tích tụ tạo nên. “Trước khi uống thuốc, Tuyền không tiểu tiện được, hệ thống bài tiết không hoạt động. Do bị ứ nước, cháu lúc nào cũng ê ẩm và chỉ nằm bất động một chỗ.
Nhưng một ngày sau khi uống thuốc, tôi thấy cháu cử động, nhắm mở mắt bình thường trở lại. Vợ chồng tôi cho cháu uống thuốc được nửa tháng thì cháu dần khỏe, đi lại được. Tôi cho cháu uống thuốc tới 3 tháng sau mới thôi”, chị Dung kể.
Cây thuốc chị Dung trực tiếp lên rừng hái về.
Khoảng 6 tháng sau, người mẹ đưa con gái đi khám lại, các bác sĩ không khỏi ngạc nhiên trước tình trạng sức khỏe của Tuyền. Chị Dung cho biết, Tuyền năm nay đã bước sang tuổi 22 và rất khỏe mạnh. Sau lần thoát chết ngoạn mục, cô bé ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tuyền hiện đang là sinh viên năm cuối ngành kế toán của một trường Cao đẳng.
Cứu nhiều người thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”
Câu chuyện Tuyền lành bệnh khi đã sắp bị tử thần mang đi nhanh chóng lan truyền khắp trong ngoài vùng. Lúc này trong xã có người phụ nữ tên Đinh Thị Giàu (SN 1935, thôn Phước Thọ) cũng mắc căn bệnh giống hệt như cô bé. Một tối mùa hè, bà Giàu được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bà không thể tiểu tiện, toàn thân ứ nước, mất ăn mất ngủ. Bác sĩ xác định 1 quả thận bà bị suy độ 3, không còn tác dụng. Để cứu sinh mạng bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư. Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà Giàu bị phù nặng hơn, không thể đi lại được. Nghe tiếng bài thuốc của gia đình chị Dung, người thân của bà Giàu đã tìm tới nhờ cứu giúp.
Chỉ sau vài giờ dùng thuốc, bà Giàu thấy có biến chuyển trong người. Bà bài tiết được và người dần xẹp xuống. Uống thuốc được một tháng thì bà đã ngồi dậy được và cũng tự mình đi lại, làm vệ sinh cá nhân mà không cần người phụ giúp. Bà Giàu mất sau một tai nạn cách đây ít lâu.
Gặp chúng tôi, chị Kim Anh (con gái bà Giàu) xác nhận: “Sau khi uống thuốc của cô Dung, mẹ tôi khỏe hơn nhiều, tinh thần vì thế cũng trở lại vui vẻ, lạc quan. Sức khỏe bà ngày càng khá lên, ăn uống cũng bình thường trở lại”. Sau trường hợp của bà Giàu, bài thuốc của gia đình chị Dung càng nổi tiếng hơn. Không chỉ người trong thôn xóm, trong xã nhờ cậy, nhiều người mắc bệnh thận ở khác huyện, khác tỉnh nghe tiếng cũng tìm đến. Từ đó, chị Dung bén duyên với nghề thuốc và coi đó như cái “duyên” trong cuộc đời mình.
Theo chị Dung, với 4 vị dược liệu kết hợp trên, bài thuốc mà bố chồng chị để lại có thể chữa được hầu hết các căn bệnh liên quan đến thận. Từ thận khô, thận nhiễm mỡ chữa đến thận hư, suy thận. Sau này chị Dung còn tìm được thêm được vị thuốc giúp bệnh nhân ăn cơm được ngon miệng hơn, đó là cây hồng đơn. Do người bệnh tìm đến mỗi năm một đông, vợ chồng chị Dung tất bật quanh năm mà vẫn không đủ thuốc cung cấp.
Trong khi đó, thuốc chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được. Chính vì vậy hai năm trước, chị Dung bàn với chồng mua chiếc máy sấy và máy cắt thuốc. Có máy móc, công việc làm thuốc với hai vợ chồng đỡ vất vả phần nào. Chị cho biết: “Hiện giờ trong nhà luôn có sẵn thuốc cho người bệnh. Những người ở xa có thể liên hệ để được gửi thuốc qua bưu điện cũng như tư vấn cụ thể”.
Trong cuốn sổ dày cộp, chị Dung vẫn còn lưu lại địa chỉ rất nhiều người bệnh. Một số trường hợp tiêu biểu như: Ông Y Vô (65 tuổi, tỉnh Đắk Lắk) bị suy thận nên phải chạy thận đến 7 năm ròng rã. Sau khi nghe tin ở Bình Định có bài thuốc trị các bệnh về thận, ông nhờ người thân tìm đến mua về dùng thử. Kết quả bất ngờ, sau khi uống thuốc của chị Dung được 4 tháng thì ông thấy bệnh đỡ hẳn.
Ông Nguyễn Nam Dương (54 tuổi, phường Bình An, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh) bị suy thận, tiểu ra đạm. Ông uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài vẫn không thoát khỏi chứng bệnh nhưng khi dùng thuốc của chị Dung khoảng 3 tháng thì đỡ. Bà Nguyễn Thị Hoa ở số nhà 1206/14 đường Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình (TPHCM) cho biết: “Anh trai tôi đang định cư ở Úc, bị bệnh thận nặng mà không hay.
Trong một chuyến về thăm quê, anh tôi bị sưng chân, sưng đùi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận là thận có nước. Nghe tiếng bài thuốc của chị Dung, tôi gọi điện mua 30 thang liền, giờ anh ấy khỏe mạnh hoàn toàn”.

Công dụng chữa bệnh của nghệ

Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học Trung Quốc và y học của Ấn Độ để trị một số bệnh như đầy hơi, vàng da, kinh nguyệt không đều, nước tiểu có máu, xuất huyết, đau răng, vết bầm tím, ngực đau đớn, và đau bụng.
Nghệ có nguồn gốc từ cây curcuma longa - là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ gừng. Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Á màu da cam. Nghệ từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc chống viêm trong cả y học Trung Quốc và y học của Ấn Độ. Củ nghệ được gọi là "nghệ tây Ấn Độ", nghệ được sử dụng như là một thứ gia vị, phương thuốc chữa bệnh.
Dưới đây là một số công dụng trị bệnh hữu ích của nghệ.
Công dụng chữa bệnh của nghệ
Nghệ là một chất khử trùng và kháng khuẩn tự nhiên, rất hữu ích trong khử trùng các vết cắt và vết bỏng. (Ảnh minh họa)
Nghệ là một chất khử trùng và kháng khuẩn tự nhiên, rất hữu ích trong khử trùng các vết cắt và vết bỏng.
Nghệ kết hợp với súp lơ có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Có thể ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer bằng cách loại bỏ mảng bám amyloid trong não. Nghệ ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới trong các khối u.
Tốc độ chữa lành vết thương và hỗ trợ trong việc tái tạo làn da bị hỏng nhanh. Có thể giúp điều trị các bệnh vẩy nến và bệnh ngoài da viêm khác.
Có thể hỗ trợ trong việc chuyển hóa chất béo và giúp đỡ bạn trong việc giảm cân. Ngoài ra nghệ cũng được sử dụng trong y học Trung Quốc để điều trị trầm cảm từ lâu.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em. Làm chậm sự tiến triển của bệnh đa xơ cứng ở chuột. Là một chất giải độc gan tự nhiên và thuốc giảm đau tự nhiên.

6 “thần dược” trị ho, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà

Thời tiết thay đổi thường khiến trẻ nhỏ dễ bị ho, cảm lạnh. Theo Times Of Indian, dưới đây là một số bí quyết các bậc phụ huynh có thể tham khảo để điều trị ho, cảm lạnh cho con ngay tại nhà.
1. Xông hơi
Nếu ai đó trong nhà bị cảm lạnh hay gặp những vấn đề về hô hấp thì xông hơi là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhất là với trẻ nhỏ. Để trẻ đứng trong nhà tắm với hơi nước ấm tỏa ra trong đó và bảo trẻ hít vào trong khoảng ít nhất 10 đến 15 phút. Thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước xông có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bài liên quan: 
Các phương pháp điều trị & hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư
Bài thuốc giúp trị ho gà
Xuyên bối tỳ bà cao - 300 năm phương thuốc quý trị ho
Các phương pháp điều trị & hỗ trợ bệnh ung thư
2. Mật ong
Mật ong cũng là một trong những cách trị hoa, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ. Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn có thể pha một thìa mật ong với bột quế và cho trẻ ăn.
3. Massage
Cách này có tác dụng hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Trộn dầu mustard với tỏi rồi sau đó massage lên vùng ngực, lưng và cổ của bé. Ngoài ra, bạn có thể thoa hỗn hợp này lên lòng bàn chân và các ngón chân của bé.
4. Cho trẻ uống đủ nước
Khi trẻ bị ho, hắt hơi thì bạn nên nhớ rằng, phải luôn cho bé uống đủ nước. Uống đủ nước giúp trẻ chống lại cảm lạnh và giảm viêm họng. Bạn có thể thay nước lọc bằng món soup ấm hay nước cam để giúp trẻ không bị tổn hao năng lượng.
6 “thần dược” trị ho, cảm lạnh hiệu quả cho trẻ ngay tại nhà
Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là "thần dược" có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
5. Súc miệng bằng nước muối
Pha một thìa muối vào nước ấm và cho trẻ súc miệng hai lần một ngày. Cách này cũng rất tốt trong việc giúp trẻ chống lại những con ho và cảm lạnh.
6. Sữa pha bột nghệ
Với các thành phần có tính sát trùng, nghệ được biết là "thần dược" có thể điều trị các chứng ho, cảm lạnh. Bạn hãy thêm một chút tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống mỗi tối. Cách này có thể giúp trẻ nhanh chóng giảm đau họng và sổ mũi. Ngoài ra, sữa là nguồn giàu canxi, cung cấp năng lượng cho trẻ.