Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Món ăn bài thuốc cho người bệnh thận

Dùng món ăn bài thuốc phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh thận trong quá trình điều trị.

 
Cá trích, cải xanh, nấm rơm... thích hợp dùng chế biến món ăn cho người bệnh thận, béo phì, tiểu đường...  - Ảnh: K.Vy - M.Khôi
Nguyên liệu gồm: 10 gr tỏa dương (vị thuốc), 100 gr thịt dê, 100 gr gạo tẻ. Cách làm: thịt dê rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, sử dụng sau. Tỏa dương rửa sạch, cho vào nồi đất có nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển sang lửa nhỏ nấu thêm 15 phút, bỏ bã, lấy nước. Gạo tẻ cho vào nồi, bắc lên bếp, thêm thịt dê, nước thuốc tỏa dương, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến nhừ thì hoàn tất. Dùng trong trường hợp bị hội chứng viêm thận, tay chân lạnh, ớn lạnh do thận dương hư; người bệnh liệt dương; phụ nữ ít kinh, khó đậu thai; người tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa.
Nguyên liệu gồm: 10 gr tỏa dương, 100 gr hải sâm khô, thịt giăm bông, cải thìa, hành đoạn, gừng băm, rượu, muối, bột năng, giấm, tiêu, tỏi, dầu mè mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: tỏa dương rửa sạch, hải sâm ngâm nước cho nở, rửa qua vài dạo để giảm hàm lượng natri, dùng dao thái xiên; giăm bông thái lát mỏng; cải thìa rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, đổ nước đun sôi, thêm hải sâm trụng một lát, vớt ra. Đổ dầu vào chảo, phi thơm hành, tỏi, rưới rượu, muối, giấm, gừng băm, tiêu, hải sâm, tỏa dương, bột nêm, giăm bông, cải thìa, đảo đều, dùng bột năng làm xốt. Rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Không nên xào lâu. Dùng cho người bị hội chứng viêm thận, tay chân lạnh, ớn lạnh do thận dương hư; dùng cho người liệt dương, phụ nữ ít kinh, khó đậu thai.
Nguyên liệu gồm: 250 gr cá trích, 60 gr vỏ bí đao, 30 gr bo bo, gừng, muối vừa đủ. Cách làm: cá trích bỏ nội tạng, bỏ vây, rửa sạch; vỏ bí đao rửa sạch, gọt bỏ lớp xanh bên ngoài, thái lát; bo bo vo sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm vào cá trích, gừng lát, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, tiếp thêm bo bo, vỏ bí đao, chuyển lửa nhỏ hầm, cho đến khi bo bo nhừ thì nêm muối, múc ra tô. Dùng cho trường hợp viêm tiểu cầu thận, phù thũng của hội chứng bệnh thận; người cao mỡ máu, béo phì, bệnh tiểu đường. Món ăn còn có tác dụng thông sữa, thích hợp dùng cho sản phụ thiếu sữa.
Nguyên liệu gồm: 1 cái giò heo, 300 gr đậu đen. Cách làm: đậu đen ngâm trong nước ấm 2 giờ, giò heo cạo lông rửa sạch, chặt một đường giữa hai ngón, sau đó chặt lát nhỏ, gừng thái lát, hành thái đoạn. Bắc nồi lên bếp, đổ vào dầu ăn, phi thơm gừng, hành, cho giò heo đảo nồi, tiếp thêm đậu đen, thêm nước, nêm muối, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm đến giò heo mềm thì hoàn tất. Dùng cho người bệnh viêm tiểu cầu thận, phù nhẹ của hội chứng bệnh thận, người bí tiểu tác dụng cần lâu hơn. Người suy chức năng thận thì kiêng dùng. Khi dùng món ăn này kiêng đồ cay nóng, béo ngậy.
Nguyên liệu gồm: 300 gr nấm rơm, 50 gr măng tươi, 10 quả trứng cút, thịt giăm bông, rau cải, rượu, muối, bột nêm, dầu mè vừa đủ. Cách làm: nấm rơm rửa sạch xé nhỏ, trụng trong nồi nước sôi vớt ra; thịt giăm bông thái lát; măng rửa sạch thái lát; rau xanh rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, đổ nước, rượu, măng lát, giăm bông lát, nấm rơm lát, rau xanh, đun sôi, nêm muối, bột nêm, đập vào trứng cút, dùng đũa khuấy chầm chậm, nêm dầu mè, múc ra tô. Dùng bồi bổ cho người bệnh thận. Món ăn chứa nhiều kali, khi xuất hiện tiểu ít, tăng kali máu thì ngưng dùng. Dùng cho người già suy nhược. Nấm rơm tạo ra nhiều purine, người bệnh thống phong (gout) kiêng dùng.

Những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau bụng dưới hay đau vùng chậu là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ.

  • Những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe sau 9 giờ tối

  • Bà bầu nên chọn môn thể dục nào?

  • Thói quen xấu của dân công sở có thể gây béo bụng

  • 10 loại thực phẩm giúp bạn trẻ lâu
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể có với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.
1. Đau vùng chậu là gì?
Đau vùng chậu liên quan đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Để tìm đúng nguyên nhân khiến phụ nữ đau vùng chậu hãy đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.
2. Viêm ruột thừa
Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.
3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, trong tình trạng căng thẳng...
4. Đau bụng do rụng trứng
Nếu bạn có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.
5. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nó làm người đó tính khí thất thường, nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết (hormone) trong một chu kỳ kinh nguyệt) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung vitamin có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.
6. Mang thai ngoài tử cung
Đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
7. Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.
8. U nang buồng trứng
Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.
9. U xơ tử cung tử cung
U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
10. Lạc nội mạc tử cung
Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.
11. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.
12. Sỏi thận
Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.
13. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị IC nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.
14. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..
15. Đau do sa tạng
Ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.
16. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.
17. Đau do sẹo
Nếu bạn đã từng trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc thấp hơn, chẳng hạn như mổ ruột thừa, hoặc phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, bạn có thể bị đau liên tục từ mô sẹo. Nhiều trường hợp là do dính ở bụng gây đau.
18. Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là do nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân.
19. Đau vùng chậu mãn tính
Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mãn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Căn số lần sex theo quy luật "con số 9"

Với cách tính này thì độ tuổi từ 20-29 nên quan hệ 1 tuần 8 lần, còn độ tuổi 80 - 89 thì 7 tuần mới chỉ được quan hệ 2 lần.
Người xưa có câu: “Dù cho uống trăm ngàn thứ thuốc mà không biết “Thuật phòng trung” (phương pháp thực hành tình dục) thì cũng chỉ là vô ích”.

Để có đời sống tình dục viên mãn, ngoài việc ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện, thuốc thang thì việc tính toán tần suất sinh hoạt vợ chồng sao cho hợp lý cũng rất quan trọng. “Yêu” quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho cả nam giới lẫn phụ nữ. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra quy luật “con số 9” để các cặp vợ chồng tính tần suất “yêu” cho phù hợp, mang lại lợi ích cho sức khỏe.


Nhiều quá hay ít quá đều bất lợi

Đã có một số nghiên cứu cho thấy, việc duy trì tần suất “yêu” vừa phải rất hữu ích cho sức khỏe. Các nhà y học Nga, sau nhiều năm nghiên cứu, đã kết luận: “Vợ chồng sinh hoạt “chuyện ấy” ở mức bình thường là cơ sở của sức khoẻ và trường thọ”. Người ở độ tuổi trên 60 mà giữ được sinh hoạt phòng the hợp lý thì có thể tăng tuổi thọ từ 8 đến 10 năm. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học, bởi qua điều tra các bệnh nhân đau khớp thì 70% nói rằng sau khi sinh hoạt phòng the, triệu chứng đau khớp xương được giảm bớt hoặc hết hẳn từ 4 đến 6 giờ. Nguyên nhân là do chất addrenol cortex trong cơ thể tăng lên, kích thích tuyến thượng thận làm cảm giác đau ở trung khu thần kinh bị ức chế. Theo các nhà y sinh học, khi “yêu”, vỏ thượng thận tiết ra chất DMEA gấp 4-5 lần, làm giảm sự lo lắng buồn rầu, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, hạn chế các khối u phát triển, giúp con người tư duy sâu sắc hơn. Do đó có thể phòng ngừa ung thư, giúp con người sống tốt hơn ở tuổi già.

Năm 1997, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu gần 1.000 người thuộc phái mạnh có độ tuổi từ 45-60. Họ kết luận rằng, những người có quan hệ với phụ nữ 8 lần/tháng thì tỷ lệ tử vong thấp hơn một nửa so với những người chỉ quan hệ 1 lần/tháng. Còn công trình nghiên cứu năm 2000 công bố, việc duy trì  “chuyện ấy” đều đặn và vừa phải thì nguy cơ về bệnh tim càng thấp, ở cả nam lẫn nữ. Năm 1990, một công trình nghiên cứu của Nhật đã công bố trên tạp chí “Tiết niệu” rằng: Người đàn ông có tần suất “yêu” mỗi tuần 3-5 lần thì có thể giảm 1/3 khả năng ung thư tuyến tiền liệt. Một phát hiện mới cũng cho thấy, hoạt động tình dục ở những người già có lứa đôi sẽ sống thọ hơn người già sống cô đơn...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tình dục học thì chất lượng của những lần sinh hoạt vợ chồng quan trọng hơn số lượng. “Chuyện ấy” thiếu thốn sẽ không tốt cho sức khỏe nhưng nếu thừa thãi lại phản tác dụng. Khi còn trẻ, có thể có tuần “chuyện ấy” diễn ra cả chục lần và cả hai cùng thấy thoải mái vui vẻ cũng không có nghĩa là quá nhiều. Tuy nhiên, nếu duy trì tần suất này cả năm trời và một trong hai cảm thấy không được hài lòng thì sinh hoạt vợ chồng có thể bắt đầu trở thành cuộc “giao ban” nhàm chán đối với bên ít thỏa mãn hơn. Mặc dù khoa học chứng minh, tình dục mang lại nhiều lợi ích cho con người như có thể cải thiện tâm trạng, giảm sự lo âu, chữa khỏi chứng đau đầu hay mất ngủ, trẻ hóa diện mạo, ... nhưng việc “yêu” không điều độ lại làm giảm tuổi thọ, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải. Ví dụ điển hình nhất chính là các bậc vua chúa lắm thê, nhiều thiếp xưa. Lịch sử đã có thấy những ông hoàng ham mê sắc dục quá đà đều phải rời dương thế ở độ tuổi xuân xanh.

Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Nếu sinh hoạt vợ chồng quá nhiều sẽ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cả hai người.  Nhiều người, sinh hoạt vô độ còn dẫn tới cạn kiệt tinh trùng, giảm nồng độ nội tiết tố trong cơ thể, gây suy sinh dục, rối loạn cương dương, vô sinh… (Sau mỗi lần xuất tinh, 5-7 ngày sau mới có thể phục hồi đủ số lượng tinh trùng có khả năng sinh sản). Một số dấu hiệu cho thấy việc quan hệ quá sức như: Cảm thấy thiếu ngủ, ngáp vặt, khuôn mặt bơ phờ, thiếu tỉnh táo khi làm việc, đau vùng thắt lưng 2 bên, mỏi cột sống. Nếu tình trạng nặng hơn nữa thì chân tay lạnh, dễ cáu gắt...Vì vậy, cần phải sinh hoạt phòng the một cách vừa phải, phù hợp với tuổi tác và thể trạng”.

Quy luật “con số 9”

Căn cứ vào quy luật ảnh hưởng của tuổi tác đối với khả năng tình dục, các chuyên gia tình dục học Mỹ đã tổng kết một công thức về tần suất quan hệ tình dục cho những người từ 20 tuổi trở lên, gọi là quy luật “con số 9”. Theo các chuyên gia, quy luật sinh hoạt này là vừa đủ và đảm bảo sức khỏe cho mỗi lứa tuổi. Cách tính của quy luật này đó là: “tần suất quan hệ = số đầu của tuổi × 9”. Tức là lấy số hàng chục của tuổi mình nhân với 9 và ra kết quả, số hàng chục của kết quả là số ngày cần duy trì chu kỳ “yêu”, còn số hàng đơn vị của kết quả là số lần “yêu”. Theo đó, phương pháp tính tần số yêu từ 20 – 79 tuổi như sau:

- Từ 20 – 29 (2 x 9 = 18) tương đương 1 tuần quan hệ 8 lần

- Từ 30 – 39 (3 x 9 = 27) tương đương 2 tuần quan hệ 7 lần

- Từ 40 – 49 (4 x 9 = 36) tương đương 3 tuần quan hệ 6 lần

- Từ 50 – 59 (5 x 9 = 45) tương đương 4 tuần quan hệ 5 lần

- Từ 60 – 69 (6 x 9 = 54) tương đương 5 tuần quan hệ 4 lần

- Từ 70 – 79 (7 x 9 = 63) tương đương 6 tuần quan hệ 3 lần

- Từ  80 – 89 (8 x 9 = 72) tương đương 7 tuần quan hệ 2 lần

Theo cách tính trên thì một người 27 tuổi, công thức “yêu” của anh (cô) ấy là 2 x 9 = 18, đồng nghĩa tần suất “yêu” phù hợp của anh (cô) ấy là cần quan hệ tình dục 8 lần trong khoảng 1 tuần. Vượt quá tần suất này là thái quá, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cách tính trên mang tính bình quân và chỉ được xem là tham khảo vì nhu cầu tình dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể thay đổi ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng thể chất, bệnh lý, tình cảm...

Đánh giá về bảng tần suất yêu “này”, TS- BS Lê Vương Văn Vệ cho rằng, thực tế không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể duy trì theo quy luật con số 9. Quy luật này chỉ là một sự ước lượng bởi chúng ta cần hiểu rằng, hoạt động tình dục không phải chỉ là mỗi động tác giao hợp. Quan hệ “ái ân” phải được đánh giá từ lúc chúng ta có cảm xúc cho đến khi đạt được khoái cảm. Mặt khác, tần số quan hệ tình dục thích hợp là tần số phải được thống nhất dựa trên sự thỏa mãn, hài hòa cho cả hai vợ chồng, phù hợp với tâm lý, sinh lý mỗi người và điều kiện của mỗi gia đình. Hơn nữa, tần suất quan hệ vợ chồng được xem là phù hợp khi sau mỗi lần quan hệ, đến ngày hôm sau cơ thể phải cảm thấy khỏe khoắn, yêu đời, muốn tiếp tục “yêu” nữa. Còn nếu sau đó cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ, nhìn thấy “đối tác” lại thấy sợ, lảng tránh thì chứng tỏ đó là một tần suất không phù hợp. “Chuyện “ân ái” vợ chồng phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, chính vì vậy mọi công thức đều là tương đối. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo cách tính trên bởi đây là một tính toán khá kỹ lưỡng của các chuyên gia sau một thời gian nghiên cứu thực tiễn lâu dài. “Sex” là chuyện cả đời, vậy nên chúng ta cũng cần đầu tư kỹ lưỡng cho nó, trong đó việc tính tần suất “yêu” sao cho phù hợp cũng rất quan trọng”, bác sĩ Vệ cho biết.

Cùng nhau lên lịch “yêu”

Việc nhìn vào bảng tần suất “yêu” là một cách để chúng ta đối chiếu với chuyện sinh hoạt phòng the của bản thân. Nếu ít quá thì tự làm mới cảm xúc để đời sống phòng the không bị hao mòn. Còn nếu nhiều quá thì kìm lại cho những ngày sau. Tất nhiên, tần suất “yêu” ưa thích đối với mỗi người có thể khác nhau. Nhưng để có đời sống phòng the lành mạnh, viên mãn cần phải trung thực và cởi mở với bạn đời về mức độ làm “chuyện ấy” mà bản thân mong muốn và cảm thấy thỏa mãn. Một nghiên cứu từng khám phá ra rằng, các cặp đôi trao đổi thẳng thắn về tình dục, đặc biệt trong lúc “hành sự” sẽ được thỏa mãn với “chuyện ấy” hơn. Sự thỏa hiệp đóng vai trò quyết định, thay vì chọn cách đáp ứng nhu cầu của một người về mức độ “yêu” nhiều hay ít, sẽ hữu ích hơn nếu các cặp đôi đánh giá nhu cầu của cả hai và chọn giải pháp đáp ứng ở giữa hai mức tần suất mong muốn. Lên lịch cho “chuyện ấy” cũng có thể rất tốt, vì người có “khao khát” ít hơn sẽ không cảm thấy áp lực và người có “khao khát” cao hơn cũng không cảm thấy bị từ chối.

Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, việc bạn cần làm luôn và ngay là đi khám chuyên khoa.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng ban đầu khi đã mắc bệnh lây qua đường tình dục thường tập trung ở “vùng kín” hoặc quanh miệng. Vì thế, khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, việc bạn cần làm luôn và ngay là đi khám chuyên khoa.
+ Thường xuyên cảm thấy nhức nhối và khó chịu ở “vùng kín”.
+ Dịch bất thường chảy ra từ âm đạo.
+ Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt hay vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không.
+ Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt.
+ Đau khi giao hợp hoặc ra máu sau khi “yêu”.
+ Tiểu buốt hoặc nhiều hơn bình thường.
+ “Vùng kín” sau đó là chân tay bị phát ban.
+ Viêm loét nặng quanh miệng.
+ Đau ở vùng xương chậu.
+ Vàng da và mắt nhiều lòng trắng hơn.
+ Chán ăn.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Có rất nhiều dấu hiệu giúp chị em sớm phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cách phòng tránh
Hạn chế bạn tình: Càng nhiều bạn tình thì nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục càng tăng cao. Do đó, để tự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của chính mình, bạn nên giảm số lượng “đối tác” tình dục.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Để tự bảo vệ sức khỏe, bạn nên "yêu" một bạn tình.
Dùng bao cao su: Trong số rất nhiều biện pháp tránh thai thì bao cao su cách hiệu quả nhất giúp phòng bệnh lây qua đường tình dục. Bạn có thể chọn bao cao su nam hoặc bao cao su nữ khi “hành sự” nhưng lưu ý là phải sử dụng đúng.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Bao cao su là cách hiệu quả nhất giúp phòng bệnh lây qua đường tình dục.
Dùng đập nha khoa khi “yêu” bằng miệng: Đập nha khoa sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục như Herpes. Nó được sử dụng để làm giảm nguy cơ truyền máu và các chất lỏng khác vào miệng từ bộ phận sinh dục. Cũng như bao cao su, không được tái sử dụng đập nha khoa cho lần Oral sex tiếp theo.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Quan hệ bằng miệng, đừng quên đập nha khoa.
Dùng găng tay y tế: Nếu muốn kích thích bạn tình bằng tay, bạn nên đeo găng tay y tế trước khi làm việc này. Vì rất có thể, một vết xước nhỏ trên tay có thể là “đường dẫn” khiến bệnh tình dục lây nhiễm bạn một cách dễ dàng hơn. Găng tay y tế cũng chỉ nên sử dụng một lần.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Nếu muốn kích thích bạn tình bằng tay, bạn nên đeo găng tay y tế.
Không quan hệ khi uống rượu hoặc dùng chất kích thích: Uống rượu hay dùng bất kì chất kích thích nào cũng có thể khiến bạn mất kiểm soát, quên dùng các biện pháp an toàn khi “yêu”. Và rất có thể một hành vi nhỏ này sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.
Dấu hiệu chị em mắc bệnh tình dục
Nên tránh quan hệ khi đã dùng chất kích thích hoặc rượu.
Tiêm chủng: Tiêm chủng phòng các bệnh tình dục không có hiệu quả 100% và có thể có tác dụng phụ. Tuy nhiên, hai chủng ngừa viêm gan B và HPV được ước tính có thể giúp bạn tránh bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục đến 90%.