Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tăng sức đề kháng với nước trà sả

Nước trà sả sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh lúc giao mùa thời tiết thất thường.

Cây sả cùng họ với chanh nhưng có vị ngọt, tính ôn hòa hơn và là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như folate, magiê, sắt, vitamin, đồng, kẽm, canxi… Ngoài việc sử dụng sả làm gia vị chế biến món ăn, một ly nước trà sả cũng có công dụng phòng ngừa nhiều bệnh.



Trà sả giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Tinh dầu sả giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày, viêm đường ruột... Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên uống nước trà sả mỗi ngày.

Điều hòa kinh nguyệt với trà sả

Khi bạn bị rối loạn kinh nguyệt, uống trà sả nóng 2 lần mỗi ngày có thể điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa mụn trứng cá do hormon thay đổi.

Trà sả chống cảm cúm

Dồi dào vitamin C, nước trà sả giúp cơ thể chống chọi với các căn bệnh thời tiết như sốt, ho, cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, chúng còn xoa dịu các cơn đau cơ, đau khớp và đau đầu khi bị cảm.





Loại bỏ độc tố

Tính lợi tiểu của sả giúp thải bỏ axit uric, độc tố và các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Nước trà sả còn có công dụng lọc gan, ruột, tuyến tụy và thúc đẩy sự lưu thông máu.

Kháng khuẩn và kháng viêm

Thành phần kháng khuẩn của sả có công dụng ngăn ngừa nhiễm trùng các vết thương và cải thiện các vấn đề về da như ngừa mụn, giảm vết thâm... Thành phần kháng viêm thì giúp điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, bệnh gút, viêm xương khớp.

Chống suy nhược



Uống nước trà sả giúp cơ thể vượt qua các triệu chứng căng thẳng và mệt mỏi nhờ hương thơm dịu nhẹ. Bạn có thể kết hợp nước trà sả với các loại thảo dược khác như gừng, chanh, hoa nhài…

Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa và hương thơm tự nhiên trong sả giúp ngăn ngừa tế bào ung thư và các bệnh kinh niên như Alzheimer. Tính lợi tiểu của sả còn giúp tuyến tụy và gan khỏe mạnh, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.

6 tác dụng chữa bệnh của vỏ chanh

(TBDN) Vỏ chanh có tác dụng ngăn ngừa và chữa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol, bệnh còi cọc, và nhiều hơn nữa… Nó bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất có tác dụng làm cho cơ thể cũng như tâm trí được sảng khoái.

6 tác dụng chữa bệnh của vỏ chanh
Tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh
Các vitamin C hiện diện trong vỏ chanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do nên có thể ngăn chặn ung thư, các vấn đề tim, lão hóa, sưng, và các bệnh tự miễn dịch…. Mặt khác, các gốc tự do cũng có thể được liên kết với các mạch máu gây tổn hại sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn nên bổ sung vitamin để duy trì lưu thông máu khỏe mạnh.

Cải thiện sức khỏe của xương
Để xương mạnh mẽ và khỏe mạnh cần một lượng canxi, và chanh vỏ lại có nhiều canxi và vitamin C. Vỏ chanh ngăn ngừa các rối loạn khác nhau như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, gãy trong xương, viêm đa khớp và viêm xương khớp.
Ăn vỏ chanh thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, viêm khớp dạng thấp và viêm đa khớp.

Chống ung thư
Ngoài ra, chất flavonoid có trong vỏ chanh có hiệu quả kiềm chế sự phân chia của tế bào ung thư, nên nó được coi là một biện pháp ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.

Làm mềm khuỷu tay khô
Hãy cắt đôi quả chanh, chỉ cần đặt khuỷu tay trong nửa quả chanh và xoay chanh như thể bạn đang ép nó trong hơn mười phút. Rửa sạch và lau khô. Da bạn sẽ sớm lấy lại vẻ mềm mại ban đầu.

Khuyến khích giảm cân
Vỏ chanh bao gồm một thành phần được gọi là pectin, giúp giảm cân. Pectin thực sự có tác dụng giảm hấp thụ quá nhiều đường, do đó, giúp duy trì cân nặng của bạn.

Làm giảm nồng độ cholesterol
Tiêu thụ của vỏ chanh giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn. Kali trong vỏ chanh thực sự giúp trong việc duy trì huyết áp. Các vitamin C và vitamin P cũng ngăn chặn hoặc giảm thiểu những rủi ro phát triển các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tim bệnh tiểu đường.

Chú ý:
Uống vỏ chanh trong vòng hai tiếng đồng hồ mà không đi tiểu được, hay nhức đầu thì ngưng ngay; phải đi tiểu được nhiều trong vòng 2 tiếng mới tốt.

Bài thuốc chữa dứt điểm bệnh gút chỉ 20 ngàn đồng hiệu nghiệm

Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghiệp y dược đã giúp lương y Lê Hữu Chí (45 tuổi, ngụ phường Phú Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bào chế thành công bài thuốc chữa trị dứt điểm bệnh gút mãn tính. Vị lương y cho biết bài thuốc chữa trị bệnh gút được bào chế từ 12 loại thảo dược trong dân gian.
Bài thuốc “nghèo” trị dứt “bệnh nhà giàu”
Gọi là bài thuốc “nghèo” bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Hơn nữa giá thành mỗi thang thuốc chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng.
Lương y Chí trình bày bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau:
Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.
Tác dụng chung của những vị thuốc này theo lời thầy Chí là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. “Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt”, ông Chí giải thích.
Cách thức sử dụng bài thuốc được ông Chí hướng dẫn cực kì đơn giản:
Đêm phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. “Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất”, ông hướng dẫn thêm.
Cũng theo lời thầy thuốc này, thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam, ông Chí cho biết thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.
Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.
Ông Chí đang chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh gút
“Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm”, lời lương y Chí căn dặn bệnh nhân.
Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị “bệnh nhà giàu” bằng bài thuốc nam, lương y Chí khẳng định thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ.
Vị lương y xứ Huế thậm chí còn khẳng định bất kể bệnh nào đều có thể tự tìm thuốc để sắc uống chứ không nhất quyết phải tìm đến bác sĩ. “Đây toàn là những loại thảo dược dễ tìm ở nước ta, cách thức bào chế cũng hết sức đơn giản”, ông mở lòng chia sẻ.
Ba năm mày mò tự chế bài thuốc
Kể về nguồn gốc bài thuốc nam chữa trị bệnh gút, lương y Lê Hữu Chí “bật mí” cách đây khoảng 10 năm, trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân bị thấp khớp, ông mới biết nhiều người không phải đau khớp thông thường mà bị gút. Ở thời điểm đó nhiều người mắc bệnh gút nên căn bệnh này trở thành đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nghĩ vậy nên ông quyết tâm tìm tòi bằng được bài thuốc nam chữa trị căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”.
Trong Đông y bệnh gút được xác định do hai nguyên nhân chủ yếu: Ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân tức cơ thể bị những luồng tà khí thâm nhập dẫn đến phong hàn, tê thấp, kinh mạch tắc nghẽn. Còn nội nhân hay còn gọi “thất tình nội thương”, xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học hay ức chế tinh thần kéo dài khiến thân thể lâm bệnh. Đặc biệt bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời, không những khiến người bệnh khó vận động mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ bệnh tật khác như: Dị dạng khớp xương, suy thận, bị sạn thận.
Một số vị thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh gút
Nghiền ngẫm nhiều cuốn sách, hỏi ý kiến nhiều lương y khác, sau khoảng 3 năm thử nghiệm, ông đã tự chế ra bài thuốc trên. Thuyết phục về tính hiệu quả của bài thuốc nam, thầy thuốc Đông y cho biết đã đưa vào áp dụng bài thuốc hơn sáu năm nay và thu được kết quả khả quan. Ông nói: “Hàng trăm bệnh nhân gút đã được chữa trị bằng bài thuốc nam gồm 12 vị thảo dược trên. Thực tế nhiều trường hợp mắc chứng gút mãn tính đã khỏi hẳn bệnh sau một thời gian kiên trì uống thuốc”.
Anh Lương Văn Cầu (ngụ phường Phú Thuận, thành phố Huế), là bệnh nhân hiện đang điều trị bệnh gút bằng bài thuốc nêu trên chia sẻ: “Tuy mới uống thuốc vài tuần nhưng tôi cảm thấy cơ thể đỡ đau đớn hơn nhiều. Bây giờ tôi có thể cử động chân tay mà không đau nhói như trước đây. So với uống thuốc tây, thuốc nam vừa rẻ lại không gây cảm giác mất ăn, mất ngủ”.
Tâm sự chuyện nghề, lương y Chí cho biết rất lấy làm vui mừng bởi sau hai thập kỉ theo nghề y, bài thuốc chữa gút chính là thành quả lớn nhất đời mình. Ông trải lòng chính nhờ lòng yêu nghề đã giúp bản thân nghiên cứu, bào chế thành công bài thuốc nam nêu trên. Càng khâm phục hơn khi ông sẵn lòng chia sẻ bài quý cho tất cả những ai có nhu cầu mà không chút vụ lợi tơ hào. Quan niệm nghề của ông khá đơn giản: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận. Cứu một mạng người hơn xây toà tháp”.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh gút

Bệnh gút (thống phong) được xem là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây bệnh gút là do hàm lượng a xít uric trong máu tăng cao, hình thành nên các tinh thể lắng đọng trong các tổ chức. Nếu tinh thể này lắng đọng ở khớp sẽ gây ra đau khớp, lắng đọng ở thận sẽ gây ra sỏi thận...
Có một số cách chế biến món ăn bài thuốc cho người mắc căn bệnh này.
- Nguyên liệu gồm: 1 quả cà chua lớn, 250 gr bí đao. Cách làm: cà chua rửa sạch, thái lát; bí đao rửa sạch, thái lát nhỏ; hai thứ cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chín thêm gia vị thì hoàn tất. Dùng 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1 chén, hoặc dùng làm món phụ.
- 100 gr đậu phụ, 150 gr rau kim châm (khô). Cách làm: đậu phụ rửa sạch, thái lát; rau kim châm rửa sạch, trụng qua nước sôi. Tất cả nguyên liệu cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh chín, nêm nếm gia vị thì hoàn tất.
- 1 quả cà tím, 1 củ tỏi, thêm ít ngò rí. Cách làm: cà tím rửa sạch, thái cọng dài, cho vào lò hấp chín, lấy ra để nguội. Ngò rí rửa sạch, thái nhuyễn, tỏi băm nhuyễn. Dùng nước mắm, giấm gạo, ngò rí, tỏi băm, muối, bột nêm, dầu mè trộn làm xốt, rưới lên cà tím, trộn đều thì hoàn tất.
- 200 gr tàu hũ ky, 100 gr thịt gà, gừng tươi vài lát, 10 gr hành, 100 gr củ mài, bột tiêu, nước tương, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: thịt gà thái lát, ướp gia vị trong 10 phút. Tàu hũ ky ngâm nước cắt nhỏ, vớt lên đĩa sử dụng sau; củ mài lột vỏ, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo, phi thơm gừng, hành, thêm thịt gà đảo đều, thêm củ mài lát, tàu hũ ky đảo sơ, vật liệu nêm, làm xốt, múc lên đĩa. Có thể dùng cho người gầy ốm, mỏi mệt mất sức, ăn kém, tiểu ít.
- 150 gr nấm rơm tươi, 400 gr đậu phụ, 1 tép tỏi, hành hoa, gừng lát, muối, dầu mè, bột nêm, mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: nấm rơm tươi thái hạt lựu, đậu phụ trụng qua nước sôi thái lát mỏng. Cho dầu vào chảo đợi nóng, phi thơm tỏi, gừng băm, thêm nấm rơm xào sơ, thêm nước. Chờ khi sôi thêm đậu phụ lát, nêm gia vị, đun sôi lại, rắc hành hoa, rưới dầu mè thì hoàn tất. Dùng cho các chứng chán ăn, ngực bụng đầy tức do bệnh gút gây ra.
- 250 gr khoai tây, 150 gr phổ tai, gừng cắt sợi. Cách làm: khoai tây rửa sạch gọt vỏ, thái sợi, đun sơ. Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, thái sợi, trụng qua nước sôi. Gừng sợi, dầu mè, muối cùng phổ tai sợi, khoai tây sợi trộn đều thì hoàn tất.
- 300 gr bí đao, 200 gr cải thảo, 30 gr cà rốt, gừng, hành mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch cắt lát vuông, cải thảo rửa sạch, cắt đoạn, cà rốt thái lát nhỏ, gừng thái lát mỏng, hành thái đoạn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu đợi nóng, thêm hành hoa, cà rốt xào sơ, thêm tiếp hành đoạn, gừng lát, cải thảo, bí đao, đảo vài dạo, thêm nước dùng, đun sôi khoảng 10 phút, nêm muối, nước tương, bột nêm, hoàn tất.
- 1 quả lê to, 1 nắm rau diếp cá to, đường trắng vừa đủ. Cách làm: lê rửa sạch, để cả vỏ thái nhuyễn, bỏ hột, rau diếp cá dùng 800 ml nước ngâm rồi nấu bằng lửa to đến sôi, chuyển lửa nhỏ ninh nửa giờ, bỏ bã lấy nước cốt, gạn lọc lấy nước thuốc nửa lít. Lê cho vào nước thuốc, thêm đường trắng vừa đủ, đun sôi lại bằng lửa nhỏ, chờ khi lê chín thì hoàn tất. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén, hoặc dùng làm món phụ. Công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, hỗ trợ điều trị sỏi đường niệu do bệnh gút gây ra.
- 5 quả củ năng, 2 trứng gà. Cách làm: củ năng rửa sạch, thái lát mỏng; trứng gà đập và khuấy tan trong chén, thêm vào củ năng, hấp cách thủy cho chín.
- Dùng 250 gr mướp rửa sạch, gọt vỏ, thái lát. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho mướp vào xào đến gần chín, thêm tỏi, gừng sợi gia vị thì hoàn tất.