Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Cây xanh “đuổi”rắn

Trồng cây xanh quanh nhà vốn là việc rất tốt vì vừa mang lại bóng mát vừa có tác dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy. Hơn nữa, nếu biết lựa chọn loại cây xanh thích hợp, bạn có thể giúp rắn tránh xa nhà mình.


Nói đến lợi ích của cây xanh, nhiều người lại nhắc về khả năng dụ hoặc xua đuổi rắn. Hầu như, vùng miền nào cũng có “lời đồn” về các thực vật có khả năng trên. Dù vậy, theo lương y Công Đức, chỉ một số loại cây mới có thể dụ hoặc xua đuổi rắn. Cây xua rắn đương nhiên sẽ rất có lợi, thế nhưng, nếu thiếu hiểu biết, trồng phải những cây có khả năng dụ rắn vào nhà thì rất nguy hiểm.
Khắc tinh” của rắn
Việt Nam có khoảng 145 loài rắn. Trong đó có 31 loài rắn độc (18 loài trên cạn, 13 loài ở biển). Khi cắn, Nọc độc sẽ theo ống rỗng trong răng độc truyền sang người. Răng độc có thể bị gãy nhưng sẽ mọc lại sau một khoảng thời gian. 
1. Cây nén
Thuộc họ hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần. Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu muốn dùng nén “đuổi” rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào hay trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn sẽ chuyển hướng bò sang nơi khác.
  2. Hoa lan tỏi
Hoa lan tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, hoa bâng khuâng… Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường được trồng trên cổng nhà. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống rôm sảy... nên là một vị thuốc an thần tốt, giúp bổ thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng... Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
 
3. Sắn dây
Sắn dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
 
“Bạn” của rắn
1. Bạch hoa xà thiệt thảo
Còn được gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo... Đây là loại cỏ mọc bò ở những nơi ẩm, ưa mát, sống quanh năm. Chúng có mặt ở ba miền, thường thấy ở bên vệ đường, mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Lá cây có hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 - 3,5cm, rộng 1 - 2mm, nhọn ở đầu, dai, gần như không có cuống, lá có khía răng cưa ở đỉnh. Đến mùa, hoa nở trắng xóa. Hoa nhỏ có đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Người dân thường gọi loài cây này là cỏ lưỡi rắn trắng vì rắn rất thích ở gần loài cây này, ở đâu có chúng là ở đó có rắn.
 
2. Bạch hoa xà
Cây này còn có tên gọi khác là đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa. Bạch hoa xà thuộc họ đuôi công, sống ở nơi ẩm mát. Cây cao khoảng 0,3 - 0,6m, thân xù xì. Lá mọc so le, hình trái xoan. Hoa có màu trắng, mọc ở ngọn và nách lá. Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào tháng 5, 6. Cây này có thể trồng bằng một đoạn cành hoặc phần thân ở gần gốc. Nó phát triển tốt ở nơi ẩm mát, đất tơi xốp, có nhiều mùn. Tuy là cây có mùi hương thu hút rắn nhưng theo lương y Công Đức, trong Đông y, loài cây này là dược liệu quý được dùng để chữa viêm da, sỏi mật, viêm gan, ung thư hay làm sáng mắt...
 
3. Sa nhân tím
Sa nhân cao 1,5 - 2,5m, quả hình cầu, mặt ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, có vị ngọt nên thường là thức ăn của loài chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất thích ăn chuột. Vì vậy, mùa sa nhân tím kết trái cũng là lúc rắn tìm về những nơi có cây sa nhân tím để săn mồi. Do đó, nó được xem là một loài thực vật “dụ” rắn. Sa nhân tím ưa ẩm, chịu bóng mát, thường mọc thành đám ở ven rừng, nhiều nhất là theo hành lang các khe suối. Vì vậy, khi đi rừng, người dân nên cẩn trọng, chớ đi gần khu vực có nhiều sa nhân vào mùa cây này kết trái.
 
Trị rắn cắn bằng trái đu đủ non
Rắn là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
- Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1 chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa trị.
  Thuốc đuổi rắn
Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa.
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Quan niệm sai lầm
Một số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn. Tuy nhiên, theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng đuổi rắn. Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ) không có tác dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì có thể làm rắn sợ mà tránh xa cả.

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở VN

Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...

Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống
"Dọ-tơm-amí" là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên. Theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang bú sữa mẹ mà mẹ chết, thì đứa trẻ cũng bị kết tội "dọ-tơm-amí", hoặc sẽ bị chôn sống theo mẹ, hoặc sẽ bị mang bỏ mặc giữa rừng ma. Khi đó, đứa trẻ sẽ chết vì kiệt sức hoặc không thì cũng chết vì rắn độc cắn hoặc thú dữ ăn.
Người dân nơi đây thừa nhận hủ tục "dọ-tơm-amí" có thật chứ không phải lời đồn, nhưng hủ tục có tự bao giờ thì không ai biết. Đây là hủ tục truyền đời nên dù gia đình không muốn thì trẻ sơ sinh vẫn bị chôn theo mẹ. Áp lực từ phía dân làng, dòng họ khiến cha của đứa bé không dám đấu tranh bảo vệ con.
Một góc rừng ma ở Tây Nguyên. Ảnh minh họa.
Những người già từng chứng kiến tục "dọ-tơm-amí" giải thích, nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống nơi núi rừng xưa kia có nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Nếu mẹ chết, con không được bú mẹ rồi cũng sẽ chết đói và người ta tin rằng, chôn đứa bé về thế giới ma sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn.
Chỉ vì suy nghĩ đơn giản, lạc hậu ấy mà trước đây, nhiều trẻ em bị chết oan. Còn những người từng chứng kiến cảnh hủ tục được thi hành thì không khỏi rùng mình sợ hãi.
Hủ tục kinh hoàng này cũng được tộc người Ma Coong sống dọc dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình lưu giữ ngàn đời nay. Hủ tục ấy bắt đầu bị xoá bỏ khi anh Nguyễn Diệu-một người dân tộc Kinh đến bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch lập thân.
Nếu sinh đôi, sẽ giết người sinh sau
Người J’rai ở Gia Lai quan niệm, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi. Nếu “chẳng may” sinh ba thì quả thật đó là một sự ghê rợn, là nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Vì thế, những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con.
Để diệt trừ “tai họa” đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để “con ma” không còn biết đường quay về làng gây họa.
Cách đây hơn chục năm, chị Rơ Châm Thon ở làng Klă vừa hạ sinh 2 đứa con trai thì người dân trong làng kéo đến đòi đem đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Già H’Blâm liền chạy đến báo với ông Ksor Hoài - Trưởng công an xã lúc bấy giờ, đến can ngăn. Khi đó, hai người tới nơi thì may mắn, đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ, dân làng chưa kịp lấy đi.
Chị Siu Klơng (thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, Chư Prông) cũng suýt mất một cô con gái song sinh vì hủ tục lạc hậu.
Bằng mọi cách, già H’Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang “nung nấu” ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.
Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả hai đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Hai cậu bé Phót và Phét may mắn được cứu sống cũng chính là người "chặt đứt" hủ tục của người dân nơi đây.
Phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng
Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế.
Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời mọc mới được khiêng người chết vào nhà. Hủ tục rùng rợn đó của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Hủ tục rùng rợn của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ.
Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc… rời ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục.
Gần đây, người Mông không còn còn phơi xác người chết hàng chục ngày như xưa nữa, nhưng tục này vẫn được duy trì. Theo đó, tùy theo số con, cháu đông hay ít mà người sống giữ, phơi xác người chết từ 1-3 ngày rồi sẽ mang đi mai táng.
Người Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La) xưa kia cũng tồn tại hủ tục tương tự. Họ thường đặt xác người chết trên giàn, treo lơ lửng vách nhà cả nửa tháng để làm ma. Sau từng ấy ngày làm ma, không hề có phương pháp bảo quản, ướp lạnh nên xác phân hủy nặng.
Ám ảnh hủ tục “ma trùng”
Ở hai thôn Xuân Thiên Thượng và Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân bao đời nay còn lưu truyền một hủ tục rùng rợn, gọi là tục “ma trùng”. Theo hủ tục này, khi không may trong họ tộc có người chết, trùng với thời điểm người thân đột nhiên sinh bệnh nặng, thì con cháu trong gia đình người bệnh sẽ chuẩn bị xăng dầu, cuốc xẻng đi xới tung mộ người chết để yểm bùa chú.
Phải qua 49 ngày hoặc tròn một năm thì người chết mới có thể bình thản nghỉ ngơi, người sống không đổ oan cho người chết được nữa.
Việc canh chừng mồ mả vừa khiến người thân của người đã qua đời luôn lo lắng, bất an. Lực lượng công an xã và người dân phải nhiều lần phối hợp truy bắt, canh giữ nghĩa địa trước nguy cơ những người mê tín đào xới.
Quan niệm lạc hậu này kéo theo hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng tới việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của người dân nơi đây.

'Chuyện ấy' của đàn ông và phụ nữ qua thời gian

Tuổi  20, đàn ông khát khao khám phá tình dục, phụ nữ lại mải mê tìm hình mẫu bạn đời lý tưởng. Đến tuổi 30, phụ nữ ham muốn sex hơn thì đàn ông lại đang sa lầy trong sự nghiệp, rượu, bia...

"Tôi không còn nhớ lần cuối chúng tôi có quan hệ tình dục. Vì vậy tôi thấy bản thân ham muốn khá thường xuyên", chị Leena Nair, giám đốc điều hành PR nói.

Theo tiến sĩ Duru Shah - bác sĩ phụ khoa ở Mumbai - trường hợp của Leena rất đúng với nghiên cứu do Petth Now thực hiện, trong đó chỉ ra có hơn 85% phụ nữ ở độ tuổi 30 ham muốn tình dục nhiều hơn. Trong trường hợp này, Leena là một phụ nữ 32 tuổi, đang đi đến đỉnh cao ham muốn của cô ấy. Ngay cả khi Leena mệt mỏi vì làm việc theo ca 12 tiếng thì cô ấy vẫn muốn sex nhiều hơn so với tần suất chỉ 1 lần/tháng như bây giờ.

Leena đổ lỗi đời sống tình dục của vợ chồng cô xấu đi là do chồng cô - Mudhur, một người cũng bận bịu với công việc tương tự như cô. "Ham muốn của Madhur đã đi xuống đáng kể khi anh ấy mới ở độ tuổi 30 - anh ấy cho rằng đó là do anh ấy phải đi làm hằng ngày, áp lực công việc và lo lắng tiền bạc", Leena than phiền.

Tiến sĩ Shah giải thích, sở dĩ Madhur không có nhiều ham muốn tình dục vì anh ấy cũng giống như 75% đàn ông trong khảo sát. "Trong khi tình dục đi lên ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi thì đàn ông lại có xu hướng đi xuống", cô nói. "Nguyên nhân vì trong thời gian này đàn ông đang dồn tâm sức cho sự nghiệp. Họ thấy mình làm việc quá sức, mệt mỏi vào cuối ngày và kết quả là có thể họ không còn nhiều nhu cầu".
Ảnh: Thinkstock.

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Shah cũng chỉ ra phụ nữ trên 40 có ham muốn tình dục cao hơn: ""Đây là những phụ nữ đã có con trưởng thành", cô nói.

Shruti Khandelwal - một bà nội trợ 43 tuổi đồng ý với phát hiện này. Cô nói: "Tôi có hai đứa con từ khi tôi 20 tuổi và sau đó tôi như con thoi bận rộn với công việc nhà và chăm con. Nhưng bây giờ khi con đã lớn, tôi cảm thấy ham muốn tình dục của mình quay trở lại nhưng chồng tôi không chia sẻ chuyện này với tôi".

Ham muốn tình dục qua từng độ tuổi

Ở độ tuổi 20

- Phụ nữ: Phần lớn phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tình dục thì thay đổi theo chu kỳ. Nhưng với một số phụ nữ, nhu cầu này cũng bị ảnh hưởng do họ đang phải vật lộn với vấn đề về hình ảnh cơ thể, củng cố công việc và tìm kiếm một hình mẫu đàn ông lý tưởng.

- Đàn ông: Ở độ tuổi này, ham muốn tình dục và nhu cầu được khám phá mạnh mẽ nhất. Sức khỏe tốt, trẻ và những cuộc phiêu lưu tình ái hoặc hôn nhân mang đến cho họ những điều thú vị hơn.

Ở độ tuổi 30

- Phụ nữ: Đây là thời kỳ phụ nữ dễ đạt được cực khoái hơn và có nhiều khả năng kết hôn hoặc xây dựng được một mối quan hệ ổn định. Mặc dù vậy, đây cũng là thời điểm phụ nữ chịu nhiều áp lực từ việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình và ổn định sự nghiệp... Chúng có thể  tiêu diệt một phần lớn nhu cầu.

- Đàn ông: Với trách nhiệm làm chồng, cha và căng thằng phát triển sự nghiệp, rượu, bia thuốc lá... đàn ông sẽ thấy mình phải vật lộn với tình dục. Đây là thời kỳ suy sụp, tình dục lên xuống như dòng chảy.

Ở độ tuổi 40

- Phụ nữ: Nồng độ hoóc mon có thể bắt đầu suy giảm nhưng đây lại là thời kỳ phụ nữ thức tỉnh tình dục. Nhiều phụ nữ thấy rằng họ ít còn chịu gánh nặng con cái và bất ổn tài chính - những nguyên nhân có thể làm giảm ham muốn như độ tuổi 30.

- Đàn ông: Hầu hết đàn ông đều đã gặt hái được những thành công trong sự nghiệp, các vấn đề sức khỏe là chuyện nhỏ và thường thấy nhu cầu tình dục cần được khởi động lại. Họ sẽ dành phần lớn thời gian và năng lượng để hành động và nhấn mạnh đến tính chất lượng hơn số lượng.

Ở độ tuổi 50

- Phụ nữ: 50 tuổi có thể báo trước thời kỳ mãn kinh nhưng họ rất sung sướng vì được giải thoát bởi những rắc rối của chu kỳ kinh nguyệt và ngừa thai. Họ khám phá ra rằng thập kỉ này mang đến nhiều ích thúc tình dục. Thay đổi nội tiết tố có thể làm giảm ham muốn.

- Đàn ông: Sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như huyết áp, bệnh tiểu đường... và các loại thuốc có thể làm rối loạn cương dương. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra không phải nhu cầu tình dục không còn.

4 thảo dược chữa bệnh cho vùng kín

4 loại thảo dược sau đây sẽ giúp chị em phụ nữ chữa được một số bệnh phụ khoa.
Huyết trắng (khí hư) bệnh lý là một trong những bệnh phụ khoa khiến chị em phụ nữ lo lắng và thiếu tự tin mỗi khi gần gũi bạn đời. Để loại bỏ các tác nhân gây nên huyết trắng bệnh lý, từ xa xưa, Đông y đã sử dụng nhiều loại thảo dược thiên nhiên như: đẳng sâm, kim anh, bạch truật, bán hạ chế...
Đẳng sâm
4 thảo dược chữa bệnh cho vùng kín
Thảo dược này chứa rất nhiều saponin. Đây là một loại dược liệu quý có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, dưỡng huyết. Chủ trị phế khí hư hoặc khí huyết lưỡng hư, đặc biệt rất hiệu quả với tình trạng huyết trắng bệnh lý ở phụ nữ.
Kim anh
4 thảo dược chữa bệnh cho vùng kín
Quả của cây kim anh chứa nhiều saponin, vitamin C, tannin, canxi, magie, sắt, mangan... Đây là những khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa trị băng huyết, rong huyết, huyết trắng, tiêu chảy lâu ngày và suy nhược thần kinh rất hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp với các loại thảo dược khác, kim anh sẽ giúp kháng vi nấm và điều hòa khí huyết, rất tốt cho những phụ nữ bị huyết trắng bệnh lý hoặc muốn đề phòng bệnh phụ khoa này.
Bạch truật
4 thảo dược chữa bệnh cho vùng kín
Bạch truật chứa nhiều atractylol, eudesmol, atractylenolid, vitamin A, glycosid, inulin và muối kali atractylat. Đây là vị thuốc bổ tỳ kiện vị, bổ máu. Được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, máu huyết kém lưu thông... Đặc biệt, bạch truật có tác dụng kháng khuẩn nên rất tốt dùng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giúp ngăn ngừa huyết trắng bệnh lý hiệu quả.
Bán hạ chế
4 thảo dược chữa bệnh cho vùng kín
Thành phần của bán hạ chế có alkaloid, cholesterol thực vật, nhiều loại amino a-xit, saponin và protein. Đây là vị thuốc chống nôn, chữa ho nhiều đờm, tiêu hóa kém, ngực bụng đầy chướng hiệu quả. Bên cạnh đó, bán hạ chế còn có chức năng giải độc cho cơ thể, rất thích hợp cho việc giải trừ nhiệt độc từ bên trong.

6 món ngon nguy hiểm chết người

Hàu, cá ngừ, bạch tuộc tuy là những món ăn ngon thông dụng nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp nhiều rắc rối với chúng.

Có những món ăn khá phổ biến và tưởng chừng như hoàn toàn vô hại nhưng chúng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mặc dù vậy, bất chấp sự nguy hiểm đó, đa số những món ăn này đều được ưa chuộng ở các quốc gia vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.
1. Hàu
Hàu sống là món ăn được ưa thích, ngay cả ở Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ. Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.
2. Nấm
Một loại nấm độc.
Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm...
Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.
Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam... có cuống mập mạp.
3. Cá ngừ
Cá ngừ phi lê.
Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.
Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.
Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.
Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.
4. Cá nóc
Sashimi cá nóc.
Fugu (tiếng Nhật: dùng để chỉ những món ăn làm từ cá nóc) có chứa một loại chất độc cực mạnh có tên là tetrodotoxin có thể gây ra suy hô hấp và tử vong cho người dùng. Chất độc này chủ yếu nằm ở buồng trứng, gan, ruột của con cá và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể gây chết người. Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, người dân được khuyến cáo không nên ăn loại cá này vì nguy cơ ngộ độc cao.
Mặc dù vậy, ở Nhật, người ta vẫn ăn cá nóc nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những đầu bếp đã đủ điều kiện, được đào tạo bài bản và trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt mới được chế biến loại cá kịch độc này để tránh tai nạn chết người do cá nóc gây ra.
Fugu được dùng cho món sashimi và chirinabe. Phần gan cá ngon nhất nhưng cũng là độc nhất nên việc chế biến bộ phận này trong các nhà hàng bị cấm ở Nhật từ năm 1984. Mặc dù vậy, fugu vẫn là một trong những món ăn được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ phù tang.
5. Sannakji (Bạch tuộc sống)
Xúc tu của bạch tuộc sẽ liên tục ngo ngoe trên đĩa sẽ khiến nhiều người khiếp vía.
Món ăn này “sát hại” trung bình 6 người mỗi năm ở Hàn Quốc, và chắc chắc khiến rất nhiều người phải nhập viện nhưng Sannakji, món bạch tuộc sống, vẫn khiến nhiều người mê mệt.
Đây là một món ăn tươi sống độc đáo ở Hàn Quốc. Món này bao gồm một con bạch tuộc còn sống nhưng được cắt ra làm nhiều lát nhỏ và dùng trực tiếp, không qua chế biến và được ăn cùng dầu mè. Những chiếc xúc tu của con bạch tuộc sẽ liên tục cựa quậy trên đĩa khiến nhiều thực khách không khỏi hoảng sợ.
Nguy hiểm hơn, các xúc tu này có thể khiến bạn bị nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu không nhai kỹ, để chúng "ngo ngoe", chẹn ngang cổ họng của bạn. Giải pháp an toàn nhất chính là nhai 100 lần trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi miệng còn đầy những miếng sannakji còn sống.
6. Ackee
Đây là một loại quả thuộc họ vải, được xem như là "quốc quả" của đất nước Jamaica. Tuy nhiên, trên lớp vỏ của loại quả này chứa những chất không mấy an toàn với sức khỏe nếu ăn khi chúng vẫn còn xanh.
Nếu lỡ may nhiễm độc từ chúng, bạn có thể bị nôn mửa, co giật, thậm chí là tử vong. Để có một chuyến đi trong mơ tới đất nước vùng Tây Phi xinh đẹp, bạn nên lưu tâm một chút tới loại quả ackee để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Giải pháp duy nhất cho những ai vẫn muốn nếm thử loại quả tử thần này chính là hãy kiên nhẫn. Để thưởng thức hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của ackee, bạn nhất thiết phải chờ đợi cho đến khi quả chín, chuyển sang màu đỏ và lớp thịt quả tách ra khỏi hạt đen chứa độc tố ở bên trong. Sau đó, luộc chúng lên, nêm gia vị thích hợp và ăn cùng cá ướp muổi. Và thế là bạn đã có một món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Jamaica.