Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Sơ cứu khi ngộ độc dứa, sắn

Khi bị ngộ độc dứa, sắn gây nôn là biện pháp sơ cứu đầu tiên và hiệu quả.

Trong quá trình ăn uống hằng ngày có nhiều loại thực phẩm bị nhiễm hoặc có chứa một số chất có thể gây ngộ độc khi ăn dứa, sắn hay một số loại thực phẩm khác.

Ngộ độc dứa
Bản thân quả dứa không có độc, nhưng một số người sau khi ăn dứa bị nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt của quả dứa, nhất là những quả đã bị dập nát do trong quá trình gọt dứa không cắt kĩ những mắt này đi. Hoặc dứa dập nên loại nấm đó xâm nhập vào trong quả dứa.
Biểu hiện dị ứng, ngộ độc sau khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại có cả chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm, biểu hiện da lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ...
Cần gọt mắt kĩ khi ăn dứa để tránh ngộ độc (Ảnh minh họa)
Cách xử trí:  Sơ cứu cho người bị ngộ độc dứa chủ yếu là phải gây nôn cho người đó (càng sớm càng tốt). Sau đó cho uống nước chè đường. Sau khi đã thực hiện xong thao tác sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Để phòng tránh bị ngộ độc dứa, khi ăn phải gọt kỹ các mắt dứa và rửa sạch miếng dứa bằng nước muối. Không nên ăn quả dứa, phần dứa đã bị dập nát.

Ngộ độc củ sắn
Trong củ sắn có một số chất có thể gây ngộ độc như acid cyanhydric, sắn càng đắng càng nhiều acid cyanhydric nên khi ăn phải dễ ngộ độc. Nếu căn và thấy sắn có vị đắng thì không nên ăn. Trong vỏ và đầu củ sắn chứa nhiều chất độc nhất.
Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn. Ở người bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, nóng bừng mặt, ù tai, ngứa, tê chân tay...run, co giật, có khi tử vong). Có trường hợp thì bị sốt, ho...
Sắn là một thực phẩm dễ gây ngộ độc ở một số người (Ảnh minh họa)
Để cấp cứu người say, ngộ độc sắn, trước hết cần làm cho người đó nôn hết số sắn đã ăn vào cơ thể ra. Sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp cứu.
Để đề phòng ngộ độc sắn, nên chọn loại sắn ít độc để trồng (thường là loại cuống lá không có màu tía), không trồng sắn gần cây xoan... Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay; nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến, cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (là nước vo gạo càng tốt). Khi luộc, nên mở vung nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.
Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn (nếu còn).  Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ sẽ không phát hiện được.
Đối với các sản phẩm chế biến từ sắn, không cần e ngại về nguy cơ ngộ độc vì chúng đã được khử độc, không gây hại cho con người nữa.

Mẹo tăng tuổi thọ quần tất

Tất bị thủng lỗ nhỏ có thể 'vá' lại bằng cách chấm một chút sơn móng không màu vào, vết rách sẽ không lan rộng.

Ngoài tác dụng giữ ấm, legging (quần tất) còn giúp bạn che giấu nhược điểm đôi chân hay mang lại sự trẻ trung, năng động, tùy theo cách lựa chọn và mix đồ. Hãy cùng tham khảo một số "bí kíp" để giữ tất dùng được lâu cũng như các cách chọn tất phù hợp vóc dáng.
1. Tất mới mua về, làm ướt rồi cho vào tủ lạnh, để đông cứng thì lấy ra giặt lại.
2. Tuyệt đối không dùng máy giặt.
3. Không giặt tất bằng xà phòng, thay vào đó, sử dụng dầu gội đầu để giặt.
4. Giữ móng tay, móng chân không bị xước.
5. Để sợi tất dai hơn, cho dấm vào nước ấm và ngâm tất đã giặt sạch khoảng 15 phút rồi phơi.
6. Nếu đôi tất bị thủng hay xước nhỏ, bạn có thể "vá" lại bằng cách chấm một chút sơn móng không màu vào, vết rách sẽ không lan rộng.
Bạn lưu ý: Nếu bạn muốn đôi chân trông nhỏ nhắn và dài hơn, hãy chọn tất không bóng, không hoa văn và có gam màu tối như đen, ghi, chì... Cũng đừng quên đi giày cao gót, "vũ khí tối thượng" để "ăn gian" chiều cao và giúp đôi chân thẳng, có dáng hơn. Nếu muốn diện quần tất với họa tiết bắt mắt thì bạn nên kết hợp cùng trang phục đơn giản để tránh trở nên rối mắt.

Nội y 'kỳ diệu' giúp mỹ nhân sexy

Kiểu áo lót không dây lưng, không quai hay dây vòng qua vai là 'vũ khí' bảo đảm an toàn và nâng đỡ vòng 1 hiệu quả cho phái đẹp.

Khi nhìn các mỹ nhân táo bạo phô diễn vòng 1 nóng bỏng hay tấm lưng trần nuột nà trong những bộ đầm cắt xẻ gợi cảm, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, nếu không có nội y nâng đỡ, làm sao họ có thể tự tin khoe vóc dáng tràn đầy sức sống như vậy. Và nếu có nội y thì với phần khoét sâu như thế, tại sao lại không bị lộ ra? Câu trả lời nằm ở những loại áo lót "kỳ diệu" được tạo ra nhằm giúp phái đẹp thoải mái diện đầm sexy mà không lo "lộ hàng", thậm chí còn giúp nâng đỡ vòng 1 đầy đặn hơn.
Hoa hậu Jennifer Phạm thường xuyên xuất hiện trong những bộ đầm
Hoa hậu Jennifer Phạm thường xuyên xuất hiện trong những bộ đầm xẻ ngực sâu gợi cảm, khoe khéo vòng 1 đáng ngưỡng mộ.
Thậm chí, nhiều lần cô còn diện cả những mẫu đầm "xẻ trước hở sau" táo bạo
Thậm chí, nhiều lần cô còn diện cả những mẫu đầm "xẻ trước hở sau" vô cùng táo bạo.
Với những bộ đầm "xẻ trước hở sau" gợi cảm mà Hoa hậu Jennifer Phạm thường diện, "vũ khí" của cô chính là loại áo mang tên Plunge backless and strapless bra (áo lót không dây lưng, không quai). Với phần cúp phía trước được thiết kế ôm 3/4 bầu ngực phía ngoài, hai bên sườn có miếng silicon dính trực tiếp vào da, không cần quai móc sau lưng, chiếc áo vẫn phát huy được tối đa chức năng che chở, nâng đẩy của mình.
Loại áo "kỳ diệu" mang tên ê
Loại áo "kỳ diệu" mang tên Plunge backless and strapless bra chính là công cụ hỗ trợ đắc lực khi phái đẹp diện những kiểu đầm sexy.
Còn nếu bạn chọn váy áo chỉ khoét sâu phần trước mà không hở lưng thì kiểu áo lót với thiết kế gần giống Plunge backless and strapless bra nhưng có quai và đai lưng sẽ là lựa chọn hoàn hảo bởi chúng an toàn hơn khi bạn cử động mạnh. Ngoài ra, với kiểu trang phục xẻ sâu tới tận... rốn thì phần nối giữa hai bầu ngực của áo lót sẽ được thay thế bằng một sợi dây silicon trong suốt.
Những kiểu áo lót này phù hợp với váy áo khoét cổ sâu.
Nữ diễn viên người Anh
Khi mặc áo xẻ sâu như thế này, nữ diễn viên người Anh Jennifer Metcalfe cần tới sự hỗ trợ của áo lót với phần nối silicon giữa hai bầu ngực.
Bên cạnh những kiểu áo lót "chuyên dụng" để phô diễn vòng 1 thì phái đẹp còn cần tới các thiết kế nội y dùng khi diện đầm hở lưng. Đó có thể là áo với phần dây vòng qua vai, vắt sâu dưới lưng hay chỉ là loại bra silicon dán lên ngực, cực kỳ hiệu quả khi bạn muốn khoe trọn tấm lưng trần nuột nà.
Kiểu bra có dây đeo vòng qua vai
Kiểu bra có dây đeo vòng qua vai như thế này phù hợp với loại váy áo "kín trước hở sau".
Phụ kiện nhỏ
Đây cũng chính là phụ kiện nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng để giúp Anne Hathaway tự tin tỏa sáng trên thảm đỏ Lễ trao giải Quả cầu vàng 2011.
Còn nếu bạn diện trang phục hở cả vai lẫn lưng
Còn nếu bạn diện trang phục hở cả vai lẫn lưng thì loại bra silicon dán trực tiếp lên ngực là lựa chọn hoàn hảo.
Ngoài ra,
Ngoài ra, kiểu bra với phần đai vắt sâu dưới lưng này hiệu quả khi bạn mặc áo hở khoảng nửa lưng, an toàn và không hề sợ tuột áo hay những sự cố tương tự.