Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

6 tai nạn phòng the cần chú ý

Hoạt động tình dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: làm giảm huyết áp, giúp bạn ngủ ngon hơn, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên, trong quá trình “lâm trận” đôi khi cũng xảy ra những tai nạn mà bạn không ngờ.

Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho thấy khoảng 1/3 dân số trưởng thành đã từng trải qua những tai nạn trong chuyện phòng the. Sau đây là những mối nguy hiểm thường gặp nhất và cách phòng tránh chúng.
1. Gãy “súng”
Cấu trúc của “cậu bé” không có xương mà chỉ có các mô mềm. Do vậy, tình trạng gãy “công cụ chiến đấu” của cánh mày râu có thể xảy ra khi “cậu bé” gặp trục trặc trong quá trình “đứng nghiêm”, tạo ra những vết rách ở lớp vỏ của màng bao xơ.
Tai nạn này thường xảy ra khi các chàng trai thực hiện các động tác quá mạnh mẽ trong lúc “giao ban” hoặc “tự xử”. Nếu “cậu bé” bị gãy, nam giới sẽ nghe thấy âm thanh kèm theo các triệu chứng như “cậu bé” bị đau, sưng phồng và thâm tím. Khi gặp phải tai nạn này, bạn cần đến bệnh việc để được giúp đỡ ngay về mặt y khoa. Sau khi xác định chính xác vị trí bị tổn thương, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để khâu hoặc nối lại những vết rách, đứt. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ khiến “cậu bé” bị dị dạng và bạn phải đối mặt với chứng rối loạn cương dương.
2. “Cô bé” bị rách
Tình trạng “sa mạc hóa” của “cô bé” được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vết rách. Bạn sẽ gặp phải sự cố “khô hạn” khi không được kích thích ham muốn đủ mức cần thiết, hay do những thay đổi về hóc-môn hoặc stress. Sau đây là một số cách để tăng cường thêm độ “ướt át” cho “cô bé”:
- Sử dụng chất bôi trơn. Bạn nên dùng chất bôi trơn dạng nước để làm giảm sự khô rát. Cần kiểm tra kỹ nhãn mác trước khi mua vì một số thành phần như glycerin hay lidocaine có thể gây kích ứng cho vùng da mỏng manh ở khu vực này.
- Thay đổi tư thế “yêu”. Tư thế “nữ ngồi trên” được đánh giá là kiểu “yêu” lý tưởng nhất để làm giảm nguy cơ xuất hiện các vết rách ở vùng kín.
- Đừng quên chú trọng nhiều vào màn dạo đầu. Hãy kéo dài thời gian dạo đầu để “cô bé” có đủ độ ướt cần thiết trước khi “xung trận”.
Nếu vết rách quá lớn, chảy nhiều máu hoặc bị viêm, bạn cần đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và điều trị ngay.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hoạt động tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ. Trong quá trình “giao ban”, vi khuẩn từ khu vực “vùng kín có thể xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang hay thận gây ra những triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu như đi tiểu thường xuyên, tiểu rát, buốt, đau vùng thắt lưng, đau bụng. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:
- Tiểu trước và sau khi “yêu”. Điều này giúp tống đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo và làm giảm áp lực cho bàng quang. Cần đảm bảo rằng bàng quang đã sạch nước tiểu sau khi bạn bước ra khỏi phòng vệ sinh.
- Rửa tay trước và sau khi “yêu”, sau mỗi lần tiếp xúc với vùng kín, hậu môn.
- Uống nhiều nước. Bổ sung thêm nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn bằng cách làm loãng nước tiểu và giúp bạn đi tiểu nhiều hơn.


4. Đau đầu
Tình trạng đau đầu do các hoạt động tình dục gây ra thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của những rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe như hạ huyết áp, có khối u trong não hoặc chảy máu não.
Đau đầu sau khi “yêu” thường xảy ra ở thời điểm trước hoặc trong quá trình “thăng hoa” cả giới nam và nữ hoặc xảy ra tức thì sau khi cuộc “giao ban” kết thúc. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau xảy ra bất ngờ hoặc cơn đau có cường độ tăng dần theo diễn biến của cuộc “yêu”.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ở lần đầu tiên bạn gặp phải tình trạng này, hoặc khi chúng đi kèm với những triệu chứng khác như cứng cổ, nôn mửa, gặp rắc rối trong cử động, tâm trí rối loạn…
5. Đau tim
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2011, những hoạt động phòng the quá mạnh mẽ có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim lên gấp ba lần chỉ trong vòng vài giờ sau cuộc “vui”, đặc biệt là đối với những người không có thói quen hoạt động nhiều. Sau đây là những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý:
- Đau ngực kéo dài vài phút hoặc thoáng qua rồi trở lại nhanh chóng. Mức độ đau rất khác nhau, có thể giống như một áp lực đè nhẹ lên ngực, cảm giác quặn thắt hoặc chèn ép ở vùng ngực.
- Thở ngắn có thể xuất hiện cùng lúc với cơn đau hoặc trước khi cơn đau ở ngực xảy ra.
- Nhịp tim dao động hoặc thay đổi bất thường hay còn gọi là tình trạng đánh trống ngực.
- Những dấu hiệu khác bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng hoặc đau dạ dày và đau đầu nhẹ.
6. Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Các cuộc “giao ban” hiếm khi gây ra cơn đột quỵ trừ khi bạn đã có sẵn những yếu tố nguy hiểm như một dị tật nhỏ ở tim được gọi là lỗ bầu dục thông (PFO). Những dấu hiệu rõ ràng nhất của một cơn đột quỵ bao gồm:
- Gặp khó khăn khi nói như nói lắp hoặc không nói được.
- Đau đầu dữ dội
- Cảm giác suy yếu hoặc tê cóng một bên cơ thể, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra bất thình lình.
- Gặp rắc rối trong việc phối hợp các hoạt động của một bên cơ thể.
- Những trục trặc về thị lực hoặc khó tập trung nhìn người hoặc đồ vật nào đó.

Những loại thực phẩm dùng cùng sữa gây nguy hiểm cho đường ruột

Có một số loại thực phẩm trong quá trình ăn uống nếu chúng ta kết hợp với sữa sẽ gây ra những tác dụng không tốt thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên kết hợp khi uống sữa:
1. Không nên ăn quýt / cam trước hoặc sau khi uống sữa 1 tiếng đồng hồ
Bởi vì protein trong sữa khi gặp axit trong cam / quýt sẽ xảy ra hiện tượng dính kết, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa. Trong khoảng thời gian này cũng không nên ăn các loại hoa quả có vị chua.
2. Nước ép trái cây và sữa
80% protein trong sữa là chất cazein, sữa có nồng độ PH dưới 4.6, trong môi trường này lượng lớn cazein sẽ ngưng kết - kết tủa, rất khó để tiêu hóa, nghiêm trọng có thể dẫn đến đau bụng đi ngoài. Vì vậy khi uống sữa không nên cho thêm các loại nước ép trái cây và các loại nước uống có tính chua khác.
3. Đường và sữa
Lysine trong sữa ở nhiệt độ cao phản ứng với đường fructose, tạo hợp chất fructose -lysine có độc gây nguy hại cho cơ thể. Bởi vậy khi uống sữa nóng không nên cho đường vào mà cần đợi sữa nguội mới cho đường vào.
4.  Sữa và sôcôla
Trong sữa chứa hàm lượng lớn Protein và Canxi còn trong sôcôla lại có Axit oxalic. Nếu ăn cùng lúc hai loại thực phẩm này sẽ tạo ra Calcium oxalate không hòa tan, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Ngoài ra còn có thể dẫn đến các hiện tượng như các sợi lông, tóc khô, đau bụng đi ngoài hay chậm phát triển.
Bên cạnh đó, một số người còn dùng sữa thay nước trắng khi uống thuốc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thụ thuốc của cơ thể, bởi vì sữa sẽ tạo thành lớp màng bọc bên ngoài thuốc, khiến cho các khoáng chất trong sữa như canxi, magie và thuốc phản ứng với nhau tạo thành các hợp chất khó tan làm cho thuốc khó được giải phóng và hấp thụ.Vì thế trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng đồng hồ không nên uống sữa.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta không chú ý đến những vấn đề nhỏ trong ăn uống nhưng những vấn đề nhỏ đó lại chứa đựng rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Vì vậy mỗi người chỉ cần chú ý thận trọng hơn khi ăn uống sẽ có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

5 lỗi thường gặp khi đánh răng

Chọn bàn chải lông cứng, đánh đến khi tòe cả lông bàn chải, chà chà vài nhát là xong... là những lỗi hầu hết mọi người mắc phải khi đánh răng.
1. Chọn bàn chải lông cứng
Nên sử dụng bàn chải lông mềm để ngăn làm tổn thương nướu răng cũng như tụt lợi chân răng, phó giáo sư Leena Palomo tại Đại học Case Western Reserve (Mỹ) khuyên. Bàn chải cứng là để sử dụng trên răng giả, không phải răng của con người. Hãy chọn bàn chải lông mềm để làm sạch miệng đúng cách.


banchhai-7917-1408075981.jpg

Ảnh: redbookmag.
2 Chải răng quá mạnh
Nếu sử dụng quá nhiều sức lực và cơ bắp khi đánh răng, ngay cả với một bàn chải mềm, bạn sẽ bị tụt lợi, lộ chân răng và mòn men răng, Alice Boghosian, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Mỹ nói. Khi sử dụng bàn chải, đừng ấn mạnh làm tòe lông bàn chải. "Điều này thường xảy ra với những bệnh nhân có tính cách mạnh mẽ", Kellee N. Kattleman Stanton, chủ sở hữu của George Dental Group tại Eagan cho biết. Nếu bạn đang sử dụng một bàn chải điện, chỉ cần bật nó và đưa vào miệng mà không ấn mạnh.
3. Không tuân theo quy tắc hai phút
Hai phút là khoảng thời gian bạn cần dành ra để đánh răng, dù dùng bàn chải thường hay bàn chải điện, theo phó giáo sư lâm sàng Eugene Antenucci tại Đại học Nha Khoa New York.
4. Thường bỏ qua lưỡi
"Lưỡi nuôi dưỡng rất nhiều vi khuẩn từ những gì bạn ăn và uống," Stanton giải thích. Vi khuẩn có thể lây lan sang răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi và hơi thở có mùi. Vì vậy bạn nên chải toàn bộ mặt lưỡi trước và sau.
5. Mang theo bàn chải khi đi du lịch
Bạn có thể nghĩ rằng mình đang được bảo vệ chống lại vi trùng, nhưng điều này thực sự khiến rất nhiều vi khuẩn bám vào bàn chải của bạn. Bạn cũng không nên ném bàn chải vào trong máy rửa bát.

"Báo động đỏ" cho mẹ bầu sắp sinh

Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra vì có thể bé sắp chào đời đấy!
Nếu mẹ bầu đang ở các tháng 8, 9 của thai kì, hẳn là bạn đang bồn chồn lo lắng chờ đợi không biết ngày “vượt cạn” sẽ đến khi nào. Liệu giây phút lâm bồn có bất thình lình ập đến mà bạn không kịp chuẩn bị tinh thần? Sau đây là một số tín hiệu “báo động đỏ” từ cơ thể mẹ bầu giúp dự đoán và sắp xếp cho thời khắc chuyển dạ quan trọng.
Vỡ ối
Đây là tín hiệu bạn hay được nhìn thấy nhiều nhất ở… trong phim. Không quá phổ biến như trên màn ảnh, thực tế chỉ có 15-25% mẹ bầu chuyển dạ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân vỡ ối là do túi màng ối bao quanh em bé bị rách, dẫn đến hiện tượng chảy nước ối từ âm đạo. Một số chị em còn cảm nhận được tiếng “ọc” của màng ối vỡ. Có người chỉ “vọt” ra một ít nước nhưng cũng có người nước ối ra tràn trề. Nước ối có thể rò rỉ trong nhiều ngày, thậm chí sau khi màng ối vỡ hẳn, lượng nước mới lại được làm đầy lên trong màng. Nếu bạn nghi mình vỡ ối, hãy dùng băng vệ sinh/bỉm người lớn để giữ vệ sinh và liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kịp thời.
Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu vì trong những tháng cuối cùng, thai rất to gây áp lực lên bàng quang của mẹ tạo nên chứng tiểu không kiểm soát. Nhầm lẫn cũng không có gì phải xấu hổ cảvì tình trạng này không hiếm.
Một số tín hiệu vỡ ối:- Nước tràn trề từ âm đạo không thể kiểm soát- Thấm băng vệ sinh/bỉm không đủ- Nước không có mùi khai như nước tiểu
Nước ối phải trong hoặc có màu hồng nhẹ. Nếu thấy nước ối có màu xanh, nâu hoặc màu lạ phải thông báo ngay cho bác sĩ. Nước ối thường vỡ trong đêm. Một số chị em bị thức dậy vì cảm giác ướt quần, tỉnh dậy đi vệ sinh và phát hiện hóa ra mình…vỡ ối.

Khi bị vỡ ối là mẹ có thể sinh nở trong vòng 24 giờ sau đó. (ảnh minh họa)
Co thắt tử cung
Nếu thấy các cơn co thắt đau tử cung xuất hiện liên tục thì nhiều khả năng là bạn sắp sinh.. Tuy nhiên, cần phải phân biệt cơn co thắt thật và cơn co thắt giả. Cơn co thắt giả xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không gia tăng mức độ đau theo thời gian, thời gian kéo dài ngắn và dùng một vài biện pháp thay đổi tư thế, mát-xa, đi lại nhẹ nhàng, ăn uống,… là có thể làm dịu cơn đau. Nếu là cơn co thắt thật, bạn sẽ cảm thấy cường độ đau tăng dần lên, mạnh mẽ hơn, liên tục hơn và dường như không dứt được, dù có dùng các biện pháp như trên. Khoảng cách giữa các cơn co thật là 5-10 phút. Nếu thấy những hiện tượng của cơn co thật này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Các cơn co thắt đang đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.
Ra nước nhầy
Khi cổ tử cung giãn mở, chất nhầy bít kín tử cung bạn trong quá trình mang thai (để bảo vệ em bé khỏi các bệnh lây nhiễm) sẽ trở nên mềm, lỏng và thoát ra khỏi âm đạo. Những chất này có hình dạng bầy nhầy, dính nhớt, đôi khi có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt, ở một số sản phụ còn có mùi như tinh dịch. Thông thường, nếu hiện tượng ra chất nhầy này xảy ra thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vài ngày nữa, cũng có người phải đến 1-2 tuần sau.
Run rẩy, rùng mình
Kể cả khi không rét, bạn cũng có thể cảm thấy rùng mình, ớn lạnh trước khi chuyển dạ. Đơn giản đó là cách để cơ thể giảm bớt áp lực căng thẳng và điều này chỉ kéo dài vài phút. Mẹ bầu nên thư giãn, tắm nước nóng, mát xa, hít sâu thở đều, chuẩn bị tâm lí vững vàng cho thời khắc vượt cạn.
Sa bụng
Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống, đồng thời cũng thấy dễ thở hơn hẳn vì em bé đang “rơi” xuống  và tiến sâu dần về phía khung chậu, làm giảm bớt áp lực lên cơ hoành. Nhưng được cái này lại mất cái kia, áp lực lên bàng quang mẹ bầu càng nhiều hơn và chứng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện.
Tiêu chảy
Những ngày cận kề phút chuyển dạ, hooc môn prostaglandin sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn. Tiêu chảy là hiện tượng thường thấy trước khi sinh như một hành động tự nhiên của cơ thể, làm rỗng ruột để dọn đường cho em bé ra ngoài.
Chúc các mẹ thật bình tâm vượt qua được kì “khai hoa nở nhụy”!