Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Công dụng và cách dùng của cây mật nhân

Cây mật nhân là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường đại học dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006. Theo nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây mật nhân ở Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Ở một số nước Đông Nam Á, mật nhân được dùng giúp nam giới tăng cường sinh lý và sức khỏe tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa. Nhiều đề tài khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, chứng nhận và công bố tác dụng vượt trội của cây mật nhân là khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam một cách tự nhiên, duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm sinh lý nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Đặc biệt, ở Malaysia mật nhân được coi như là nhâm sâm bởi những công dụng tuyệt vời của nó.
Để phòng và điều trị giảm suy yếu các chức năng sinh sản nam như xuất tinh sớm, tăng tiết testosteron nội sinh, tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, phòng và điều trị rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp các bạn có thể dùng một số cách sau:
- Rể mật nhân phải khai thác và sao vàng hạ thổ , đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/1ml), tinh trùng yếu.
- Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg Mật nhân để giản độ đắng.
- Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.
- Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.
Ngoài ra, theo dân gian, người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh.Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng,trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.
Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ)nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Sấy khô vải, nhãn bằng lò thủ công

Xem hình

Ưu điểm của công nghệ sấy thủ công là vốn đầu tư thấp, đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm là sấy bằng đối lưu tự nhiên nên tốc độ sấy thấp, thời gian sấy dài, màu sắc quả không đẹp, độ ẩm của quả khô không đồng đều; sấy trực tiếp bằng khói than nên sản phẩm bị nhiễm bụi, hấp phụ mùi khói lò và các sản phẩm cháy của nhiên liệu, khó khống chế nhiệt độ, tốn nhiều công lao động để đảo quả.
Đây là công nghệ sấy trực tiếp, thông gió tự nhiên do đối lưu. Nhiên liệu để cấp nhiệt là than đá, than tổ ong hoặc củi. Công nghệ được dùng ở hầu hết các tỉnh có trồng nhiều vải, nhãn như Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh hay Bình Long, Bình Phước... Sản phẩm chủ yếu là vải quả khô hoặc nhãn quả khô, cung cấp cho thị trường trong nước (chủ yếu các tỉnh phía Nam) và thị trường Trung Quốc.
     1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Quả đưa vào sấy phải thu hoạch đúng độ chín, không xanh quá cũng không chín quá. Thời gian từ khi thu hái đ i sau khi thu hái được lựa chọn, loại bỏ những quả bầm, giập, quả sâu, thối. Sau khi ến khi đưa vào sấy càng ngắn, càng tốt. Vải hoặc nhãn tươ lựa chọn, bó quả thành từng chùm, nhúng vào dung dịch phèn chua nồng độ 0,5%trong thời gian 1,0 phút rồi đem ra hong cho quả khô hẳn mới đem vào sấy. Việc xử lý quả trước khi sấy này nhằm giảm hoạt tính của enzym polyphenoloxydaza, đảm bảo cho quả khi sấy có màu sáng đẹp, đồng thời giảm được sự phá hoại của các loại vi sinh vật trong quá trình bảo quản sau này.
     2. Chuẩn bị lò trước khi sấy:
Trước khi sấy, lò được đốt trước một thời gian để đảm bảo không còn khói bụi bay lên bám vào quả, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
     3. Quá trình sấy:
Khi nhiệt độ trên dàn sấy đạt 50-60oC, tiến hành xếp lên trên đó một lượt quả. Các túm quả được xếp sít nhau để tận dụng mặt bằng sấy. Nếu sấy quả rời, chiều cao lớp quả khoảng 10-15cm. Phủ lên trên lớp quả một lớp bao tải để giữ nhiệt. Nhiệt độ bên trong lớp quả khi sấy duy trì ở 65-70oC. Tuy nhiên, nhiệt độ này có thể dao động đôi chút tùy theo kinh nghiệm của các chủ lò sấy và quá trình đảo trộn. Nếu nhiệt độ sấy thấp hơn, thời gian sấy sẽ kéo dài hơn. Trong quá trình sấy, cứ 1-2 giờ phải đảo quả một lần. Khi sấy túm quả, người ta xếp đảo chiều các túm quả trong quá trình đảo quả. Nếu sấy quả rời phải đảo quả từ phía trong ra phía ngoài, từ dưới lên trên để mọi phía của quả khô đều. Có thể sử dụng SO2 để xông quả trong quá trình sấy, nhằm tạo độ sáng cho sản phẩm và tăng khả năng bảo quản quả khô. Để xông SO2, người ta thường đốt lưu huỳnh bên dưới nền bếp khi quá trình sấy tiến hành được khoảng 24-48 giờ. Lượng lưu huỳnh sử dụng là 0,1kg cho mỗi tấn quả tươi. Mỗi mét vuông diện tích lò sấy đặt 1-2 điểm đốt lưu huỳnh để quá trình xông SO2được đồng đều. Khi quả đã rời khỏi cuống, tiếp tục sấy cho đến khi vỏ quả chuyển màu hạt dẻ, vỏ khô, lấy tay bóp thấy rỗng bên trong, bóc vỏ thấy cùi có màu cánh gián, dẻo, dai không ướt là có thể cho ra lò, để nguội rồi đóng bao bảo quản (độ ẩm của sản phẩm sấy khoảng 15-18%).
     - Những điểm cần chú ý trong quá trình sấy:
     + Phải duy trì nhiệt độ vừa phải trong suốt quá trình sấy. Khi nhiệt độ cao quá 70oC, cùi quả sẽ bị sôi, vữa, vỏ quả bị cháy, sản phẩm không tiêu thụ được. Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng hoặc mở cửa bếp lò một cách hợp lý.
     + Thường xuyên đảo quả: Đảo quả không kịp thời và thường xuyên dẫn tới vải, nhãn bị "om" trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ có màu sắc xấu, cùi dễ bị vữa, quả khô không đều, khó bảo quản và tiêu thụ.
     4. Bảo quản sản phẩm:
Có nhiều cách để bảo quản quả sấy khô. Có thể đựng sản phẩm vào các thùng tôn, thùng kẽm, chum, vại hoặc bao tải đay để bảo quản. Nếu dùng bao bằng sợi tổng hợp phải sử dụng thêm một bao nilon bên ngoài để ngăn không cho quả khô hút ẩm trở lại. Kê các bao quả thành chồng cách mặt đất 40-50cm, cách tường nhà 20-30cm để bảo quản.
     Khi bảo quản với khối lượng lớn, dài ngày nên sử dụng cách bảo quản sau: dùng vôi sống đập nhỏ rải đều trên mặt nong hoặc nia. Rải tiếp một lượt lá chuối khô lên trên. Chiều cao của hai lớp này không vượt quá chiều cao của cạp nong hoặc nia. Đặt tiếp một lượt nong (hoặc nia) khác lên trên. Chú ý đặt cho 2 lớp nong (hoặc nia) này khít nhau. Kê nong lên cao cách mặt đất 0,5m, phía dưới là 3 lớp nilon, sau đó quây cót, rải thêm một lớp lá chuối khô dài 0,3-0,35m trên mặt nong (hoặc nia) rồi đổ quả khô vào. Vừa đổ quả khô vừa dùng lá chuối khô lót xung quanh cót một lớp dày 0,3-0,35m, chính giữa nong nhồi một lớp lá chuối khô có đường kính 10-15cm. Khi đầy cót phủ lên trên một lớp lá chuối khô dày 0,3-0,5m nữa rồi dùng nilon phủ lên trên cùng. Kéo 3 lớp nilon bên dưới lên cùng với lớp nilon bên trên để quây kín cót và buộc lại.
     Theo phương pháp sấy trực tiếp này thời gian sấy khô quả khoảng 48 giờ, chi phí nhiên liệu khoảng 1,0 tấn than đá cho 1 tấn quả khô. Với vải cần 3,5-4kg quả tươi/1kg quả khô. Gần đây thị trường có nhu cầu tiêu thụ loại vải sấy khô bán thành phẩm do vậy các chủ lò sấy thường chỉ sấy khoảng 24 giờ rồi cho quả ra lò để nguội và đưa đi tiêu thụ. Loại hình sấy này chỉ tiêu tốn 2,5kg quả tươi cho 1,0kg sản phẩm, nhưng sản phẩm không thể bảo quản lâu dài được mà phải được tiêu thụ ngay.

Món ngon, bài thuốc từ quả vải

GDVN) - Y học cổ truyền cho rằng, quả vải bổ tỳ ích can, sinh tân chỉ khát, ích tâm dưỡng huyết,...

Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo.

Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình.

Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên;...

Tác dụng của quả vải

1. Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não

Trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng. Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ… thấy rõ.

2. Tăng cường chức năng miễn dịch 

Cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.

3. Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống

Vải được nhiều người biết đến tác dụng bồi bổ ra, còn có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu…

4. Chỉ ách nghịch, chỉ phúc tả (giảm trào ngược, cầm tiêu chảy)

Vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.

5. Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư

Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.

6. Giúp máu tuần hoàn

Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.

Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Các đơn thuốc trị bệnh từ quả vải

1. Chữa nấc

Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

2. Chữa đau răng

Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

3.  Chữa tinh hoàn sưng đau

Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.

4. Chữa đau bụng

Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.

5. Giảm đau

Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6 gam dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8 gam với rượu.

Các món ăn bài thuốc từ vải

1. Chè vải - táo đen

Vải tươi 100g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, trước tiên cho táo vào nồi, sau khi dùng nước nấu ra, cho vào vải; đường trắng, chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tỳ dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt). Thích hợp dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, sắc mặt vàng bủng, mất ngủ hay quên. Cũng có thể thường dùng cho phụ nữ sản hậu thiếu máu, người bị thiếu máu.

Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn.

2. Cháo vải - hạt sen

Vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim) 5 quả, gạo 60g. Trước tiên vải khô lột bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy. Đối với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi thận suy tiêu chảy giấc sáng, thường dùng có hiệu quả.

3. Canh vải - phổ tai

Vải khô 7 quả, phổ tai (hải đới) 30g, rượu gạo một ít. Vải khô lột bỏ vỏ ngoài, phổ tai sau khi ngâm nở rửa sạch, cắt lát; cho nước vào nồi, thêm vào vải khô; phổ tai lát, sau khi nấu sôi chuyển qua lửa nhỏ hầm phổ tai đến mềm, thêm vào một ít rượu gạo, nấu sôi thì dùng. Món canh công hiệu nhuyễn kiên tán kết (làm mềm, hóa giải sự kết tụ).

4. Sirop vải

Vải 1 kg, mật ong lượng vừa. Cơm vải tươi ép ra dạng tương, cho vào nồi, thêm vào mật ong trộn đều, sau khi nấu chín cho vào trong lọ, đậy kín để hơn 1 tháng, để dạng tương kết thành cao thơm, cho vào tủ lạnh để bảo quản. Món sirop này công hiệu ích khí dưỡng âm (bồi bổ âm dương), thông thần kiện não (sảng khoái). Thích hợp dùng trong các chứng bệnh như thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, miệng khát, khí suyễn (khó thở), ho, chán ăn, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, táo bón. Người bình thường dùng còn trợ giúp thông minh, làn da sáng đẹp, sống lâu. Vải mang tính ấm nhiều, không nên ăn nhiều trong một lúc.

Lưu ý:

- Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.

- Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.

7 loại củ quả rất tốt cho người làm việc thường xuyên với máy tính

(GDVN) - Hàng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với màn hình quá lâu dễ gặp các bệnh về mắt như khô mắt, cận thị, thậm chí nặng sẽ dẫn đến mù mắt. Chính vì vậy nhu cầu về vitamin A của những người tiếp xúc nhiều với máy tính sẽ cao hơn so với những người bình thường. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên bổ sung các loại thực phẩm, hoa quả giàu vitamin A như đu đủ, nho, gấc... để mắt được bảo vệ khi tiếp xúc với máy tính.
1. Đu đủ

Đu đủ là một thực phẩm nhiệt đới giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đu đủ lại có tác dụng chống khô mắt,  giảm nếp nhăn, chống lão hóa cho làn da rất phù hợp với những người làm việc liên tục trên máy tính.

Đu đủ có nhiều công dụng, rất tốt cho mỗi chúng ta.

Theo rất nhiều nghiên cứu, đu đủ có tác dụng tốt trong việc điều hòa tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được.

2. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều chất cao hơn ở cà chua.

Là một trong những loại quý nhất được các thầy  thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất tốt đối với những người làm việc nhiều trên máy vi tính.

Theo tính toán và thống kê của các chuyên gia nghiên cứu, những người ăn cà rốt sẽ khỏe mạnh hơn những ai ít ăn loại củ này trong thực đơn hàng ngày. Một củ cà rốt chứa nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B nên còn giúp sáng mắt, ngừa các tật về mắt, làm đẹp da, ngừa vết nám… Nó còn chứa nhiều chất carotene(cao hơn ở cà chua), sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.

Ngoài ra, Cà rốt còn được biết tới với khả năng giảm lượng cholesterol có hại trong máu, giúp cân bằng cholesterol có lợi, ngừa các bệnh về tim mạch. Viện nghiên cứu Ung thư tại Mỹ cho biết, cà rốt có khả năng phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh ung thư ruột, ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng.

3. Nho

Nho được nhiều người ưa chuộng nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nho giàu các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm các hệ quả xấu ở những người hay gặp stress.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sử dụng nho và các sản phẩm từ nho thường xuyên không những mang lại những hiệu quả tích cực lên cơ thể mà còn có thể giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh đường tim mạch, bệnh ung thư hoặc bệnh sâu răng. Lượng vitamin dồi dào trong thứ quả nhỏ bé này có tác dụng giảm cholesterol trong máu, cải thiện hoạt động của các mạch máu và của các tế bào sản sinh ra insuline ở tuyến tụy.

4. Gấc

Những tác dụng không ngờ từ quả gấc.

Tác dụng của trái gấc chẳng kém gì các loại mật gấu, nên các lương y thường gọi là “mật gấu treo”. Trái gấc có màu đỏ tươi, mọng, thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục.

Gấc có màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó, hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol… cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa nhiều vitamin E chống ôxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc…

Ngoài ra, gấc còn có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó, chống tai biến mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim mạch, người mắc bệnh tiểu đường….

5. Anh đào

Anh Đào giúp điều hào giấc ngủ, xóa tan stress, căng thẳng và suy nhược thần kinh.

Quả anh đào không chỉ ngon mà nó còn thực sự tốt cho sức khỏe của bạn.  Tác dụng tuyệt vời từ loại trái cây này đối với sức khỏe giúp ích trong cuộc sống.

Anh đào có công dụng hỗ trợ cơ thể sản xuất melatonin, một chất có tác dụng điều hòa giấc ngủ, xóa tan stress, căng thẳng và suy nhược thần kinh. Điểm nổi bật là loại trái cây này chứa lượng vitamin A vô cùng dồi dào. Vitamin A trong loại trái cây này đặc biệt rất hữu ích cho hệ miễn dịch, đôi mắt và làn da…

Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều vitamin C, E và các khoáng chất như magne, sắt, kali nên có thể là loại quả ăn hàng ngày rất tốt.

6. Măng cụt

Giúp ngăn ngừa ung thư, tinh thần hưng phấn , giảm cholesterol, hạ huyết áp…

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại quả, nó có tính mát, vị ngọt, mọng nước, thành phần dinh dưỡng của măng cụt có chứa ít calo, chất đạm, nhiều chất xơ, canxi, sắt, phot pho... Thói quen của chúng ta là thường ăn lớp ruột màu trắng, nhưng trong vỏ màu sậm lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tinh thần hung phấn , giảm cholesterol, hạ huyết áp…

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng có trong măng cụt giúp cho những người làm việc tiên tục trên máy tính có thể ngăn ngừa tình trạng nóng trong và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ, măng cụt còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cho giới văn phòng.

7. Táo


Táo có nhiều  thành phần dinh dưỡng rất phong phú


Táo được coi là thứ quả rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như tiêu hóa, tiểu đường, tim mạch, ung thư… Táo có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố và axit hoa quả. Trong trái táo có khoảng 30mg ketone, 15% là các chất hydrocarbon và chất keo; các loại vitamin A, C, E. Ngoài ra, lượng kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn trong các loại hoa quả khác, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, táo có chứa hoạt chất bảo vệ tim mạch giống trái nho. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đồng cho thấy, tiêu thụ nhiều hợp chất phenolic sẵn có trong táo và nho một thời gian dài sẽ giảm đáng kể sự tích tụ chất béo trên thành động mạch.

Tác dụng của trái táo còn có nhiều công dụng trong y học như: chống nhiễm khuẩn, giúp ngăn ngừa ung thư, nhuận mật, làm sạch động mạch, chống táo bón, giảm nguy cơ tiểu đường, hỗ trợ giảm thiểu về vấn đề hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch….

Những sản phẩm được tổng hợp từ thảo dược và các thành phần từ thiên nhiên rất an toàn cho sức khỏe.

9 bài thuốc trị bệnh từ cây nghệ đen

(GDVN) - Nhiều người cho rằng dùng nghệ đen tốt hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn về y học cổ truyền thì nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng rất khác nhau.

Các nghiên cứu cho thấy nghệ đen tăng cường sự bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn. Nó được dùng để chế rượu bổ trường sinh gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đảm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.

Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Trong dân gian tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm.

Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm. Củ nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu. Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen tăng cường sự bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn.

Công dụng của nghệ đen

- Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.

- Trong Tây y, chúng được sử dụng trong các đơn thuốc bổ. Mỗi ngày, sử dụng một muỗng cà-phê bột nghệ đen hòa tan trong nước sẽ giúp ăn nhiều và ngon miệng hơn. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng đối với người không bị viêm loét dạ dày.

- Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da... Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên.

Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen

Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ loại nghệ này:

- Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.

Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

- Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều,...

- Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

- Bài 6: Trị đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc uống chung.

- Bài 7: Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.

- Bài 8: Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

- Bài 9: Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.

Chống chỉ định với bệnh viêm loét dạ dày

Thời gian gần đây, nhiều trang thông tin điện tử đăng tải các bài viết về công dụng thần kỳ, chữa được bách bệnh của nghệ đen, khiến nhiều người tiêu dùng cố tìm cho bằng được để thêm vào bữa ăn hàng ngày hay bào chế thuốc chữa bệnh.

Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày vì nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Do có tính chất phá huyết, nghệ đen hoàn toàn không có tác dụng làm lành vết thương mà ngược lại, chúng còn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vết thương lâu lành hơn.

Tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên ngoài bệnh nhân viêm loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và người đang bị rong kinh cũng không nên dùng. Theo những công năng, dược tính đã trình bày ở trên thì nghệ đen không thể dùng để thay cho nghệ vàng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng chúng để điều trị riêng hoặc dùng chúng với nghệ vàng để tăng cường tính năng cho nhau. Vì vậy, các chuyên gia Đông y khuyên người dân nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi sử dụng.

16 bài thuốc trị bệnh mất ngủ từ thiên nhiên

(GDVN) - Một số thực phẩm có thể dùng làm thuốc chữa mất ngủ mà không độc, chẳng hạn hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu...

Nhóm nguyên nhân gây mất ngủ

- Nhóm mất ngủ do sinh hoạt gồm dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê...), ăn nhiều nặng bụng, rối loạn lịch thức ngủ, căng thẳng lo âu, phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

- Nhóm mất ngủ do nguyên nhân thực thể gồm: dùng thuốc (thuốc chứa cafein, corticoide, thuốc lợi tiểu), có bệnh (đau đầu do viêm xoang hay tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng hay zona...), loạn tâm thần, trầm cảm.

Về nguyên tắc điều trị, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ. Dùng thuốc ngủ kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Mất ngủ do sinh hoạt gồm dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê...), ăn nhiều nặng bụng,...

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mất ngủ

1. Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống

2. Phục thần 8g. táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.

3. Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.

4. Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

5. Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

6. Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

7. Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

8. Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.

9. Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

10: Mắc cỡ (trinh nữ), tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc Đông y trị bệnh mất ngủ.

11: Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.

12. Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.

Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

13. Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Lấy củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.

14. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...

Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.

15. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.

16. Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.

Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống.

Ðể có giấc ngủ tốt

- Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

- Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

Bài thuốc trị bệnh mất ngủ.

- Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

- Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

- Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

- Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

- Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

- Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

- Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

- Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

- Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

- Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

- Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

- Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

- Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Lưu ý: Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Bài thuốc đơn giản tự chế “vĩnh biệt” bệnh viêm xoang không tốn một xu

Hễ bệnh viêm xoang càng nặng thì khi xông mũi bằng bài thuốc này sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Bài thuốc quý của đại ngàn
Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Cây giao ->
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

10 thực phẩm giúp đánh bại cơn đau

Khoa học đã phát hiện ra những loại thực phẩm có tác dụng giảm đau như thuốc hoặc thậm chí tốt hơn thuốc. 

Có đến một phần ba nhân loại bị đau kinh niên. Các thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ và có thể gây nghiện. Hơn nữa, các nguyên nhân gây đau rất đa dạng, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.
Giải pháp an toàn nằm ngay trong nhà bếp của bạn. Một số thực phẩm có tác dụng giảm đau, kháng viêm và thậm chí chữa khỏi bệnh.
Một loại thuốc có tác dụng gì thì cũng có một loại thực vật có tác dụng tương đương. Tuy nhiên, để gặt hái được kết quả đó, bạn cần phải loại bỏ những thực phẩm gây hại như thức ăn nhanh, thức ăn chế biến quá kỹ. Ăn thực phẩm tốt và kiêng các món có hại là hai việc cần được thực hiện cùng lúc.

Toa thuốc: Quả anh đào (Cherry)
Công dụng: Trị đau cơ và viêm khớp
Liều dùng: 45 quả một ngày
Trong quả anh đào có hợp chất gọi là anthocyanin, một chất chống oxy hóa giúp chống viêm và ngăn chặn những enzym gây đau - tác dụng giống như aspirin, naproxen và những chất chống viêm không steroid khác. Một nghiên cứu từ tạp chí Dinh Dưỡng, Mỹ, cho biết, những người ăn một bát anh đào mỗi sáng giảm được 25% các chất gây viêm. Những vận động viên môn điền kinh uống nước ép anh đào 2 lần/ngày cũng ít bị đau cơ hơn.
 
Toa thuốc: Gừng
Công dụng: Trị đau nửa đầu, đau cơ và viêm khớp
Liều dùng: 1/4 thìa mỗi ngày
Đây là vị thuốc chữa đau bụng, buồn nôn và say tàu xe. Các chất trong gừng giúp chống đầy hơi và chặn lại các tín hiệu thần kinh gây nôn. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng như aspirin và chống viêm nên có thể làm giảm đau nửa đầu, cơ và khớp.
Có rất nhiều cách sử dụng gừng: thêm vào món ăn nóng, sinh tố hoặc nước ép. Để làm trà gừng, bạn cho những lát gừng vào trà đang sôi, để trong 15 phút. Bạn cũng có thể thêm vào nước chanh cùng với mật ong.
 
Toa thuốc: Nước ép nam việt quất (cranberry)
Công dụng: trị loét dạ dày tá tràng
Liều dùng: 1 ly mỗi ngày
Tác nhân gây loét dạ dày tá tràng là vi khuẩn H. Pylori. Vi khuẩn này tấn công niêm mạc dạ dày và ruột nên thường bạn phải dùng kháng sinh để trị chúng. Nước ép nam việt quất cũng có tác dụng như vậy. Những người uống một ly nam việt quất mỗi ngày giảm 20% H. Pylori mà không cần thuốc. Tuy nhiên, để có tác dụng tốt nhất, bạn không nên dùng với đường.
 
Toa thuốc: Cá hồi
Công dụng: Trị đau lưng, cổ, khớp
Liều dùng: 3 phần mỗi tuần
Ăn những loại cá ít thủy ngân và giàu omega-3 có thể giảm đau. Ở một người khỏe mạnh, những mạch máu mang các chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm cột sống. Nếu mạch máu yếu, các đĩa đệm sẽ thiếu chất và bị thoái hóa.
Các loại omega-3 giúp tăng cường hoạt động tim mạch, bảo vệ mạch máu và các dây thần kinh. Để đảm bảo đủ omega-3, bạn nên dùng thêm viên bổ sung. Nghiên cứu trên tạp chí Ngoại Thần Kinh chứng minh rằng, dùng 1.200mg EPA và DHA mỗi ngày giúp giảm đau lưng và cổ. Ngoài ra, dầu cá, dù một lượng rất nhỏ, cũng có lợi cho tim mạch và tinh thần. Khoa học đã chứng minh tinh thần buồn chán sẽ làm tăng cảm giác đau.
 
Toa thuốc: nghệ
Công dụng: Trị đau khớp, viêm đại tràng
Liều dùng: 1 thìa súp mỗi ngày
Loại gia vị này đã được dùng từ rất lâu ở Ấn Độ để giảm đau và giúp dễ tiêu hóa. Trong nghệ có chất curcumin có tác dụng chống viêm, bảo vệ mô, khớp xương và tế bào thần kinh.
Nếu không thích cà ri, bạn có thể dùng bột nghệ trong món salad, canh, xúp, hoặc dùng viên nén, nhưng bạn cần xem thành phần, viên nghệ phải chứa 95% curcumin. Bạn nên dùng kèm với hạt tiêu vì chất piperine trong tiêu sẽ tăng tác dụng của curcumin trong nghệ.

Toa thuốc: Sữa chua
Công dụng: Trị hội chứng IBS (kích thích ruột)
Liều dùng: 1 hoặc 2 hũ 220g mỗi ngày
20% dân số Mỹ bị hội chứng này. IBS có thể giảm bớt nhờ... vi khuẩn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp giảm đau và viêm. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo có nguồn lợi khuẩn dồi dào đó.
 
Toa thuốc: Cà phê
Công dụng: Trị nhức đầu
Liều dùng: 2 tách mỗi ngày
Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo mà còn giảm đau nhờ tác dụng làm dịu các mạch máu bị sưng gây đau. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê sẽ gây tác dụng ngược. Khi bạn nghiện cà phê, nếu thiếu hoặc ngưng uống, bạn sẽ bị nhức đầu.
 
Toa thuốc: Bạc hà
Công dụng: Trị hội chứng IBS (kích thích ruột) và đau đầu
Liều dùng: 1 ly trà bạc hà mỗi ngày
Ngoài tác dụng giúp hơi thở thơm tho, bạc hà còn giảm đau cơ. Thoa dầu bạc hà giúp giảm đau bụng và hít dầu bạc hà giúp giảm nhức đầu.
Bạc hà được mệnh danh là aspirin từ thiên nhiên nên các bác sĩ khuyên uống trà bạc hà để giảm đau các loại. Nhỏ thêm vài giọt chanh vì chanh giúp bạc hà giải phóng những chất giảm đau nhiều hơn.
 
Toa thuốc: Đậu nành
Công dụng: Trị viêm khớp
Liều dùng: 1/4 ly mỗi ngày
Viêm xương khớp rất khó chữa, nhưng đậu nành có thể giúp phần nào.
Nghiên cứu từ đại học Oklahoma, Mỹ, báo cáo rằng những người dùng 1/4 ly đậu nành mỗi ngày sau 3 tháng  cho kết quả đã giảm đau. Trong khi đó, những người dùng các loại sữa khác không thấy thuyên giảm. Tuy nhiên, cần lưu ý là đậu nành nguyên chất, đậu hũ hoặc các loại lên men tự nhiên mới có tác dụng này, chứ không phải những thực phẩm chế biến có chiết xuất đậu nành. Bạn có thể làm nhiều món ăn từ đậu hũ, rất dễ dàng.
 
Toa thuốc: Ớt
Công dụng: Trị viêm khớp
Liều dùng: Nửa thìa cà phê mỗi ngày
Trong ớt có chất capsaicin, có tác dụng kích thích các dây thần kinh và khử chất gây tín hiệu đau. Ớt càng cay càng chứa nhiều capsaicin. Bạn có thể dùng ớt tươi, ớt bột hoặc tương ớt trong bữa ăn.

Thủ thuật xử trí khi trẻ hóc dị vật

Trẻ hóc dị vật là cơn ác mộng của tất cả các ông bố bà mẹ, nhưng nếu biết cách xử trí sẽ giảm bớt lo lắng và giúp con thoát khỏi tai nạn này.


Thủ thuật Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Vì thế Heimlich có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo... còn những vật khác không choán hết đường thở hoặc có hình dáng góc cạnh thì phải nhờ chuyên khoa tai mũi họng dị vật ra.
Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần. Các bước thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra xem bé còn thở không
- Nếu bé trở nên tím tái, nhanh chóng kiểm tra ngực bé xem chuyển động lên xuống và lắng nghe nhịp thở.
- Nếu bạn nghĩ bé hóc thứ gì đó, cố gắng loại bỏ dị vật với ngón tay làm thành một cái móc. Chỉ làm điều này nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật trong họng con. Nếu không nhìn thấy, tuyệt đối không cho tay vào vì khi đó bạn có thể đẩy vật cản vào sâu trong cổ họng.
- Bạn cũng có thể dùng tay kiểm tra mạch đập của bé.
- Nếu trẻ bất tỉnh, loại bỏ bất cứ thứ gì có thể thấy ở miệng bé và bắt đầu thực hiện thủ thuật cấp cứu cho đến khi xe cứu thương đến.
Bước 2: Gọi xe cấp cứu
Tốt nhất là nhờ người khác làm việc này, trong khi bạn bắt đầu làm sạch các vật gây nghẹt cho bé.
Bước 3: Vỗ lưng
- Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân  bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi bạn.
- Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ).
- Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.
Bước 4: Ấn ngực
- Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.
- Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.
Bước 5: Kiểm tra lại miệng bé và loại bỏ dị vật
Xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới.