Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin

Có một số dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất mà chúng ta cần quan tâm để bổ sung.

Đừng quên bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể khỏe mạnh - Ảnh: Shutterstock
Đừng quên bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể khỏe mạnh - Ảnh: Shutterstock
Nổi mụn trắng hoặc mụn đỏ trên má, cánh tay, đùi và mông là dấu hiệu cảnh báo thiếu các a xít béo thiết yếu, vitamin A và vitamin D. Bạn cần tăng cường tắm nắng, ăn cá mòi, cá hồi, cá ngừ, trứng và các loại rau lá xanh. Bổ sung chất béo lành mạnh trong các chế phẩm từ sữa.
Thêm quả óc chó, hạt hạnh nhân, hạt lanh vào chế độ ăn uống. Để bổ sung vitamin A, bạn cần ăn nhiều rau lá xanh, đu đủ, cà rốt, khoai lang, ớt trái...
Ngứa ran, đau nhói và tê ở bàn tay, bàn chân hoặc bất cứ đâu trên cơ thể: bạn có lẽ đang thiếu vitamin B như folate (B9), B6, và B12. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ngoại vi và chúng biểu hiện hết ở da. Ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể hay lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, thiếu máu và mất cân bằng hormone. Có thể bổ sung nhóm vitamin B chủ yếu từ thực phẩm. Nên chọn ăn gạo lứt, kê, mầm lúa mì, các loại hạt. Ăn trứng, thịt gà, thịt cừu, cá hồi, chuối, bông cải xanh, đậu đỏ, măng tây, súp lơ, bắp cải và các loại rau xanh cũng giúp bạn vượt qua các triệu chứng kể trên.
Lở loét miệng là dấu hiệu thiếu chất sắt, kẽm và các vitamin B như niacin (B3), riboflavin (B2) và B12. Cần tăng cường ăn thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, thịt gà, cà chua, đậu phộng, đậu lăng. Bạn cũng cần bổ sung vitamin C vì nó giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt, từ đó giúp chống các bệnh truyền nhiễm. Kết hợp các loại thực phẩm trên với bông cải xanh, súp lơ. Bạn cũng cần ăn thêm sữa chua mỗi ngày.
Co rút, đau nhói ở ngón chân, bắp chân, bàn chân... bạn cần nhanh chóng bổ sung magiê, can xi và kali. Đau chân xảy ra thường xuyên là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu trầm trọng những dưỡng chất trên. Và nếu bạn đang tập thể dục cật lực, bạn có thể mất nhiều khoáng chất do đổ nhiều mồ hôi. Để bổ sung kali, tăng cường ăn cam, chuối, các loại đậu, uống nước dừa. Để bổ sung magiê, chọn loại rau xanh đậm, các loại hạt và hạt đậu nành. Hạnh nhân, quả vải, cà rốt, nho khô, gạo lứt, hạt điều là nguồn giàu can xi.
Da mặt sần đỏ như có vảy và rụng tóc nhiều? Như vậy, bạn đang thiếu biotin (B7). Cơ thể trữ các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) song lại không trữ hầu hết các loại vitamin B, vốn hòa tan trong nước. Ngoài ra, ăn trứng sống khiến bạn dễ bị tổn thương, do một loại protein trong trứng sống được gọi là avidin gây ức chế khả năng hấp thụ biotin của cơ thể. Nên ăn trứng chín (nấu chín trứng làm vô hiệu hóa avidin), cá hồi, bơ, nấm, súp lơ, đậu nành, các loại hạt và chuối.

Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường

(TNO) Ổn định lượng đường trong máu phụ thuộc vào các loại thực phẩm mà bạn ăn, vì vậy với người bị tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng, theo Msn.

Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường - ảnh 1Ăn nhiều thịt bò có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 - Ảnh: Shutterstock
Để có thể sống chung với bệnh tiểu đường, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm sau: 
Đồ nướng
Đồ nướng thường chứa chất béo trans, đã được chứng minh làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnh tiểu đường thường nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Thịt bò
Thịt bò đã qua chế biến, xúc xích, thịt xông khói chứa hàm lượng natri cao. Một số nghiên cứu phát hiện ăn nhóm thực phẩm này có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Đồ uống có đường
Các loại đồ uống như nước ngọt, đồ uống năng lượng có hàm carbohydrate nhiều nên nhanh chóng thẩm thấu vào mạch máu, từ đó làm tăng mức đường huyết. Ngoài ra, nước giải khát và đồ uống năng lượng còn chứa lượng calo nhiều hơn là các dinh dưỡng, nên chắc chắn không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường - ảnh 2Ăn nhiều cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường - Ảnh: Shutterstock
Bánh mì và gạo trắng
Gạo trắng có rất ít chất xơ, và một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết ăn cơm trắng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Thay vì gạo trắng, gạo lứt là thay thế tuyệt vời, bởi nó chứa nhiều chất xơ và có thể giữ lượng đường trong máu ổn định.
Tăng cường các loại thực phẩm “tốt”
Ngũ cốc
Đây là nguồn chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol. Không chỉ vậy, ngũ cốc cũng chứa nhiều carbohydrate chịu trách nhiệm ổn định đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Đậu
Những người bị tiểu đường có gấp 2-4 lần nguy cơ bị bệnh tim và đậu đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch rất tốt. Các loại đậu cung cấp nguồn chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol. Ngoài ra, đậu cũng là một carbohydrate phức tạp, lại chứa nhiều chất xơ nên có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường - ảnh 3Đậu chứa nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu - Ảnh: Shutterstock
Cà phê
Bất chấp những tranh cãi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà phê làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2. Lý do, cà phê chứa polyphenol, một chất có đặc tính chống oxy hóa. Thêm nữa, cà phê cũng chứa magiê, và lượng magiê này được liên kết với tác dụng hạ thấp nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Sôcôla đen
Một trong số những lợi ích của sôcôla đen là bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, sôcôla còn chứa các flavanol giúp tăng độ nhạy với insulin. Điều này thật sự quan trọng đối với việc kiểm soát glucose trong máu.
Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường - ảnh 4sôcôla chứa các flavanol giúp tăng độ nhạy với insulin - Ảnh: Shutterstock
Các loại hạt
Hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, bí đỏ… có lợi ích kép cho cả bệnh tim và bệnh tiểu đường. Các loại hạt chứa hàm lượng carbohydrate thấp và chứa chất béo không bão hòa - một loại chất béo có lợi cho tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường có thói quen thường xuyên ăn các loại hạt có thể giúp duy trì đường huyết ổn định.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và không có chất béo, rất thích hợp cho những người tiểu đường. Ăn bột yến mạch làm chậm sự hấp thu carbohydrate, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, và do có nhiều chất xơ nên bột yến mạch cũng được chứng minh giúp giảm mức độ cholesterol.