Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

7 tín hiệu cho biết phụ nữ muốn "lên giường"

Phụ nữ thường ngại bày tỏ trực tiếp mong muốn “chuyện ấy” với đối phương, nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ nắm bắt được những tín hiệu của nàng.
Cô ấy chạm vào bạn
 
 Dù hai bạn đang trò chuyện thân mật tại một nhà hàng hay đang cuồng nhiệt tại một hộp đêm, cô ấy liên tục để tay của mình trên khắp cơ thể của bạn. Điều đó có nghĩa cô ấy cảm thấy thoải mái và không cần phải kiềm chế với bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng, nếu cô ấy chạm tay vào tất cả mọi người khi nói chuyện với họ, thì điều này có thể chỉ là thói quen của cô ấy chứ không phải là cô ấy muốn bạn đâu.
 
 Cô ấy ở lại với bạn
 
 Bạn đang ở câu lạc bộ và tất cả bạn bè của cô ấy đều có ở đó. Thay vì cùng bạn bè ra nhảy, cô ấy chọn cách ngồi lại với bạn và nói chuyện về những điều nhỏ nhặt của cả hai trong cuộc sống.
 
 Cô ấy nói về sex 
 
 Cho dù câu chuyện của hai bạn có nói về việc bạn trai cũ của nàng tệ như thế nào trên giường hay nàng đã không “yêu” trong thời gian dài, thì nàng cũng đã đề cập đến sex trong cuộc trò chuyện giữa hai người, tức là nàng đang suy nghĩ về nó.
 
Nàng khen bạn gợi cảm
 
 Nàng không nhắc đến cái áo mới của bạn, mà khen ngợi ngực của bạn đẹp. Cũng như vậy, cô ấy không đề cập đến chiếc quần mới mà lại hào hứng với việc nó hợp với vòng 3 của bạn. Khi nàng khen ngợi các bộ phận cơ thể của bạn thay vì là quần áo, có lẽ là bởi vì cô ấy muốn được chạm vào chúng.
 
nang-muon-sex
Nếu câu chuyện của nàng đề cập đến "chuyện ấy", chứng tỏ nàng đang suy nghĩ về nó đấy.
 
 Mời bạn ăn kẹo cao su
 
 Khi bạn đưa nàng về nhà sau buổi hẹn hò, nàng lấy một thanh kẹo cao su ra để ăn và hỏi bạn có muốn ăn không. Có thể sau đó cô ấy sẽ không mời bạn ở lại, nhưng rất có thể nàng đang mong đợi một đêm nóng bỏng trong tương lai rất gần.
 
 Nàng chia sẻ thức ăn của mình
 
 Nếu hai bạn đang đi ăn và cô ấy chia sẻ thức ăn của mình cho bạn, điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy cảm thấy rất thoải mái và sẽ không ngần ngại đồng ý “yêu” nếu bạn yêu cầu sau đó hoặc có thể nàng sẽ là người chủ động mời gọi.
 
 Quan sát môi của bạn 
 
 Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ thường nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện. Nếu cô ấy cứ nhìn chằm chằm vào môi bạn, rất có thể cô ấy đang khao khát một điều gì đó. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu 2 bạn đang ở một nơi rất ồn ào, có thể nàng nhìn vào môi của bạn chỉ để hiểu được những gì bạn nó

Bảo vệ gan bằng các liệu pháp đơn giản

(TNO) Bất kỳ rối loạn chức năng gan nào cũng có thể dẫn đến bệnh gan. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm đối với một số chức năng quan trọng trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ gặp trục trặc.


Củ nghệ có đặc tính khử trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa cực tốt, vì thế nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của gan - Ảnh: Shutterstock
Lý do, gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường, chất béo và sắt. Nó tạo ra mật giúp tiêu hóa chất béo. Nó cũng tham gia vào việc sản xuất protein và liên quan đến các yếu tố đông máu.
Các triệu chứng của bệnh gan bao gồm mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, buồn nôn, nôn, vàng da. Theo Myhealthtips, 75% các mô gan bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Một số liệu pháp sau có thể giúp phục hồi gan hư tổn.
Cây cúc gai
Milk Thistle hay còn gọi là cây cúc gai có nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Khi lá cây và thân cây vỡ ra sẽ tiết ra một loại nhựa sữa gọi là Milk Thistle. Thảo mộc này có 1 hợp chất rất quý là silymarin chuyên dùng để chữa bệnh liên quan đến gan. Có bằng chứng cho thấy phương thuốc này có lợi cho bệnh nhân viêm gan siêu vi, xơ gan, viêm gan do rượu, nhiễm độc do hóa chất…
Giấm táo
Đây là phương thuốc giúp giải độc gan hiệu quả. Nếu uống trước bữa ăn, giấm táo sẽ giúp quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra dễ dàng hơn. Có thể trộn một muỗng canh giấm táo trong một cốc nước để uống hoặc thêm vào mật ong. Uống hỗn hợp này ba lần một ngày có tác dụng làm sạch gan.
Bồ công anh
Bột bồ công anh phát huy công dụng trong việc thúc đẩy chức năng gan khỏe mạnh. Cũng có thể đun sôi một ít rễ bồ công anh rồi lọc lấy nước uống hằng ngày để giải độc cho gan.
Cam thảo
Thảo dược này là phương thuốc tuyệt vời cho người bị gan nhiễm mỡ. Dùng bột rễ cam thảo pha trà uống một hoặc hai lần trong ngày để thanh lọc những chất độc trong gan.
Nghệ
Củ nghệ có đặc tính khử trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa cực tốt, vì thế nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của gan. Tác dụng kháng vi rút của nghệ ngăn chặn sự xâm nhập và bùng phát của các vi rút gây viêm gan B và C. Dùng nghệ như một gia vị trong chế biến món ăn hoặc pha ½ muỗng canh bột nghệ với sữa hoặc mật ong và uống mỗi ngày rất tốt cho gan. 
Hạt lanh
Gan loại bỏ các kích thích tố lưu hành trong máu. Các kích thích tố này chính là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cho gan. Các phytoconstituent trong hạt lanh ngăn cản các kích thích tố này tuần hoàn trong máu và làm giảm căng thẳng cho gan.
Đu đủ
Loại trái cây này đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân xơ gan. Theo các nhà khoa học, đây là một trong những phương thuốc tự nhiên an toàn nhất cho bệnh gan. Ăn đu đủ trong vòng 3-4 tuần có thể giúp chữa lành các tổn thương của gan.

Ăn đu đủ trong vòng 3-4 tuần có thể giúp chữa lành các tổn thương của gan - Ảnh: Shutterstock
Tránh rượu
Nếu muốn giữ gan khỏe mạnh, cần tránh xa rượu. Rượu chính là tác nhân gây hại cho gan.
Bơ và quả óc chó
Nếu muốn bảo vệ gan, cần bổ sung bơ và quả óc chó vào chế độ ăn uống. Glutathione trong quả bơ và quả óc chó có tác dụng làm sạch các độc tố lắng đọng trong gan.
Táo và rau xanh
Các loại rau lá xanh kích thích dòng chảy của mật và pectin có trong táo loại bỏ độc tố nạp vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Nước giúp tống khứ các chất độc ra khỏi cơ thể. Uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày để giữ cho gan khỏe mạnh.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Tập thể dục còn được biết đến với tác dụng làm tăng khả năng tiết mồ hôi để giúp loại bỏ các độc tố qua da. Điều này làm giảm căng thẳng cho gan.
Trà xanh
Đây là biện pháp bảo vệ và duy trì sức khỏe của gan một cách tuyệt vời. Trà xanh chứa lượng lớn catechin có công dụng hỗ trợ chức năng gan.
Ngoài các biện pháp trên, muốn gan khỏe mạnh, cần tránh thuốc lá và hạn chế sử dụng quá mức các chất bổ sung sắt.

Những thời điểm mẹ “cấm” được thụ thai

Quan hệ tình dục để có con vào những thời điểm này có thể khiến em bé sinh ra không được lành lặn và khỏe mạnh.
Vợ chồng bạn đang mong ngóng có con, tuy nhiên đừng vì vì “vội quá mất khôn” bởi việc chọn thời điểm thụ thai là vô cùng quan trọng. Thời điểm thụ thai sẽ quyết định một phần đến sự hình thành và phát triển của thai nhi sau này. Những tuần đầu thai kỳ là thời điểm mà thai nhi hình thành các cơ quan chính trong cơ thể nên càng trở lên quan trọng hơn. Vì vậy muốn có một thai kỳ hoàn hảo, sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh thì các cặp đôi phải có chiến lược rõ ràng. Các chuyên gia khoa sản cũng khuyên chị em nên có thời gian chuẩn bị mang thai từ 3-6 tháng trước đó. Trong thời gian này mẹ cần tiêm phòng những vacxin cần thiết và bổ sung axit folic đầy đủ.
Ngoài ra, chị em cũng không nên thụ thai vào những thời điểm dưới đây – được cho là không tốt cho sự phát triển của bé:
Vừa dừng uống thuốc tránh thai
Tuy mẹ đã dừng uống thuốc tránh thai thì tác dụng của thuốc vẫn còn trong cơ thể từ 1-3 tháng sau đó. Thêm nữa, trong thời gian sử dụng thuốc, các hormone trong cơ thể cũng bị thay đổi và cũng cần một thời gian để hồi phục trở lại. Các chuyên gia khoa sản khuyên chị em nên kiêng việc mang thai từ 3-6 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc. Lúc này thuốc không còn tác dụng tránh thai với cơ thể mẹ tuy nhiên lại có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật.
Ngay sau khi uống thuốc hoặc tiêm kháng sinh
Có những loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng lâu dài trong cơ thể mẹ. Vì vậy nếu trước đó bạn bị ốm và phải điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian nên có bầu. Tốt hơn hết là cũng cần kiêng ít nhất 1-3 tháng.
Những thời điểm mẹ “cấm” được thụ thai
Thời điểm mang thai cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. (ảnh minh họa)
Sau khi tiêm vacxin
Các chuyên gia luôn khuyên mẹ nên có kế hoạch mang bầu trước từ 3-6 tháng. Trong thời gian này nhiều mẹ thường dành để tiêm vacxin như rubella, thủy đậu hay cúm… Mẹ cần nhớ sau khi tiêm những loại vacxin này thì cần kiêng có bầu từ 3-6 tháng để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau khi chụp X-quang
Lượng chiếu xạ sau khi chụp X-quang tuy không lớn nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến tế bào sinh dục bên trong cơ thể mẹ và có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen ở thai nhi.
Khi đi du lịch
Nhiều cặp đôi cho rằng khi đi du lịch sẽ có nhiều cảm xúc thăng hoa đặc biệt là trong thời gian đi trăng mật sau đám cưới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho rằng đây không phải là thời điểm lý tưởng để thụ thai. Trong khi đi du lịch, hai vợ chồng thường phải đi lại nhiều nên sẽ mất sức, tiêu hao năng lượng, hơn nữa còn thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, thiếu ngủ và chế độ ăn uống cũng mất cân bằng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng mà còn có tác động xấu đến tử cung khiến quá trình mang thai không được trọn vẹn như mong muốn. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi có quyết định thụ thai khi đi du lịch.
Khi đang căng thẳng
Bạn đang căng thẳng trong công việc, đang phải thức khuya dậy sớm với rất nhiều việc phải làm, hai vợ chồng đang bất đồng trong nhiều chuyện… khiến tâm lý bạn căng thẳng thậm chí là stress nặng, hãy đừng nghĩ đến chuyện thụ thai lúc này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress là nguyên nhân khiến mẹ khó đậu thai, thậm chí còn khiến mẹ bầu bị sảy thai nữa. Nếu muốn thụ thai, tốt hơn cả mẹ hãy tạo tâm lý thật thoải mái.
Sau sinh non hoặc sảy thai
Các chuyên gia khuyên chị em sau khi sảy thai hoặc sinh non ít nhất 6 tháng mới nên có lại. Các  cụ xưa thường nói “một lần sa bằng 3 lần đẻ” để nói lên mức độ nguy hiểm của sảy thai, sinh non. Sauk hi gặp rủi ro này, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và còn bị tổn thương tinh thần nên cần nhiều hơn thời gian để phục hồi trước khi bắt đầy với một thai kỳ mới.
Trong thời gian mắc bệnh
Nếu mẹ đang mắc bệnh tim, gan, thận, bệnh viêm nhiễm vùng kín, thiếu máu… thì cần chữa trị bệnh trước khi nghĩ đến việc có thai. Thụ thai khi đang có bệnh nặng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm cho cả sự phát triển của thai nhi nữa.