Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

6 gia vị & thảo mộc kỳ diệu chống ung thư

Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có tới 75.000 người chết vì ung thư, con số này cho thấy căn bệnh ung thư đã trở thành mối đe dọa cụ thể. Để bảo vệ gia đình và bản thân, hãy tham khảo một trong những phương cách phòng chống hiệu quả căn bệnh này bằng 6 loại gia vị và thảo mộc quen thuộc sau đây.

Gừng
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Minnesota của Viện Hormel, Mỹ thì hợp chất gingerol - chất làm nên vị nóng và hương thơm đặc trưng của gừng, có khả năng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư và làm giảm độ lớn của các khối u. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 40 chú chuột có bị tiêm nhiễm tế bào ung thư ruột của người, trong đó 12 chú chuột được được tiêm 5 milligram gingerol mỗi ngày thì các khối u trong ruột phát triển chậm và giữ kích thước ở mức khoảng một nửa khối u cho phép. Trong khi đó 28 chú chuột còn lại không được tiêm gingerol thì khối u lớn dần lên và chết sau 49 ngày từ lúc cơ thể chúng bị tiêm tế bào ung thư ruột ở người.
Các nghiên cứu khác còn cho thấy rằng chiết xuất từ gừng còn có triển vọng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Mỗi ngày sử dụng khoảng 90g dịch chiết từ gừng trong chế độ ăn hàng ngày có thể phòng chống lại các nguy cơ ung thư trong cơ thể.
Nghệ Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trong củ nghệ có một hoạt chất giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả là curcumin. Hoạt chất này có tác dụng làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh. Curcumin can thiệp vào hoạt động sao chép của một loại phân tử có chức năng là công cụ chính điều chỉnh phản xạ miễn dịch bên trong cơ thể vì vậy mà ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào ung thư vú và trực tràng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày sử dụng khoảng 100-200mg curcumin, có thể phòng chống và giảm thiểu nguy cơ ung thư. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân mẫn cảm curcumin có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, gây ra thiếu sắt. Không nên chế biến bột nghệ ở nhiệt độ cao hoặc hòa tan trong nước ấm vì như vậy có thể làm mất tác dụng của curcumin.
Hương thảo
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hương thảo có thể giúp ngăn ngừa ung thư và tổn thương da. Hai thành phần quan trọng trong hương thảo, axit caffeic và rosemarinic axit là hai chất chống oxy hóa và chống viêm cực mạnh, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Hơn nữa trong hương thảo cũng rất giàu carnosol, một chất có tác dụng ức chế sự hình thành các tế bào ung thư vú và kiểm soát hormone estrogen trong cơ thể.
Ba tách trà hương thảo mỗi ngày có thể giúp cơ thể giải độc, làm giảm các chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, các vấn đề tiêu hóa khác và đặc biệt là phòng ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Không nên uống quá nhiều trà hương thảo hoặc sử dụng lá của nó quá nhiều trong các món ăn vì nó liên quan đến các cơn co giật và giảm hiệu quả hấp thụ sắt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Cúc La Mã (cúc Chamomile)
Theo nghiên cứu từ Đại học bang Ohio ở Mỹ thì trong trà hoa cúc có chứa một chất hóa học gọi là apigenin, chất này có thể tiêu diệt một số các tế bào gây ung thư và đặc biệt là nó có thể chặn sự lây lan của tế bào ung thư vú và làm cho loại tế bào này nhạy cảm hơn với thuốc điều trị.
Chất apigenin trong hoa cúc La Mã khi vào cơ thể cũng hoạt động như một chất kháng viêm, chống nhiễm trùng và ngừa ung thư. Apigenin có khả năng điều chỉnh sự bất thường trong các RNA (axit ribonucleic, là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử) vốn liên quan đến 80% các trường hợp bị ung thư trong cơ thể.
Để có hiệu quả tốt nhất, nên chọn loại trà hoa cúc La Mã còn nguyên bông, loại này có thể đảm bảo được độ nguyên chất hơn so với loại túi lọc. Khi pha, nên tráng hoa qua nước ấm rồi mới cho vào bình sứ hãm. Ba ly trà hoa cúc La Mã mỗi ngày giúp bạn có sức đề kháng tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sắc đẹp.
 Tỏi
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh allicin, chất này có tác dụng chống lại các virus gây bệnh, trong khi đó tinh dầu từ tỏi lại giàu glucogen, allicin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng.
Tại Trung Quốc, qua công trình nghiên cứu bệnh ung thư thanh quản ở Thượng Hải, các nhà khoa học cho biết ăn tỏi thường xuyên thì tỷ lệ mắc phải ung thư dạ dày chỉ còn 0,03% trong khi tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người ít ăn tỏi là 0,4%. Các bác sĩ cũng xác nhận tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60% so với những người khác cùng khu vực nhưng không dùng tỏi.
Tiến sĩ Michael Wargovich ở Đại học South California phát hiện thêm rằng trong tỏi có một hợp chất gọi là diallyl disulfide có thể làm tiêu các khối u đi một nửa. Ngoài ra, hợp chất này cũng có thể ngăn chặn các chất gây ung thư xâm nhập đến tế bào tuyến vú.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên bổ sung thêm trong khẩu phần ăn khoảng 3-4 nhánh tỏi để phòng chống lại các nguy cơ ung thư cũng như tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.
Bạc hà
Theo Hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, cây bạc hà có chứa chiết xuất scutellaria barbata, một trong những chất ngoài khả năng chống cảm hiệu quả còn có công dụng đặc biệt là ngăn chặn ung thư gan, phổi, trực tràng và tuyến tiền liệt bằng cách vô hiệu hóa các huyết mạch cung cấp oxy và dưỡng chất cho khối u.
Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên những chú chuột bị khối u tuyến tiền liệt và kết quả cho thấy những chú chuột được tiêm 8 milligram scutellaria barbata mỗi ngày thì có thể sờ thấy khối u ở tuần thứ 19, trong khi đó những chuột được tiêm 16 milligram scutellaria barbata mỗi ngày thì tới tuần thứ 32, khối u mới bắt đầu xuất hiện.
Trưởng nhóm nghiên cứu Alan McGown, Đại học Salford, Anh, cho rằng, thế mạnh của chiết xuất bạc hà so với các liệu pháp truyền thống là nó chỉ tấn công những mạch máu nuôi tế bào ung thư mới còn các huyết mạch của mô lành thì hầu như không bị nguy hại.
Hiện nay, tính hiệu quả của chiết xuất lá bạc hà đã được khẳng định trên các tế bào ung thư phổi, vú và tuyến tiền liệt của người trong phòng thí nghiệm. Bổ sung ba tách trà bạc hà hoặc một tách nước ép nguyên chất từ lá bạc hà mỗi ngày để phòng ngừa và ngăn chặn ung thư.
Ngoài các loại thảo mộc và gia vị trên đây, một số loại gia vị và thảo mộc, rau, trái cây khác cũng có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả như:


Loại gia vị/thảo mộc/rau quả


Chất kháng lại tế bào ung thư


Tiềm năng chống ung thư


Hành tây, hẹ


Allicin, aliin, vescalin


Ung thư vòm họng, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt


Cà rốt, khoai lang, cam, cà chua,
đậu nành


Falcarinol, DHEA, carotenoid, lycopene, isoflavone


Ung thư vú, dạ dày, cổ tử cung


Măng tây, các loại nấm


Rutin, polysaccharide, betaglucan


Ung thư da, bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt


Củ cải, bông cải xanh, bông cải con, rau bina


Sulforaphane


Ung thư cổ tử cung, ung thư vú


Cherry, mâm xôi, nho


Carotene, antoxian, resveratrol


Ung thư vú, cổ tử cung


Nếp cẩm


Anthocyanin


Ung thư vú, cổ tử cung, kết tràng


Ngũ cốc và các loại hạt


Selen


Ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt


H.D (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét