Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Những loài hoa 'tử thần' ở Việt Nam

Cà độc dược cảnh, trúc đào là những loài hoa đẹp, được nhiều người sử dụng làm cây cảnh mà không biết rằng bên trong ẩn chứa chất độc có thể gây chết người.
http://commons.wikimedia.org/
Cà độc dược cảnh có tên khoa học Brugmansia suaveolens. Theo "Từ điển cây thuốc Việt Nam"của giáo sư Võ Văn Chi, đây là cây nhỡ khỏe, cành lá thường thòng xuống. Lá của loài mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa của loài mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, có màu trắng, dài 25-30 cm.
Cây có nguồn gốc ở Mexico và Peru và được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam. Một số địa phương gọi cây này là hoa loa kèn. Theo các chuyên gia, cây có độc tố gây ảo giác, mất trí nhớ hoặc mất tri giác tạm thời. Ảnh: commons.wikimedia.org
Cây lá ngón. Cây lá ngón Gelsemium elegans là loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m, khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Nó được tìm thấy trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200 mét đến 2.000 mét[1]. Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 712 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11-12[1][2]. Mặc dù có hoa đẹp, nhưng nó lại là loài mang đến nguy hiểm cho con người bất kỳ lúc nào nếu vô tình bẻ lá hoặc cành. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Ở Việt Nam và Trung Quốc, cây này được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất, một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn& sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.Các chuyên gia khuyên, khi có triệu chứng ngộ độc, mọi người cần giá nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt để giảm độc tính, sau đó cần chuyển tới bệnh viện Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Cây lá ngón Gelsemium elegans là loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m, khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Nó được tìm thấy trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200 mét đến 2.000 mét. 
Loài này ra hoa từ tháng 5 đến tháng 11-12. Hoa của loài đẹp, nhưng nó có thể mang đến nguy hiểm cho con người bất kỳ lúc nào nếu vô tình bẻ lá hoặc cành. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng như khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. 
Các chuyên gia khuyên, khi có triệu chứng ngộ độc, mọi người cần giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt để giảm độc tính, sau đó cần chuyển tới bệnh viện Ảnh: Vncreatures.
Trúc đào (danh pháp hai phần: Nerium oleander), là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á.[1] Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 26 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 521 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,55 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 523 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ. Độc tính[sửa | sửa mã nguồn] Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999). Các triệu chứng ngộ độc[sửa | sửa mã nguồn] Oleandrin, một trong những chất độc có trong trúc đào Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, và đặc biệt ở ngựa là đau bụng (Inchem 2005). Các triệu chứng đường tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, đôi khi với đặc trưng là đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường. Tim có thể đập thất thường và không có dấu hiệp của nhịp cụ thể. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh do tuần hoàn máu kém hay không ổn định (Goetz 1998). Các tác động do ngộ độc loài cây này cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm thờ thẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu, xẹp và thậm chí là hôn mê và có thể dẫn tới tử vong (Goetz 1998). Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da (Goetz 1998). Xử lý y tế[sửa | sửa mã nguồn] Một bụi cây trúc đào tại thành phố Long Xuyên Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào là rất nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ (hoặc đã biết) là ngộ độc trúc đào ở cả người lẫn động vật (Goetz 1998). Trong mọi trường hợp phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc. Than hoạt tính/than củi cũng có thể được chỉ định sử dụng để hỗ trợ sự hấp thu nhằm đưa ra ngoài các chất độc còn lại trong cơ thể (Inchem 2005). Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và các triệu chứng.
Trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander cao từ 2 đến 6 m. Hoa của loài mọc thành cụm ở đầu mỗi cành. Tùy từng giống chúng sẽ có màu màu trắng, vàng hay hồng. Mặc dù hoa đẹp và có hương thơm, nhưng lại là loài chứa nhiều hợp chất có thể gây tử vong cho con người.
Trong đó có độc tính oleandrin và neriin - chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Có nghiên cứu từng chỉ ra rằng, chỉ cần ăn từ 10 đến 20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần một chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.
Ăn phải cây trúc đào có thể gây ra các triệu trứng tiêu hóa như buồn nôn, tiết nhiều nước bọt, tiểu chảy. Các chuyên gia khuyên trong mọi trường hợp phải đưa bệnh nhân tới bệnh viên ngay lập tức, thực hiện kích thích gây nôn và rửa ruột. Ảnh: Wikipedia.
Ngót nghẻo, Ngắc nghẻo - Gloriosa superba L., thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae. Mô tả: Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhụy ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách. Cây ngót nghẻo. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Ngót nghẻo Gloriosa superba. Cây này mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m. Chúng thường mọc ở các đồng cát dựa biển và trên các đất trống, trảng nắng ở Nam Trung Bộ. Chúng cũng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để làm cảnh vì hoa đẹp.
Theo Vncreatures, dù là loài thực vật có hoa đẹp nhưng nó mang độc tính cao. Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine; trong đó độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin khi chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. 
Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. 
Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu bệnh nhân qua khỏi thì thường bị rụng tóc sau 1 - 2 tuần. Ảnh: Vncreatures.
Ảnh: azu1.facilisimo.com
Bông tai Asclepias. Loài cây thân thảo cao từ 60 đến 150 cm. Cụm hoa có dạng tán ở ngọn thân và có khoảng 6-12 hoa màu vàng ở giữa, nâu ở xung quanh; cánh hoa dính nhau ở phần góc và rũ xuống.
Ở Việt Nam, cây thường được trồng vì hoa có dạng như cái hoa tai, nhưng các chuyên gia cảnh báo cây có độc nên phải thận trọng khi trồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét